Hệ thống pháp luật

Chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Ngày đăng: 24/08/2021 lúc 15:08:49

Gần đây các vụ án về tranh chấp thương mại ngày càng nhiều. Và giai đoạn thi hành án thường gặp nhiều khó khắn buộc cơ quan thi hành án phải sử dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
 

Chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Ngày 25 tháng 8 năm 2021, Thông tư 55/2021/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại chính thức có hiệu lực.

Theo Thông tư, những chi phí cưỡng chế thi hành án được quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như:

- Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;

- Chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;

- Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;

- Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;

- Chi phí chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế;

- Chi phí thực hiện biện pháp tư pháp;

- Chi phí thực tế khác (nếu có). sẽ được thực hiện dựa vào các căn cứ quy định tại Điều 4 trong Thông tư 55/2021/TT-BTC này, cụ thể:

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng;

- Biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên);

- Hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt. Cũng theo Thông tư 55/2021/TT-BTC, người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế được chi bồi dưỡng theo mức sau:

  • Người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế;
  • Người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.

Như vậy pháp nhân thương mại cần nắm biết các chi phí cưỡng chế thi hành án mà mình phải chịu khi thuộc đối tượng bị cưỡng chế thi hành án.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam