- 1Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 2Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2009/CT-UBND | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thời gian vừa qua, công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội (cũ) và tỉnh Hà Tây (trước đây) tuy đã thu được một số kết quả nhất định, song vẫn còn những tồn tại, bất cập như: nhiều Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; sự phối hợp giữa các Sở, Ngành trong công tác ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật còn lúng túng, chưa chủ động trong việc giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chưa thường xuyên tổ chức rà soát và thực hiện việc tự kiểm tra văn bản do mình ban hành; Sở Tư pháp, các phòng Tư pháp tuy đã tổ chức các đoàn kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn nhưng chưa được nhiều và thiếu thường xuyên, liên tục; công tác kiểm tra, rà soát chưa chú trọng về nội dung văn bản; cán bộ pháp chế ở các Sở, Ngành chậm được củng cố, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, nên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm … Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sau khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa nghiêm túc thực hiện quy định về thời hạn gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra văn bản theo quy định; việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật chưa được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quan tâm, nhiều đơn vị gửi báo cáo chậm hoặc không gửi nên khó khăn cho việc đánh giá đúng thực trạng công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố …
Các hạn chế, bất cập nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản trên địa bàn Thành phố.
Từ thực trạng nói trên, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị:
1. Thủ trưởng các Sở, Ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế và tổ chức pháp chế của cơ quan, đơn vị mình, Tổ chức pháp chế phải là đầu mối tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước chuyên ngành được giao; chủ động phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 và Nghị định 122/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ;
2. Giám đốc Sở Tư pháp chủ động làm tốt công tác tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố; có trách nhiệm:
2.1. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hàng năm để thống nhất triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra tại địa bàn quận, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương và việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
2.2. Khẩn trương kiện toàn đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ cộng tác viên, cán bộ pháp chế ngành và cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các quận, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn;
2.3. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, định kỳ hàng năm tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và tổng hợp chung vào hệ cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc kiểm tra văn bản;
2.4. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền;
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, Ngành thực hiện tốt nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tự kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành;
4. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thường xuyên tổ chức tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành, trong đó bao gồm cả những văn bản có nội dung quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật hoặc do cơ quan không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành; chỉ đạo phòng Tư pháp tăng cường tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại xã, phường, thị trấn; kịp thời xử lý những văn bản trái pháp luật do mình ban hành hoặc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ban hành;
5. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nghiêm túc thực hiện quy định về thời hạn gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra, chậm nhất là 3 (ba) ngày kể từ ngày ký ban hành; văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được gửi đến Sở Tư pháp và văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã phải được gửi đến phòng Tư pháp để kiểm tra theo quy định;
6. Giám đốc các Sở Nội vụ, Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đảm bảo đủ biên chế, bố trí kinh phí, phương tiện làm việc và các điều kiện khác cho công tác kiểm tra văn bản của cơ quan Tư pháp các cấp; từng bước tin học hóa, nối mạng diện rộng, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu để đảm bảo cho công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản được kịp thời, chính xác;
7. Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiêm túc thực hiện việc gửi báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định; đồng thời, chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo tình hình triển khai thực hiện về Sở Tư pháp để tổng hợp, xây dựng báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Chỉ thị số 04/2005/CT-UB ngày 11/02/2005 của UBND Thành phố Hà Nội (cũ), Chỉ thị số 32/2004/CT-UB ngày 04/8/2004 của UBND tỉnh Hà Tây về việc triển khai thực hiện Nghị định số 135/2003/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 04/2005/CT-UB thực hiện Nghị định 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 11/2004/CT-UB tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 2Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
- 3Chỉ thị 11/2004/CT-UB tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chỉ thị 01/2009/CT-UBND về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 01/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/01/2009
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Vũ Hồng Khanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực