Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO |
|
Số: 28/2005/LPQT | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2005 |
Biên bản ký họp lần thứ 27 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có hiệu lực từ ngày 07 tháng 01 năm 2005./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Từ ngày 03 đến ngày 7 tháng 01 năm 2005, tại Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành kỳ họp lần thứ 27 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Đoàn Việt Nam do đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ Tướng thường trực Chính phủ, Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào, Trưởng đoàn.
Đoàn Lào do đồng chí Thoong-lun Xi-xu-lít, ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Phó Thủ Tướng Chính phủ, Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào - Việt Nam, Trưởng đoàn.
Danh sách thành viên của đoàn Việt Nam và đoàn Lào (sau đây gọi tắt là hai Bên) ghi trong Phụ lục kèm theo.
Hai Bên thông qua chương trình làm việc của kỳ họp, đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật 2004, trao đổi phương hướng nhiệm vụ hợp tác năm 2005; ký Biên bản Kỳ họp và Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào năm 2005.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NĂM 2004
Trong năm qua, hợp tác Việt Nam - Lào đã nhận được sự quan tâm thường xuyên của các Ban, ngành Trung ương, Quốc hội và Chính phủ hai Bên. Trên cơ sở Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 2004; Hiệp định khung 2001 - 2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 06 tháng 02 năm 2001 tại Hà Nội, hai Bên thống nhất ghi nhận:
Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 2004 đã có bước chuyển biến tích cực; Hợp tác đào tạo đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, năm 2004 đã tăng 69,69% so với thỏa thuận Hiệp định 2001 - 2005. Chất lượng đào tạo đã được quan tâm hơn. Số học sinh khá, giỏi năm 2004 tăng 53,63% so với 2003, chiếm 16,11% học sinh Lào học tại Việt Nam; Các thỏa thuận hợp tác về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông qua lại giữa hai nước, giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu và các quy định tính thuế, xuất xứ hàng hóa (C/O) từ mỗi nước, giảm phí sử dụng cảng Vũng Áng, giảm phí dịch vụ lao động và cấp thẻ theo thời hạn hợp đồng của người lao động Việt Nam tại Lào và cung cấp tín dụng bổ sung đường 18B . . . được hai Bên tích cực chủ động triển khai.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 30,9% so với năm 2003. Hoạt động xúc tiến đầu tư được sự quan tâm chỉ đạo của cả hai Bên đang được cải thiện. Hai Bên đã phối hợp tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại vào Lào tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư các dự án lớn như trồng cây cao su, cà phê, chế biến gỗ xuất khẩu và khai khoáng nhằm tận dụng thế mạnh của mỗi nước, có tác động trực tiếp tới phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước. Các cơ chế, chính sách được xem xét, điều chỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất. Hoạt động thanh toán được duy trì, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư giữa hai nước.
Việc quản lý và sử dụng vốn viện trợ được quan tâm phối hợp kiểm tra thường xuyên của hai Bên đã từng bước đi vào nề nếp và tập trung hơn. Các dự án được hoàn thành đưa vào sử dụng đã đánh dấu sự chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước được mở rộng không chỉ hỗ trợ giúp đỡ nhau một cách thiết thực bằng kinh nghiệm, khả năng sẵn có theo truyền thống trước đây, mà đã có sự chuyển hướng tích cực trong việc hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Hoạt động đầu tư, thương mại của các doanh nghiệp được sự quan tâm của các địa phương hai Bên, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được nhu cầu phát triển, khai thác được tiềm năng và thế mạnh sẵn có về đất đai và nguồn tài nguyên, nhân lực của các địa phương mỗi Bên.
Tuy nhiên, hai Bên còn những khó khăn, tồn tại:
Kết quả đào tạo chưa được như mong muốn; phối hợp quản lý hai Bên trong việc thực hiện các Quy chế và Nghị định thư hợp tác đào tạo đã ký kết chưa chặt chẽ, cha tạo được môi trường thúc đẩy học tập trong học sinh.
Hoạt động đầu tư còn chậm, chưa tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất và thương mại giữa hai Bên. Các hàng hóa nông sản sản xuất tại mỗi nước chưa có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ để thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương hai Bên. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đầu tư chưa đúng tầm để thực sự trở thành mối liên kết hấp dẫn trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và khu vực. Việc tổ chức thực hiện Thỏa thuận Viêng Chăn 2002 còn chưa đồng đều và có sự phối hợp thống nhất giữa hai Bên.
Mặc dù đã có sự điều chỉnh nhằm duy trì và phát huy sớm hiệu quả các dự án hợp tác, song một số dự án (Trạm bơm đầu nguồn hệ thống thủy lợi Đông-phu- xi, Nâng cao năng lực Trung tâm đo lường Quốc gia Lào...) triển khai còn chậm và chưa dứt điểm. Quản lý các chương trình dự án đầu tư sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào còn có những bất cập.
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HÓA, KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2005
Thực hiện tinh thần và nội dung cuộc gặp giữa hai Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào ngày 06 tháng 01 năm 2005; trên cơ sở Chiến lược hợp tác 10 năm, Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2001 - 2005;
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực, xuất phát từ tình hình thực tế của mỗi nước việc khẳng định tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác đặc biệt, đoàn kết hữu nghị gắn bó lâu đời Việt Nam - Lào là nhân tố quan trọng đảm bảo sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước.
Năm 2005 là năm hoàn thành các thỏa thuận đã được ký kết giữa hai nước giai đoạn 2001 - 2005, nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 2005 như sau:
1. Tiếp tục thúc đẩy hợp tác đầu tư làm cơ sở phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của hai nước trên tinh thần tôn trọng chủ quyền, nâng cao tính thần độc lập tự chủ nhằm khai thác thế mạnh của mỗi nước.
Trên từng lĩnh vực, hợp tác có lựa chọn với quy mô thích hợp mang tính đột phá vừa giải quyết thiết thực những nhu cầu trước mắt, tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế, vừa tiêu biểu cho hợp tác hai nước.
Coi trọng chất lượng và hiệu quả và tác động của hợp tác tới quan hệ hai nước. Quan tâm hợp tác khu vực biên giới, tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế và giữ vững an ninh biên giới của mỗi nước.
2. Tập trung sử dụng vốn viện trợ vào việc duy trì và nâng cao chất lượng hợp tác phát triển nguồn nhân lực bằng những hình thức thích hợp, mở rộng hình thức chuyên gia đào tạo tại chỗ trên một số lĩnh vực quản lý tài chính, kinh tế kế hoạch tại Lào;
Tiếp tục hoàn thành các nội dung đã thỏa thuận trong giai đoạn 2001 - 2005 giữa hai Bên.
Hợp tác có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ không dàn trải, hình thức. Tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa mà mỗi Bên có điều kiện, khả năng và có nhu cầu để thực sự tạo động lực phát triển cho mỗi Bên;
Củng cố lại các chương trình dự án đã hợp tác, tiếp tục hỗ trợ để duy trì hoạt động thường xuyên và hiệu quả các chương trình dự án đã được thực hiện trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
3. Trong các lĩnh vực hợp tác cụ thể:
3.1. Để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh Lào tại Việt Nam, hai Bên thỏa thuận:
- Triển khai cụ thể trong năm 2005 việc thi tuyển chọn lưu học sinh sang học tại Việt Nam theo phương thức phía Lào tổ chức thi tuyển và cử học sinh sang học tại Việt Nam, phía Việt Nam phối hợp và kiểm tra tiếng Việt sau khi học dự bị để vào học bậc học của Việt Nam. Từ năm 2005, học sinh Lào sẽ sang học đại học tại Việt Nam được học dự bị đại học tối đa hai năm (trong đó một năm học tiếng Việt và một năm dự bị đại học)
- Phối hợp quản lý và thực hiện chặt chẽ Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ, ký ngày 15 tháng 01 năm 2002. Hợp tác giáo dục Và đào tạo giữa các địa phương hai nước ở các bậc học được thống nhất quản lý tập trung giữa hai Bộ Giáo dục .
- Phía Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu, ban hành thống nhất giáo trình dạy tiếng Việt và bộ Từ điển Việt - Lào và Lào - Việt;
- Quan tâm hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo tiếng Việt tại Lào cũng như việc đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học tiếng Việt tại các trường dự bị tiếng Việt tại Việt Nam;
Giao hai Bộ Giáo dục nghiên cứu đề án giảng dạy cho Trường Trung học phổ thông nội trú bằng hai thứ tiếng Lào và Việt tại Lào để làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư cho loại hình trường này.
- Đa dạng hóa hình thức đào tạo, theo khả năng của mình, phía Việt Nam sẵn sàng cử chuyên gia giúp Lào đào tạo tại chỗ ở Lào trên cơ sở yêu cầu cụ thể của phía Lào theo cơ chế Việt Nam hỗ trợ kinh phí đi, về và sinh hoạt phí cho chuyên gia, phía Lào chi phí ăn, ở và phương tiện đi lại, các điều kiện giảng dạy của chuyên gia Việt Nam tại Lào.
3.2. Củng cố, duy trì một cách đồng bộ hoạt động các chương trình dự án nông nghiệp đã hợp tác. Phía Việt Nam tiếp tục giúp Lào thiết bị bơm Hệ thống thủy lợi Thà-phạ-nọng-phông nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp sản xuất lúa hàng hóa huyện Hạt-xài-phong thành phố Viêng chăn; Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia duy trì chương trình nông nghiệp Chăm-pa-sắc và dự án khí tượng thủy văn phục vụ cho dự đoán khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp và các lĩnh vực khác giữa hai nước…
- Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia phát triển nuôi ong trong nhân dân vùng huyện Viêng Xay tỉnh Hủa Phăn vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo dân tộc vùng biên giới.
- Khuyến khích việc hợp tác giữa Bộ Thủy sản Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Lào trong việc nghiên cứu Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và nâng cấp cơ sở nuôi trồng giống cá tại Lào.
3.3. Tiếp tục thực hiện cơ chế giảm thuế đối với hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước trên cơ sở các văn bản đã ban hành giữa hai Bên. Giao Bộ Thương mại hai nước trao đổi và thống nhất trong quý I năm 2005 danh mục hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước đưa vào diện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% để có thể áp dụng ngay trong năm 2005.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế và các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, thương mại khu vực Thương mại Lao Bảo (Quảng - Trị) và Đen-xa-vẳn (Sa-va-na-khét), làm cơ sở để nghiên cứu áp dụng mở rộng cho các khu Thương mại cửa khẩu Bờ Y (Kom Tum) - Phu cưa (Attôpư), cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa - Hủa Phăn), Năm Cắn - Huội Din Đăm (Nghệ An - Xiêng Khoảng) và Na pê (Bolykhămxay) - Cầu Treo (Hà Tĩnh).
3.4. Hai Bộ Tài chính hai nước phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan hai Bên nghiên cứu xây dựng cơ chế "kiểm tra một lần" tại cửa khẩu quốc tế giữa biên giới hai nước trình Chính phủ hai Bên xem xét quyết định. Trước mắt thực hiện thí điểm tại cửa khẩu Đen xa vẳn (phía Lào) và Lao Bảo (phía Việt Nam). Đồng thời, thúc đẩy ngành hải quan hai nước sớm ký kết Bản ghi nhớ cụ thể hóa việc tổ chức thực hiện cơ chế "kiểm tra một lần" tại cửa khẩu quốc tế giữa biên giới hai nước để tạo điều kiện cho việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của mỗi Bên phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.5. Tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thông tin văn hóa, theo thỏa thuận phía Việt Nam giúp xây dựng Đài phát sóng chuyển tiếp của Lào tại Chăm-pa-sắc bằng vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào. Phía Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật, cùng phối hợp với phía Lào triển khai chương trình phụ đề tiếng Lào trên các kênh truyền hình chuyển tiếp của Việt Nam. Tiếp tục hỗ trợ củng cố, nâng cao năng lực và chuyên môn cho các cán bộ thuộc lĩnh vực thông tin đại chúng. Chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động của Bảo tàng Cay-sỏn Phôm-vi-hản.
3.6. Tiếp tục thực hiện thỏa thuận về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, hàng hóa, phương tiện qua lại giữa hai nước tại "Thỏa thuận Viêng chăn 2002".
Phía Việt Nam bầy tỏ cảm ơn phía Lào đã có chủ trương điều chỉnh giá dịch vụ lao động phù hợp cho người lao động Việt Nam làm việc tại Lào. Giao hai Bộ Lao động hai Bên sớm tiếp tục trao đổi triển khai cụ thể nội dung trên.
3.7. Tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai nước. Phía Lào tiếp tục ưu tiên cho Tổng Công ty Cao su Việt Nam và Công ty Cao su Đăk Lăk trồng và chế biến các sản phẩm cao su khu vực Nam Lào; tạo điều kiện cho Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam thăm dò chi tiết khai thác muối mỏ Kali Trung Lào, Công ty Trường Thành tỉnh Đăk Lăk chế biến gỗ xuất khẩu; tạo điều kiện cho Tổng Công ty Than đầu tư khai thác sử dụng nguồn than tại Nâm Ngân để xây dựng nhà máy nhiệt điện; tiếp tục sử dụng vốn viện trợ để điều tra thăm do khoáng sản Kali khu vực Trung Lào và Bô xit khu vực Nam Lào.
Coi trọng hợp tác đầu tư, thương mại giữa các địa phương. Khuyến khích hợp tác chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, nông nghiệp giữa các địa phương giáp biên giới hai nước bằng nhiều hình thức, trước mắt theo phương thức cung cấp giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm phía Việt Nam, đất đai và lao động của phía Lào.
Thúc đẩy các cơ quan liên quan hai Bên sớm ký hợp đồng mua bán điện Nhà máy thủy điện Nậm Mô và dự án nhà máy thủy điện Sê ka mản 3.
3.8. Tập trung hoàn thành các tuyến đường qua biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho Lào quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ và cảng biển hiện có của Việt Nam. Phía Việt Nam tiếp tục cung cấp tín dụng xây dựng đường 18B để hoàn thành vào năm 2005. Giúp Lào xây dựng đoạn đường 6 km nối Đường 6 của Lào với Tén Tần (Hủa Phăn) biên giới giữa hai nước
Theo đề nghị của phía Lào, Việt Nam giúp nghiên cứu tiền khả thi đoạn đường Huội Mạ- Phả Thỉ dài 14 km tỉnh Hủa Phăn của Lào.
Hai Bên phối hợp hoàn thành tuyến đường 12 ở mỗi Bên để đưa vào sử dụng trong năm 2006. Việt Nam sẵn sàng đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa của Lào qua cảng Vũng áng khi phía Lào có nhu cầu.
Khuyến khích hợp tác trao đổi kinh nghiệm và đầu tư thương mại giữa hai ngành bưu chính viễn thông hai nước,
3.9. Phối hợp nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp với các quy định hiện hành giữa hai nước nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn viện trợ hàng năm dành cho Lào, cũng như các cơ chế chính sách khác để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế, đầu tư thương mại giữa hai nước.
3.10. Hai Bên cam kết cùng nhau phối hợp thực hiện tốt Thông báo chung về phát triển kinh tế xã hội khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào – Việt Nam ký ngày 27 tháng 11 năm 2004 tại Viêng chăn.
3.11. Giao cho hai Phân ban hợp tác hai nước phối hợp đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước giai đoạn 2001 - 2005, chuẩn bị Hiệp định và kế hoạch hợp tác giai đoạn 2006 - 2010 trình lên hai Chính phủ xem xét, làm cơ sở để ký kết vào
Kỳ họp ủy ban liên Chính phủ lần thứ 28 tổ chức đầu năm 2006 tại Viêng Chăn.
4. Phía Việt Nam mời các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Nhà nước Lào cùng gia đình sang Việt Nam kiểm tra sức khỏe, điều trị và nghỉ ngơi.
Phía Lào mời các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Nhà nước Việt Nam cùng gia đình sang nghỉ ngơi tại Lào.
Hai Bên quan tâm tạo điều kiện thăm, nghỉ ngơi cho các cán bộ lão thành cách mạng và quân tình nguyện của Việt Nam tại Lào.
5. Hai Bên thỏa thuận sẽ tiến hành kỳ họp lần thử 28 ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật vào đầu năm 2006 tại Viêng Chăn, Thủ đô nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thời gian cụ thể sẽ thông báo qua đường ngoại giao.
Biên bản này được ký tại Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 07 tháng 01 năm 2005 thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Lào. Cả hai văn bản đều có giá trị như nhau./.
TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO | TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
- 1Quyết định 2368/2005/QĐ-BTM sửa đổi Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S của Việt Nam cho hàng hóa để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ Lào do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Hiệp định số 29/2005/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 3Quyết định 06/2007/QĐ-BTM sửa đổi Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S của Việt Nam cho hàng hóa để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào kèm theo Quyết định 0865/2004/QĐ-BTM do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 4Hiệp định số 88/2004/LPQT về tín dụng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, để bổ sung Hiệp định tín dụng số VL-01 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- 5Biên bản số 32/2004/LPQT kỳ họp lần thứ 26 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 6Hiệp định số 33/2004/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 1Quyết định 2368/2005/QĐ-BTM sửa đổi Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S của Việt Nam cho hàng hóa để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ Lào do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Hiệp định số 29/2005/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 3Quyết định 06/2007/QĐ-BTM sửa đổi Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu S của Việt Nam cho hàng hóa để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào kèm theo Quyết định 0865/2004/QĐ-BTM do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 4Hiệp định số 88/2004/LPQT về tín dụng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, để bổ sung Hiệp định tín dụng số VL-01 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- 5Biên bản số 32/2004/LPQT kỳ họp lần thứ 26 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- 6Hiệp định số 33/2004/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Biên bản số 28/2005/LPQT về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Số hiệu: 28/2005/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 21/02/2005
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
- Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra