- 1Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Du lịch 2017
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
- 6Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo
- 9Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 3404/KH-UBND năm 2021 về phục hồi hành động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022
- 11Quyết định 3900/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 12Quyết định 3587/QĐ-BCĐ năm 2021 về Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 13Kế hoạch 4311/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
- 14Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL quy định về chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 15Quyết định 132/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025
- 16Quyết định 1303/QĐ-BCĐ năm 2022 về Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 17Kế hoạch 579/KH-UBND tổ chức Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022
- 1Công văn 597/BVHTTDL-TCDL năm 2022 về công tác chuẩn bị phục vụ mở cửa lại hoạt động du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Công văn 1265/BYT-DP năm 2022 về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh do Bộ Y tế ban hành
- 3Phương án 829/PA-BVHTTDL năm 2022 về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Quyết định 3364/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 949/BC-SDL | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2022 |
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch
Khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2022 ước đạt là 215.892 lượt, tăng 100% so cùng kỳ năm 2021; 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt là 477.982 lượt, tăng 100% so cùng kỳ năm 2021, đạt 13,7% so với kế hoạch năm 2022.
Khách du lịch nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2022 ước đạt là 2.110.489 lượt, tăng 276,9% so cùng kỳ năm 2021 (tháng 6 năm 2021 là 560.000 lượt); 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt là 11.089.304 lượt, tăng 43,1% so cùng kỳ năm 2021 (6 tháng năm 2021 là 7.750.000 lượt), đạt 61,6% kế hoạch năm 2022.
Tổng thu du lịch tháng 6 năm 2022 ước đạt 10.172 tỷ đồng, tăng 233% so với cùng kỳ năm 2021 (tháng 6 năm 2021 là 3.050 tỷ đồng); 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 49.681 tỷ đồng, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2021 (6 tháng đầu năm 2021 là 38.259 tỷ đồng), đạt 73,5% so với kế hoạch năm 2022.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố hồi phục phát triển, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên thị trường, đóng góp vào đà tăng trưởng kinh tế xã hội của Thành phố trong năm 2022 và những năm tiếp theo, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 3404/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 về phục hồi hoạt động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022; cùng với các sở, ngành liên quan tham mưu nội dung của ngành mình cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố giai đoạn 2022-20251. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo đinh kỳ về kết quả thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố giai đoạn 2022 - 2025 liên quan đến du lịch2.
Căn cứ Công văn số 597/BVHTTDL-TCDL ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác chuẩn bị mở cửa lại hoạt động du lịch; Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 913/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức chương trình thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City” và Kế hoạch số 915/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Theo đó việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được xác định theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021, xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là điểm đến an toàn, hấp dẫn để quảng bá đến khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó, Thành phố Hồ Chí minh tập trung triển khai chương trình thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn- Welcome to Ho Chi Minh City” với 06 nhóm giải pháp cụ thể, thiết thực: (1) Nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khách du lịch trên địa bàn (2) Nâng cao chất lượng các sản phẩm, sự kiện du lịch hiện có và phát triển sản phẩm đặc trưng (3) Tổ chức các hình thức gia tăng giá trị cộng thêm cho khách du lịch (4) Công tác truyền thông về điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh (5) Tăng cường các giải pháp hỗ trợ khách du lịch (6) Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch kết hợp hội nghị (MICE) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hưởng ứng Kế hoạch mở cửa lại hoạt động du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong điều kiện bình thường mới và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Du lịch đã tham mưu tổ chức triển khai kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới và phát động chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn-WeIcome to Ho Chi Minh City” 3. Đây chính là thông điệp Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến khách du lịch khi đại dịch Covid-19 vừa được kiểm soát, với mong muốn thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá văn hóa và con người Thành phố, góp phần chung tay lan tỏa nguồn năng lượng trẻ trung, cởi mở, sáng tạo, hứng khởi, hướng tới xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị du lịch sống động hàng đầu châu Á. Bên cạnh sự chủ trì phát động của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố, sự tham gia của các sở, ngành, quận, huyện, doanh nghiệp du lịch, chương trình phát động còn có sự tham dự, tương tác trao đổi thông tin về quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng hình ảnh Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh của hơn 50 cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh và hơn 10 đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Australia, Bulgaria, Nam Phi, Israel, Slovenia, Slovakia, Kuwait, Saudi Arabia...Tại lễ phát động, Sở Du lịch cùng với các đơn vị Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cảng vụ Hàng không Miền Nam, Công an Thành phố, Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Lực lượng Thanh niên xung phong và Hiệp hội Du lịch Thành phố đã ký kết Kế hoạch liên tịch triển khai Chương trình Du lịch MICE Thành phố Hồ Chí Minh (du lịch kết hợp hội nghị) giai đoạn 2022 - 2025, nhằm thống nhất thực hiện các nội dung trọng tâm như xây dựng và ban hành "Chính sách Du lịch MICE Thành phố Hồ Chí Minh"; xây dựng các chương trình tour tham quan Thành phố; thành lập Tổ công tác Du lịch MICE của Thành phố...
Nhằm có những giải pháp thiết thực khôi phục du lịch Thành phố sau sự ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, đồng thời tiếp tục tạo môi trường, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong ngành du lịch, Sở Du lịch phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức Chương trình hiến kế khôi phục du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung tay khởi động du lịch”, tổ chức 02 giai đoạn trong năm 2021 và năm 2022, để chọn ra các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng ứng dụng, hỗ trợ ngành du lịch Thành phố phục hồi sau đại dịch Covid-19 hoặc phù hợp thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh4. Sở Du lịch phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức thành công vòng Tranh đấu của Cuộc thi và có báo cáo trình công bố các dự án được vào trong huấn luyện5.
Sở Du lịch đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 104/KH-SDL ngày 19 tháng 01 năm 2022 về tổ chức hoạt động đón mừng năm mới và chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; theo đó tổ chức các hoạt động của ngành du lịch nhằm thiết thực chào đón năm mới 2022 và chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần với phương châm “Tết tri ân, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm”; Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm; tổ chức thực hiện các sự kiện du lịch, chương trình du lịch kết hợp mua sắm phục vụ cho người dân và du khách phù hợp với văn hóa và phong tục tốt đẹp của người Việt Nam. Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch thực hiện các hoạt động đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên tinh thần thực hiện nghiêm các hướng dẫn và chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý trong trường hợp có dịch bệnh.
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Sở Du lịch đã tham mưu Tờ Trình số 34/TTr-SDL ngày 07 tháng 01 năm 2022 về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế Thành phố đã ban hành Quyết định số 306/QĐ-BCĐ ngày 21 tháng 01 năm 2022 về ban hành Bộ tiêu chí nói trên6. Đồng thời Sở Du lịch cũng đã có Công văn số 154/SDL-QLLH ngày 28 tháng 01 năm 2022 về hướng dẫn triển khai Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để triển khai các nội dung chỉ đạo trên của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Căn cứ Công văn số 1265/BYT-DP ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh và Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, Sở Du lịch đã điều chỉnh Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành Công văn số 445/SDL-QLLH ngày 18 tháng 3 năm 2022 gửi Sở Y tế lấy ý kiến về bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố7. Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế Thành phố đã ban hành Quyết định số 1303/QĐ-BCĐ ngày 21 tháng 4 năm 2022 về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung liên quan lĩnh vực du lịch. Sở Du lịch đã có Công văn số 687/SDL-QLLH ngày 25 tháng 4 năm 2022 về hướng dẫn quy trình xử lý khách du lịch dương tính với SARS-CoV-2 và Công văn số 730/SDL-QLLH ngày 05 tháng 5 năm 2022 hướng dẫn Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện, các doanh nghiệp du lịch thực hiện các nội dung của Bộ tiêu chí nói trên.
4. Công tác định hướng và phát triển sản phẩm du lịch
4.1. Công tác định hướng phát triển du lịch và Đề án du lịch thông minh giai đoạn 2021-2025
Căn cứ Quyết định số 3364/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, Công văn số 626/TB-VP ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và Kế hoạch số 1162/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, dự thảo Chiến lược (lần 1) đã được xây dựng với dữ liệu nền là du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển nhanh, thị trường đa dạng, cơ sở hạ tầng phát triển, số lượng doanh nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng trong giai đoạn 2013-2019. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm 2020 và 2021, nền tảng của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều biến động lớn so với thời điểm tiến hành thu thập dữ liệu để xây dựng Chiến lược. Do vậy, từ tháng 11/2021, Sở Du lịch phối hợp các chuyên gia du lịch tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng du lịch Thành phố và nghiên cứu các xu hướng du lịch mới, các thị trường khách du lịch sau đại dịch Covid-19 để điều chỉnh dự thảo Chiến lược và dự kiến trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, công bố trong quý I/2022, trình Ban Thường vụ Thành Ủy ban hành Chỉ thị về triển khai thực hiện Chiến lược trong tháng 4/2022. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2022, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã có những chuyển biến tích cực với tốc độ nhanh hơn dự đoán của chính phủ các nước cũng như tổ chức du lịch thế giới; nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã có những điều chỉnh về chiến lược phòng chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế và du lịch. Bên cạnh đó, với chiến lược kiểm soát và phòng chống dịch hiệu quả của Chính phủ, từ ngày 15/3/2022, Việt Nam đã chính thức khôi phục trở lại hoàn toàn hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới. Để Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 phù hợp với tình hình mới sau dịch bệnh Covid-19, Sở Du lịch đã có Công văn số 852/SDL-QHPTTNDL ngày 26 tháng 5 năm 2022 báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chấp thuận cho Sở Du lịch điều chỉnh thời gian trình phê duyệt, công bố Chiến lược và Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Chiến lược trong tháng 6 năm 2022.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Du lịch8, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 4311/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2021 về triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025. Hiện nay, Sở Du lịch đang phối hợp các đơn vị liên quan liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025. Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở Du lịch đang tích cực phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị liên quan triển khai 02 nội dung quan trọng của Đề án Du lịch thông minh, theo đó : Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch, phục vụ 04 đối tượng người sử dụng là: Khách du lịch và Người dân, Doanh nghiệp hoạt động du lịch và Cơ quan quản lý du lịch. Ngày 29/4/2022 Sở Thông tin và Truyền thông đã có công văn số 102/QĐ-STTTT về giao chỉ tiêu kế hoạch kinh phí các dự án, hạng mục, kế hoạch thuê dịch vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách sự nghiệp của Thành phố đợt 3, năm 2022, trong đó có Dự án xây dựng Hệ thống Cơ sở dữ liệu Dịch vụ Du lịch của Sở Du lịch.
Tăng cường thu hút và trải nghiệm cho du khách và người dân với trọng tâm là xây dựng một hệ sinh thái các giải pháp công nghệ thông tin có mối liên hệ chặt chẽ, sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu chia sẻ du lịch giúp du khách và người dân tra cứu thông tin du lịch, đánh giá nhận xét cho toàn bộ hành trình. Đây cũng là tập hợp các ứng dụng, dịch vụ được thiết kế và phát triển giúp người dùng có thể truy cập và khai thác các thông tin về du lịch của thành phố; với những đối tượng người sử dụng khác nhau ứng dụng, dịch vụ sẽ có khả năng cung cấp các tính năng, sự trải nghiệm khác nhau đối với các thông tin du lịch.
Để tăng cường phát huy vai trò trách nhiệm, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý nhà nước về du lịch và thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 186/KH-SDL ngày 14 tháng 02 năm 2022 về tổ chức giao ban công tác phát triển du lịch năm 2022 theo định kỳ hàng quý. Trên cơ sở đó, Sở Du lịch tổ chức Hội nghị giao ban công tác phát triển du lịch Quý I năm 2022 với sự tham dự của Ủy ban nhân dân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân 21 quận/huyện, một số sở, ngành liên quan, Hiệp hội Du lịch Thành phố9. Tại hội nghị giao ban quý I năm 2022, Sở Du lịch đã giới thiệu, triển khai các nội dung định hướng phát triển du lịch trong năm 2022 cho Thành phố Thủ Đức và 21 quận huyện bao gồm: (i) Định hướng khai thác tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch; (ii) Thông tin về các hoạt động xúc tiến du lịch, công tác tổ chức các sự kiện du lịch tại Thành phố trong năm 2022; (iii) Triển khai công tác thanh kiểm tra, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Thủ Đức và 21 quận-huyện. Chuẩn bị cho Hội nghị giao ban công tác phát triển du lịch quý II năm 2022 với nội dung trọng tâm về phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tại Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện.
4.2. Công tác phát triển sản phẩm du lịch
Nhằm thiết thực triển khai chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn- Welcome to Ho Chi Minh City” và phát triển sản phẩm du lịch theo hướng mỗi quận/huyện có ít nhất 01 sản phẩm du lịch đặc trưng, để khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện gắn liền với các loại hình du lịch là tiềm năng thế mạnh của địa phương. Sở Du lịch đã tiến hành công bố và cập nhật tài nguyên du lịch gồm 366 tài nguyên du lịch10 đặc sắc trên ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động (app du lịch), hấp dẫn đang khai thác phục vụ khách du lịch tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch gắn liền với địa bàn thành phố Thủ Đức, quận/huyện..Qua đó triển khai các chương trình du lịch mẫu gắn kết các tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố (gồm 42 chương trình du lịch). Tập trung phối hợp với Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện cùng các doanh nghiệp lữ hành về khảo sát, xây dựng, làm mới sản phẩm du lịch, theo đó:
Đã làm mới lại các chương trình du lịch tại các điểm đến của Thành phố, gắn với các hoạt động trải nghiệm, đạp xe tại các vùng nông thôn ngoại thành, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham gia các hoạt động hướng đến việc bảo vệ môi trường... Với 6 chương trình du lịch11 mới, hấp dẫn và đa dạng, đầy màu sắc và mỗi chương trình mang một giá trị riêng để tôn vinh điểm đến, dịch vụ du lịch của mỗi quận, huyện và Thành phố Thủ Đức.
Đã phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, các quận/huyện, các doanh nghiệp du lịch tổ chức khảo sát sản phẩm du lịch tại Quận Tân Phú12, tại Quận 513, tại Quận 8 14 gắn với việc cho ra mắt các chương trình tham quan Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu nét văn hóa địa phương, dành cho khách du lịch như chương trình tham quan “Tân Phú đi là nhớ”15, chương trình tham quan “Ký ức Sài Gòn - Chợ Lớn”, chương trình tham quan Quận 8 gắn với Tuần lễ trái cây “Trên Bên dưới thuyền” lần I năm 2022 - do Quận 8 lần đầu tiên tổ chức- với chủ đề “Hội về trên Bến Bình Đông”16, “Sài Gòn trăm năm- Hoa trái thương hồ”17, “Good morning Saigon”18. Tuần lễ trái cây là sự kiện dự kiến được tổ chức hàng năm tại Quận 8 nhằm tái hiện và giới thiệu đến người dân, khách du lịch nét văn hóa “Trên bến, dưới thuyền” của khu vực Bến Bình Đông vốn đã quen thuộc với người dân Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là một trong các chất liệu để xây dựng chuỗi các sản phẩm du lịch “Trên bến dưới thuyền” mà Sở Du lịch đang phối hợp cùng Quận 8 và các doanh nghiệp triển khai. Sở Du lịch cũng phối hợp sở, ngành góp ý đề án Phố đi bộ và Khu ẩm thực Hà Tôn Quyền, Quận 1119; tham gia Chương trình du lịch “Củ Chi vùng đất bình yên thân thiện, và nghĩa tình” năm 202220. Đã phối hợp đơn vị tư vấn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại Thiềng Liềng (Cần Giờ), họp lấy ý kiến góp ý của huyện Cần Giờ và các ngành có liên quan. Phối hợp huyện Nhà Bè khảo sát các địa điểm tiềm năng phát triển du lịch ven sông21. Đang xây dựng dự thảo Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy năm 2022 cùng với Kế hoạch khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch gắn với hoạt động “trên bến dưới thuyền” trên địa bàn Quận 1, 5, 6 và Quận 8. Tiếp tục hoàn chỉnh dự thào Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn Thành phố năm 2022; Đã phối hợp với Trúc Mai House để có gian hàng trình diễn thời trang kết hợp âm nhạc dân tộc tại gian hàng Không gian văn hóa và nông nghiệp sinh thái tại Ngày hội Du lịch lần thứ 18 năm 2022.Tiếp tục xây dựng dự thảo Kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thải gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; Phối hợp với các huyện nông thôn mới triển khai gian hàng triển lãm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022 (không gian chung với mô hình nông thôn thu nhỏ giữa lòng Ngày hội).
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Thành phố chào mừng Kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), hướng tới phân khúc thị trường khách cao cấp, góp phần nâng cao mức chi tiêu du khách, gia tăng tổng thu du lịch, Sở Du lịch phối hợp cùng Bệnh viện Quân y 175 và Công ty trực thăng miền Nam triển khai sản phẩm du lịch mới, độc đáo “Ngắm Thành phố từ trên cao” bằng máy bay trực thăng. Đây là sản phẩm được xây dựng trong chuỗi các sản phẩm nằm trong chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City” nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Thành phố Hồ Chí Minh22. Trong 02 ngày 29/4 và 30/4/2022, Công ty du lịch TST phối hợp cùng công ty du lịch Vietravel và công ty lữ hành Fiditour- Vietluxtour thực hiện 05 chuyến bay cho 69 khách. Đồng thời tiến hành khảo sát và chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo “Du thuyền trên Sông Sài Gòn” 23. Đây là hoạt động được xem là điểm nhấn thứ hai, trong chuỗi các sản phẩm hưởng ứng chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh Chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City”, sau sản phẩm du lịch trực thăng “Ngắm Thành phố từ trên cao” của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập trung phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực: Nhằm hỗ trợ hồi phục hoạt động của ngành dịch vụ nhà hàng và ăn uống sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và truyền tải giá trị ẩm thực Việt Nam đến với thế giới, để ẩm thực trở thành một trong những yếu tố hàng đầu thu hút khách du lịch đến với Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch đã ban hành kế hoạch Nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ ẩm thực áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh24 với 04 giai đoạn thực hiện trong năm 2022 với trọng tâm là xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống dịch vụ ẩm thực áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh (đối với dịch vụ ẩm thực tại các nhà hàng, khách sạn có sao) và Bộ nhận diện nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Sở cũng đang làm việc với một số đầu mối trong và ngoài nước để xúc tiến việc mời đầu bếp quốc tế, đầu bếp có sao Michelin đến giao lưu văn hóa, ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch y tế: Đã tổ chức Talkshow giới thiệu Du lịch y tế và tổ chức gian hàng Du lịch y tế với sự tham gia của các bệnh viện: bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Răng hàm mặt, bệnh viện Tai mũi họng, Y học cổ truyền trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
Triển khai thực hiện Kế hoạch liên tịch giữa Sở Du lịch và các sở, ngành liên quan về triển khai Chương trình Du lịch MICE Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-202525 và Chính sách du lịch MICE Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan thành lập Tổ công tác Du lịch MICE Thành phố Hồ Chí Minh gồm 18 thành viên26 để triển khai các nội dung liên quan nêu trên nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động du lịch kết hợp với dịch vụ mua sắm, ẩm thực, tạo thuận lợi, thu hút khách nội địa và quốc tế, gia tăng chi tiêu của du khách, đóng góp nhiều hơn cho doanh thu du lịch, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch Thành phố vào GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm tìm kiếm những thiết kế sản phẩm quà tặng lưu niệm thể hiện nét đặc trưng, mang bản sắc riêng biệt, đáp ứng yêu cầu quà tặng cho khách du lịch nội địa và quốc tế, Sở Du lịch phối hợp với Hội Thiết kế công nghiệp Thành phố chính thức phát động cuộc thi Thiết kế quà tặng lưu niệm - du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Cuộc thi cũng là một sân chơi bổ ích dành cho tất cả các đối tượng cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các nhà thiết kế, các sinh viên khoa thiết kế tại các cơ sở đào tạo; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm... trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành trong và ngoài nước cùng phát huy sự sáng tạo, truyền cảm hứng để tạo nên sản phẩm quà tặng lưu niệm độc đáo, thể hiện hình ảnh Thành phố năng động và sáng tạo27.
Đã triển khai Chương trình kích cầu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 tại Kế hoạch số 733/KH-SDL ngày 05 tháng 5 năm 2022 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch theo hướng gia tăng các giá trị, dịch vụ cộng thêm, góp phần tăng sức hấp dẫn điểm đến, thu hút khách du lịch đến với Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Công tác truyền thông - tuyên truyền
Sở Du lịch tiếp tục triển khai Chiến dịch quảng bá, xúc tiến truyền thông điểm đến và chương trình Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn- Welcome to Ho Chi Minh City nhằm giới thiệu hình ảnh thành phố Hồ Chí Minh sống động, đổi mới từng ngày. Triển khai nội dung ký thỏa thuận truyền thông xuyên suốt từ nay đến hết năm 2022 đối với Kế hoạch quảng bá, xúc tiến truyền thông cho du lịch Thành phố và thương hiệu du lịch Thành phố trên các báo viết28, các kênh truyền hình, phát thanh29. Triển khai kế hoạch đến các KOLs (diễn viên, ca sỹ, văn nghệ sỹ, người mẫu...) và Bloggers Thành phố Hồ Chí Minh để cùng hưởng ứng, đồng hành cùng chiến dịch quảng bá, truyền thông cho thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, trọng tâm là trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022. Thực hiện các bài viết truyền thông, chia sẻ những câu chuyện về Thành phố, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở và hệ thống các trang mạng xã hội thuộc Sở, các kênh truyền thông của doanh nghiệp, các kênh truyền thông của các tỉnh, thành phố trong các cụm liên kết phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh30, lan tỏa sự hưởng ứng của các cá nhân, đơn vị, đặc biệt là người dân Thành phố; Sở Du lịch quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Trạm Thông tin và Hỗ trợ khách du lịch tại Công viên 23/9, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách du lịch khi đến Thành phố Hồ Chí Minh31.
Thực hiện kế hoạch truyền thông quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, trong đó khai thác lợi thế của các kênh truyền thông quốc tế, theo đó: Thực hiện tương tác trên hệ sinh thái Google trong đó có việc xúc tiến quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trên kênh truyền hình và trang điện tử của hãng truyền thông quốc tế CNN; Sở Du lịch đang làm việc với đại diện văn phòng CNN châu Á tại Singapore để kịp thời triển khai thực hiện chiếu TVC quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vào quý II - III năm 2022.
Sở Du lịch đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch theo đó: đã ban hành Kế hoạch số 720/KH-SDL ngày 04/5/2022 của Sở Du lịch về Kế hoạch ứng dụng Công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch năm 2022 nhằm ứng dụng công nghệ 4.0 vào quảng bá phát triển du lịch, nâng cao năng lực truyền thông về các địa điểm du lịch của Thành phố32 và Kế hoạch số 665/KH-SDL ngày 20 tháng 4 năm 2022 về Quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Thành phố trên màn hình LED tại các cửa ngõ Thành phố, Sân bay Tân Sơn Nhất và điểm tập trung đông du khách.
Trên cơ sở đề xuất cửa Sở Du lịch tại Công văn số 171/SDL-TTXTDL ngày 08 tháng 02 năm 2022 về việc hỗ trợ triển khai Cổng thông tin 1022 phục vụ cung cấp thông tin và hỗ trợ du khách Sở Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 927/STTTT-BCVT ngày 19 tháng 5 năm 2022 đồng ý triển khai Cổng Thông tin 1022- Nhánh số 8 làm đầu mối cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch trong và ngoài nước trên địa bàn Thành phố. Sở Du lịch đang phối hợp với Trung tâm kinh doanh VNPT Thành phố thực hiện thiết lập kết nối Tổng đài 1022 (nhánh số 8).
Nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông góp phần phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, Sở Du lịch phối hợp với Hội Nhà báo Thành phố xây dựng Kế hoạch liên tịch về tổ chức Giải thưởng “Báo chí viết về Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ XII năm 2022 (dự kiến Lễ trao giải tháng 9 năm 2022) và có văn bản báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trương cho phép triển khai giải thưởng nói trên33.
6. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nhằm khôi phục và phát triển du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch Covid-19, Sở Du lịch phối hợp trường Đại học Văn Hiến tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Liên kết vùng trong phát triển nhân lực du lịch Việt Nam chất lượng cao sau đại dịch Covid-19” trong khuôn khổ Ngày Hội Du lịch lần thứ 18 năm 2022 với 04 nội dung chính: Phát triển du lịch trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 & Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch; Liên kết vùng phát triển du lịch; Liên kết vùng trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch; Phát triển các loại hình du lịch đặc thù. Tại hội thảo, Sở Du lịch đã có phát biểu về kinh nghiệm liên kết, hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/ thành trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và các định hướng và giải pháp khắc phục cụ thể trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, tích cực chuẩn bị triển khai các lớp cập nhật kiến thức đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2022.
Phối hợp với trường Đại học Hoa Sen tổ chức chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị rủi ro trong du lịch với 80 học viên tham gia trực tiếp và hơn 300 học viên tham gia trực tuyến. Sở Du lịch; phối hợp với Hiệp hội Quản lý Buồng/Phòng Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý buồng phòng trong tình hình mới với sự tham dự của 55 học viên của các khách sạn từ 3- 5 sao trên địa bàn Thành phố nhằm giúp các cơ sở lưu trú du lịch nắm bắt và vận dụng vào hoạt động quản lý điều hành và kinh doanh dịch vụ lưu trú trong tình hình mới, thích ứng linh hoạt, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người lao động tại đơn vị. Trao đổi với Sở Nội vụ về xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch năm 2022. Hoàn thiện kế hoạch và kinh phí tổ chức khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên năm 2022 trình hồ sơ xin chủ trương và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố34.
Sở Du lịch đã có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt chủ trương chuyển đề tài “Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực” sang Kế hoạch điều tra, thống kê nguồn nhân lực du lịch Thành phố Hồ Chí Minh sau đại dịch Covid-19 và các giải pháp phục hồi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới35.
7. Công tác hợp tác phát triển du lịch
Nhằm đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long36, Sở Du lịch với vai trò là Tổ trưởng Tổ giúp việc Chương trình liên kết đã tham mưu: (i) trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 202237 (ii) Tổng hợp ý kiến góp ý của 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long về quy chế phối hợp triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt, triển khai việc ký kết quy chế do lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long cùng ký (iii) Phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ, phương hướng trong thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 38. Trong khuôn khổ chương trình, Sở đã phối hợp với các tỉnh/thành thực hiện một số nội dung: xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình giới thiệu sản phẩm du lịch liên kết Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tại Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 202239; triển khai kế hoạch tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Vĩnh Long lần thứ II năm 202240; tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Sen Đồng Tháp và Diễn đàn kết nối du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long lần 2 tại tỉnh Đồng Tháp với điểm nhấn là Hội thảo về nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới41.
Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-VKTTĐMT ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về triển khai thỏa thuận liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2021 - 2022, Sở Du lịch đã có văn bản gửi lấy ý kiến 08 sở, ngành, doanh nghiệp42 về việc góp ý dự thảo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thỏa thuận liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2022 và văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi43 góp ý dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị sơ kết diễn đàn liên kết phát triển du lịch Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bên cạnh việc tiếp tục theo dõi, nắm tình hình, thúc đẩy việc liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 40 tỉnh thành, tập trung cho việc thực hiện nội dung xúc tiến hợp tác du lịch từ tháng 10 năm 2021 đến nay44, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Đắc Lắc, Gia lai và Kon Tum tham mưu tổ chức Hội nghị “Bàn về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây nguyên” và chương trình khảo sát sản phẩm du lịch đặc trưng của 03 tỉnh Tây nguyên45; phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tham mưu triển khai Kế hoạch tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh/thành vùng Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ46; phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Nghệ An tham mưu triển khai kế hoạch tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Bắc Trung bộ mở rộng47.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa lại du lịch quốc tế, tăng cường thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển sau dịch trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác công tư để khai thác và phát huy các tiềm năng thế mạnh của các bên, góp phần phát triển du lịch bền vững , Sở Du lịch đã phối hợp các đơn vị tổ chức các sự kiện du lịch kết nối với văn hóa tại Thành phố tạo được điểm nhấn, thu hút sự chú ý, gia tăng sức hấp dẫn của điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh đối với khách du lịch.
Tổ chức Lễ đón đoàn khách nội địa đầu tiên đến thành phố vào ngày đầu năm 2022 cùng với công tác truyền thông được đẩy mạnh, đặc biệt trên mạng xã hội đã tạo hiệu ứng khá tốt, chủ động và tích cực giới thiệu điểm đến thành phố48 và Lễ đón đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 vào ngày 08 tháng 4 năm 2022 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 49 với 127 khách quốc tịch Mỹ50. Trong hành trình, đoàn khách Mỹ đã chọn Thành phố Hồ Chí Minh là điểm dừng chân, lưu trú dài nhất để trải nghiệm và tham quan, thưởng thức ẩm thực và các dịch vụ chất lượng cao của Thành phố. Tại buổi đón, đoàn đã nhận được nhiều quà tặng hấp dẫn và chính sách ưu đãi về lưu trú, ẩm thực và mua sắm... của các doanh nghiệp du lịch Thành phố. Đây là một trong những hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, thể hiện nét văn hóa thân thiện, hiếu khách của Thành phố Hồ Chí Minh qua việc chào đón đoàn khách du lịch đến với thành phố, khởi đầu chuỗi các hoạt động của ngành du lịch thành phố nhằm thu hút du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 trong điều kiện bình thường mới.
Phối hợp với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, Nhà Văn hóa Thanh niên tổ chức Lễ hội Tết Việt Nam 202251, sự kiện này là Lễ hội Tết đầu tiên trong cả nước áp dụng hình thức trực tiếp kết hợp với nền tảng hội chợ mua sắm Tết trực tuyến, thu hút hơn 80.000 lượt khách tham quan trực tuyến với sự tham gia của 58 gian hàng (trực tuyến) đến từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, du lịch trên địa bàn Thành phố và 22 tỉnh thành trên cả nước. Với nhiều hoạt động hấp dẫn sự kiện cũng đã thu hút hơn 350.000 lượt khách đến tham quan trực tiếp.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức tổ chức Ngày hội Khinh khí cầu và các hoạt động thể thao dưới nước52 tại Công viên nóc hầm Thủ Thiêm (Thành phố Thủ Đức). Đây là sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Thành phố Thủ Đức và "Mừng Xuân, mừng Đảng 2022". Sự kiện này cũng nhằm đa dạng hoá các sản phẩm của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua đó tái khẳng định hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh - điểm đến “an toàn - hấp dẫn - sôi động và tràn đầy hứng khởi” trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế, chuẩn bị cho việc đón du khách quốc tế trở lại Thành phố trong năm 2022.
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và triển khai Kế hoạch số 579/KH-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2022 về tổ chức Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022 với chủ đề “Tôi yêu Áo dài Việt Nam” cùng nhiều hoạt động phong phú53 nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh “Điểm đến An toàn - Hành trình sống động”; tạo sân chơi văn hóa lành mạnh, bổ ích đồng thời truyền cảm hứng về áo dài truyền thống của Việt Nam đến người dân thành phố và bạn bè quốc tế. Sự kiện góp phần khẳng định quyết tâm của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tái khôi phục và phát triển sau dịch bệnh, giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế một Thành phố Hồ Chí Minh sống động và hiện đại, một điểm đến hấp dẫn và an toàn hướng đến xây dựng hình ảnh “đô thị du lịch sống động hàng đầu châu Á”.
Sở Du lịch chủ trì, phối hợp Hiệp hội Du lịch Thành phố tổ chức Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022 (từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 5 năm 2022) với chủ đề “Sống động từng trải nghiệm” với các hoạt động chính: Lễ khai mạc Ngày hội; Hội thảo Quốc gia “Liên kết vùng trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam chất lượng cao sau đại dịch Covid-19”; Chương trình hội thảo du lịch Việt Nam - Đón khách cao điểm hè 2022; Tổ chức tuyến khảo sát giới thiệu điểm đến và sản phẩm du lịch đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ kích cầu du lịch; Chương trình Roadshow giới thiệu các chương trình du lịch liên kết Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long; Talk show về du lịch y tế.... Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 48 tỉnh, thành trong cả nước và 160 gian hàng dịch vụ du lịch và ẩm thực với hàng ngàn sản phẩm du lịch hấp dẫn của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hàng không, điểm tham quan khắp cả nước, doanh thu bán hàng qua 04 ngày hoạt động ước đạt được gần 60 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2020. Tổng số khách đến tham quan hội chợ ước đạt hơn 150.000 người. Kết quả đạt được của Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 góp phần đẩy mạnh mục tiêu kích cầu du lịch nội địa trong dịp hè, quảng bá giới thiệu các điểm đến du lịch, tạo không khí phấn khởi cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong giai đoạn tăng tốc mở cửa đón khách quốc tế.
Nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đến báo chí và doanh nghiệp du lịch quốc tế, khẳng định uy tín và chất lượng của Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh- là sự kiện du lịch lớn nhất Việt nam và khu vực Hạ nguồn sông Mê Công- Sở Du lịch đang tích cực chuẩn bị cho công tác tổ chức Hội chợ- Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 16 năm 2022 (ITE-HCMC 2022)54 với chủ đề “Cùng vững bước, cùng đi lên”55, theo đó đã tiến hành lấy ý kiến 28 sở, ngành, quận liên quan về dự thảo kế hoạch tổ chức sự kiện, đề xuất cử nhân sự tham gia làm thành viên các tiểu ban công tác. Sở Du lịch đã làm việc với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về phối hợp tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ ITE-HCMC 2022 bao gồm tổ chức thực hiện không gian giới thiệu về du lịch Việt Nam và tổ chức các hoạt động trải nghiệm về văn hóa vùng miền Việt Nam, tổ chức các Hội thảo về thị trường trong khuôn khổ Hội chợ và chia sẻ tại chuỗi sự kiện về tiếp thị điểm đến (Diễn đàn CEO Talks, Workshop và Talkshow).
Sở Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 773/KH-SDL ngày 10 tháng 5 nám 2022 về tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tại Diễn đàn phát triển đường bay Châu Á (Routes Asia) năm 202256 với mục đích thiết lập, khai thác mối quan hệ với các đối tác hàng không, cơ quan quản lý/tổ chức du lịch các nước để tìm kiếm nguồn người mua chất lượng cho Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2022, nghiên cứu tổ chức Diễn đàn phát triển đường bay thế giới (Routes World 2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời quảng bá điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh đến các đại biểu quốc tế, hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý du lịch các nước Châu Á.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sở Du lịch chủ động tổ chức và tham gia một số hoạt động nhằm tạo sự kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với doanh nghiệp du lịch- dịch vụ trong và ngoài nước, thúc đẩy phối hợp trong việc thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh:
Tổ chức Tọa đàm “Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022” vào ngày 03 tháng 3 năm 2022 với sự tham dự của khoảng 150 đại biểu đến từ Hiệp hội Du lịch Thành phố, Sở - ngành liên quan, các doanh nghiệp du lịch và báo đài nhằm lắng nghe ý kiến trao đổi, đóng góp của các hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch về việc triển khai đón khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022 sau khi mở lại các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới đồng thời giới thiệu các sản phẩm du lịch, sự kiện, lễ hội của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh triển khai trong năm 2022 để thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh
Triển khai việc ký kết các thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch với Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) giai đoạn 2022-2024 và Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) vào ngày 07 tháng 03 năm 2022 tại Khách sạn Sofitel Saigon Plaza. Theo đó, thỏa thuận giữa Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và EuroCham giai đoạn 2022 - 2024 sẽ thúc đẩy phát triển du lịch MICE và du lịch ẩm thực, tăng cường mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu thị trường, thống kê du lịch, đào tạo nguồn nhân lực; Thỏa thuận giữa Sở Du lịch và Viags giai đoạn 2022 - 2027 nhằm mục tiêu nâng cao số lượng và chất lượng khách du lịch, thông qua việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các bên trong phối hợp thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp đón các đoàn khách MICE đến với Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Du lịch đại diện) với tư cách thành viên sáng lập, thành viên nòng cốt của Ủy ban điều hành Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) đã tham gia cuộc hợp lần thứ 38 của Ủy ban theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo đại diện 12 thành phố57. Bên cạnh các nội dung thường lệ58, tại buổi họp, Thành phố Hồ Chí Minh đã cập nhật tình hình mở cửa du lịch tại Việt Nam. Đồng thời, Ban Thư ký TPO cũng đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ kiểm toán cho tổ chức này vào cuối năm nay.
9. Công tác quản lý nhà nước về thẩm định, cấp phép hoạt động du lịch
9.1. Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch
Tiếp nhận và thẩm định đạt 04 hồ sơ đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 1 - 3 sao59. Phối hợp Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam thẩm định đạt 01 hồ sơ đề nghị công nhận hạng 4 sao60. Phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận/huyện kiểm tra điều kiện tối thiểu đối với 12 cơ sở lưu trú du lịch với kết quả 12 cơ sở lưu trú đạt theo quy định và tiến hành rà soát các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố. Qua đó, đã tổng hợp danh sách 324 cơ sở lưu trú du lịch với 17.961 phòng kinh doanh còn hạng sao.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch (4-5 sao) đã có nhiều khởi sắc. Trước ngày 15/3/2022, công suất phòng tại các khách sạn rất thấp chỉ khoảng 20%-40%. Từ sau ngày 15/3/2022, một số khách sạn 5 sao (Park Hyatt, Hotel Des Arts, Intercontinental, La Vela..) có công suất phòng tăng nhanh, đạt từ 40%-65%, cuối tuần có thể cao hơn. Về doanh thu, qua làm việc sơ bộ, đa số các khách sạn 4-5 sao có nguồn thu mạnh từ khách sử dụng dịch vụ ẩm thực (F&B) chiếm từ 50% trở lên, thậm chí có khách sạn nguồn thu của dịch vụ F&B chiếm đến 70% tổng doanh thu. Qua khảo sát mức giá, hiện nay giá phòng giữa các khách sạn 5 sao trên địa bàn Thành phố có sự chênh lệch rất lớn (khoảng chênh lệch từ 40%-50%). Nguyên nhân do trong đợt dịch vừa qua, một vài khách sạn chạy đua và đưa ra chính sách giảm giá cạnh tranh để thu hút khách lưu trú, duy trì hoạt động của khách sạn. Mức giá giảm quá sâu trong 02 năm dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, thương hiệu của khách sạn, nên rất khó để đưa mức giá phòng lên như giai đoạn trước dịch. Do đó, trong thời gian tới, việc giảm giá phòng sẽ không phải là xu thế của các khách sạn để thu hút khách, mà trọng tâm sẽ là cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng các gói combo sản phẩm dịch vụ tặng kèm thêm.
Một trong những khó khăn nhất của các khách sạn trong năm 2022 là nguồn nhân lực. Qua khảo sát, hiện tại hầu hết các bộ phận phục vụ của khách sạn: bộ phận lễ tân (FO), bộ phận buồng phòng (Housekeeping), bộ phận ẩm thực (F&B) đều đang thiếu nhân lực. Số lượng nhân viên hiện tại chỉ đáp ứng được từ 50% đến hơn 60% nhu cầu cần có. Ngoài ra, một số nhân sự được đào tạo, có trình độ cao đang có xu hướng lựa chọn làm việc tại resort, khách sạn 4-5 sao tại các tỉnh, thành thế mạnh du lịch (Phú Quốc, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Phan Thiết...), làm ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách thu hút nhân tài của khách sạn tại Thành phố.
Chương trình dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được thúc đẩy trên cơ sở phối hợp tốt giữa Sở Du lịch với Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và 21 quận/huyện. Đã thẩm định 13 hồ sơ cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch61. Trên địa bàn Thành phố hiện có có 62 cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (còn hiệu lực quyết định) trong đó có: 46 cơ sở dịch vụ ăn uống, 14 cơ sở dịch vụ mua sắm và 02 cơ sở dịch vụ thể thao.
9.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động lữ hành, điểm du lịch
Tiếp tục theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố. Tiếp nhận và thụ lý 43 hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (35 cấp mới, 02 cấp đổi, 06 thu hồi);. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động lữ hành trên địa bàn thành phố là 1.114 doanh nghiệp (trong đó 835 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 213 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; 76 đại lý lữ hành; 20 Văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam).
Đã tiếp nhận và thụ lý 288 hồ sơ cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch (cấp mới: 114 quốc tế và 125 nội địa ; cấp đổi: 48 hồ sơ; cấp lại: 01 hồ sơ), Tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ cho đến hiện nay trên địa bàn thành phố là 6.593 hướng dẫn viên du lịch bao gồm 3.976 hướng dẫn viên có thẻ quốc tế và 2.617 hướng dẫn viên có thẻ nội địa.
Công tác triển khai gói hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 68 của Chính phủ được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ. Sở Du lịch đã ban hành 78 quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng số hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ là 4.010 người với kinh phí là 14.859.100.000 đồng. Đã ban hành báo cáo tổng kết công tác triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/2021/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đến hết tháng 01/202262.
Đã thẩm định và tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận 03 điểm du lịch63. Tổng số điểm du lịch được công nhận trên địa bàn Thành phố là 22 điểm du lịch.
Phối hợp Sở Giao thông Vận tải kiểm tra điều kiện cấp biển hiệu, phương tiện thủy nội địa, vận chuyển khách du lịch tại Cần Giờ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Phú Thọ (04 phương tiện thủy nội địa đủ điều kiện cấp biển hiệu). Tham gia có ý kiến về phương án tổ chức giao thông đối với phương tiện xe khách giường nằm trên địa bàn thành phố do Sở Giao thông Vận tải chủ trì.
10. Về công tác kiểm tra, thanh tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo
Sở Du lịch đã ban hành Quyết định số 322/QĐ-SDL ngày 29 tháng 12 năm 2021 về việc phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra của Thanh tra Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Trên cơ sở đó đã triển khai ban hành các quyết định về thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành64; đã kiểm tra 36/36 doanh nghiệp theo danh sách, trong đó có 05 doanh nghiệp đang hoạt động, 29 doanh nghiệp không hoạt động. 02 doanh nghiệp địa chỉ ngoài tỉnh). Ban hành Quyết định số 124/QĐ-SDL ngày 16 tháng 5 năm 2022 về thanh tra công tác tham mưu Giám đốc Sở Du lịch trong việc triển khai, thực hiện hỗ trợ kinh phí cho Hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ tại phòng Quản lý Lữ hành thuộc Sở Du lịch.
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch đồng thời tăng cường hiệu lực hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch, Sở Du lịch tổ chức lớp tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch năm 2022 cho hơn 200 cán bộ, công chức Sở Du Lịch, cán bộ công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về du lịch 21 quận, huyện và Thành phố Thủ Đức; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, cơ sở lưu trú, khu, điểm và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống65.
Việc tiếp công dân được thực hiện tiếp thường xuyên cá nhân, tổ chức đến liên hệ làm việc; theo biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính và thư mời. Qua công tác tiếp công dân đã góp phần tăng cường giải thích các quy định của pháp luật, giải thích thắc mắc và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, liên hệ đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Do đó, đến nay chưa xảy ra vụ việc phát sinh tình huống người dân khiếu kiện tập trung đông người. Đã tiếp nhận, xử lý 08 đơn phản ánh, kiến nghị, đã giải quyết 07/08 đơn (01 đơn đang giải quyết).
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác thực hành tiết kiệm phòng, chống tham nhũng, lãng phí được Sở Du lịch chú trọng. Đã ban hành : Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước giai đoạn 2016-202166; Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thanh tra Chính phủ trong dịp tết Nhâm Dần67; Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 202268.
Tình hình an ninh du lịch trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định, chưa phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Lực lượng an ninh trật tự duy trì thường xuyên công tác kiểm tra nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Lực lượng trật tự du lịch thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong kịp thời tiếp nhận và giải quyết các vụ việc phát sinh. Sở Du lịch tổ chức họp giao ban công tác đảm bảo an ninh du lịch Quý I năm 2022 với các đơn vị phối hợp có liên quan (Phòng An ninh Du lịch - Bộ công an, Phòng PA01 - Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH công ích Thanh niên xung phong thành phố) nhằm triển khai các nội dung phối hợp trong năm.
1. Những kết quả đạt được
Sở Du lịch chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch Covid-19 đối với ngành du lịch; tham mưu đề xuất Kế hoạch mở cửa lại du lịch trong tình hình mới và Chương trình Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn với các giải pháp cụ thể, thiết thực, tạo được hiệu ứng lan tỏa sâu rộng. Đã huy động sự tham gia tích cực của các sở, ngành, quận, huyện và đặc biệt là sự vào cuộc đồng hành chủ động của các doanh nghiệp, các chuyên gia, các tầng lớp xã hội trong việc hiến kế, góp phần hồi phục du lịch thành phố trong trạng thái bình thường mới.
Công tác phát triển sản phẩm du lịch tập trung triển khai về sản phẩm du lịch đặc trưng với tiêu chí Mỗi quận, huyện có ít nhất 01 sản phẩm du lịch đặc trưng đã có chuyển động tích cực, phát huy thế mạnh, bản sắc của du lịch của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; thúc đẩy yếu tố liên kết vùng, sự cộng đồng trách nhiệm của sở, ngành, quận/huyện, doanh nghiệp.
Hoạt động thông tin, quảng bá du lịch được đẩy mạnh và triển khai thực hiện nhằm tạo tính hiệu quả, tính lan tỏa trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến với du khách với điểm nhấn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đưa các hoạt động du lịch lên nền tảng trực tuyến nhằm tạo hiệu ứng, tính tương tác, độ lan tỏa cao; phối hợp Câu lạc bộ phóng viên du lịch; xuất bản bản tin du lịch hàng tháng của ngành du lịch Thành phố trên trang web, Instagram, cũng như sự tham gia có hiệu quả của một số nhân vật có sức hút trong cộng đồng mạng (facebooker, travel blogger...) góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến với du khách nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Công tác tổ chức các sự kiện du lịch kết nối với văn hóa tại thành phố tạo được điểm nhấn với các sự kiện chính Lễ hội tết Việt Nam 2022 Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022, Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022 thu hút sự chú ý của khách trong và ngoài nước khi dịch bệnh được kiểm soát phố Hồ Chí Minh, đồng thời kích cầu du lịch nội địa, góp phần phục hồi ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thành phố giới thiệu các sản phẩm du lịch và hoạt động khuyến mãi đến với người dân địa phương và khách du lịch trong nước với các hoạt động phong phú, đa dạng.
Công tác hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh/thành bám sát chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, có vận dụng sáng tạo theo hướng hợp tác đa phương, khai thác lợi thế cạnh tranh của mỗi địa phương để tạo những sản phẩm du lịch liên kết, có sức hấp dẫn, góp phần kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách du lịch, thúc đẩy sự hồi phục của du lịch thành phố nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
2. Hạn chế
Hoạt động vận tải khách du lịch vẫn còn nhiều khó khăn: hạ tầng cơ sở chưa được mở rộng nâng cấp theo nhịp phát triển đô thị, mật độ phương tiện lưu thông cao nên thiếu điểm dừng đỗ đón trả khách tại các tuyến điểm tham quan. Sản phẩm du lịch đường sông vẫn còn thiếu bến thủy, cầu tàu, môi trường kênh rạch còn ô nhiễm nên có nhiều tuyến du lịch đường thủy nội đô bị ảnh hưởng.
Nguồn nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, vẫn còn tình trạng thiếu hướng dẫn viên đối với các thị trường trọng điểm, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành du lịch chiếm tỷ lệ cao nên khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường và mở rộng thương hiệu quốc tế còn hạn chế; tiếp tục biến động bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cả về nguồn nhân lực lẫn số lượng và chất lượng của doanh nghiệp.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022
Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; Kế hoạch số 3404/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 về phục hồi hoạt động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022; Kế hoạch số 913/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức chương trình thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City” và Kế hoạch số 915/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới với mục tiêu chính: hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau dịch Covid-19; phát triển sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh truyền thông quảng bá về điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch Thành phố; thúc đẩy kích cầu du lịch và khai thác ứng dụng số trong du lịch.
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW.
Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030; Tiếp tục triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025. Nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý phục vụ người dân và doanh nghiệp: đảm bảo 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch được rút ngắn thời gian giải quyết. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính, giải quyết hồ sơ hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 95% ý kiến hài lòng khi thực hiện khảo sát sự hài lòng của người dân (qua hệ thống đánh giá sự hài lòng của tổ chức và người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, màn hình chạm đặt tại trụ sở). Tổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với doanh nghiệp du lịch.
Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch và lữ hành. Phối hợp với Thành phố Thủ Đức và các quận/ huyện về thực hiện rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục triển khai việc kiểm tra điều kiện tối thiểu, thẩm định và phân loại, xếp hạng sao cho các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Tổ chức hội thảo đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống lưu trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập trung triển khai Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung tay khởi động du lịch” trong năm 2022, để chọn ra các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng ứng dụng, hỗ trợ ngành du lịch Thành phố phục hồi sau đại dịch Covid-19, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng của Thành phố
Tập trung hoàn thiện, nâng chất các điểm đến và các chương trình du lịch hiện có. Tiếp tục phối hợp doanh nghiệp du lịch, các đơn vị tư vấn, các chuyên gia du lịch, các nhà đầu tư, các quận huyện và Thành phố Thủ Đức xây dựng các sản phẩm đặc trưng của du lịch Thành phố theo hướng Mỗi quận/huyện có ít nhất 01 sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với Chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030.
Tập trung cho các sản phẩm du lịch:
Tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển điểm đến Thiềng Liềng, Thạnh An, Cần Giờ thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, giá trị tự nhiên và văn hóa đặc trưng của Cần Giờ.
Hoàn chỉnh và triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy năm 2022; triển khai sản phẩm du lịch gắn với hoạt động “trên bến dưới thuyền” trên địa bàn Quận 1, 5, 6 và Quận 8.
Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn Thành phố năm 2022; phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phối hợp triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch y tế; Thúc đẩy triển khai có hiệu quả chính sách du lịch MICE và kế hoạch tổ chức cuộc thi thiết kế quà lưu niệm của Thành phố.
Triển khai kế hoạch Nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ ẩm thực áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh với trọng tâm là xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống dịch vụ ẩm thực áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh (đối với dịch vụ ẩm thực tại các nhà hàng, khách sạn có sao) và Bộ nhận diện nhà hàng đạt tiêu chuẩn.
Triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2022, thực hiện cẩm nang kích cầu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
Triển khai thực hiện Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị” giai đoạn 2022-2024 sau khi được sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch “Thành phố Hồ Chí Minh - Đô thị du lịch sống động hàng đầu Châu Á”; triển khai chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch thành phố trên các kênh thông tin chính thống của ngành, trong nước và quốc tế; đa dạng hóa loại hình, công cụ, phương tiện tuyên truyền quảng bá, khai thác, tận dụng lợi thế của mạng xã hội nhằm gia tăng độ tương tác với khách du lịch, nâng cao tính lan tỏa.
Tiếp tục triển khai Kế hoạch tổ chức chương trình thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón các bạn- Welcome to Ho Chi Minh City”, nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, sản phẩm, sự kiện du lịch phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đi đối với tổ chức chiến dịch truyền thông về điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố Hồ Chí Minh chào đón các bạn- Welcome to Ho Chi Minh City” theo chủ đề trọng tâm từng quý từ nay đến cuối năm 202269.
Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ trong công tác thông tin, quảng bá du lịch Thành phố theo đó:
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan, triển khai các bước thực hiện Dự án xây dựng Hệ thống Cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch; triển khai Cổng tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố (Hệ thống lắng nghe ý kiến xã hội).
Tập trung triển khai có hiệu quả kế hoạch Ứng dụng 3D trong thông tin, quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; kế hoạch Quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Thành phố trên màn hình LED tại các cửa ngõ Thành phố, Sân bay Tân Sơn Nhất và điểm tập trung đông du khách; Kế hoạch Thiết lập và vận hành cổng thông tin - 1022 hỗ trợ du khách.
Nâng cao chất lượng và tính phong phú của thông tin và nội dung trên Cổng thông tin điện tử của Sở Du lịch nhằm phục vụ tốt hơn doanh nghiệp, người dân và du khách. Thực hiện cập nhật dữ liệu phục vụ khách du lịch ( địa điểm nổi tiếng, địa điểm tiện ích...) lên nền tảng Google Maps, Google Arts & Culture.
4. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước
Tập trung triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh/thành Đồng bằng sông Cửu Long, tham gia và triển khai Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh/thành vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên và Nam Trung bộ70, Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Bắc Trung bộ mở rộng71 cùng việc tiếp tục thúc đẩy các chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Bắc; Tổ chức khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong liên kết; các gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch tại các sự kiện của các tỉnh, thành tổ chức; các đoàn công tác tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành trong công tác quản lý nhà nước; tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch…
Phát huy vai trò then chốt của các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, các hiệp hội du lịch trong việc xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch theo hướng an toàn, hấp dẫn, độc đáo, khác biệt của mỗi địa phương và của cả vùng để khai thác thị trường khách nội địa và chuẩn bị cho việc trở lại của thị trường quốc tế.
5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phối hợp Sở Nội vụ tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng ngành du lịch: lớp nghiệp vụ quản lý dành cho cán bộ sở ngành liên quan; lớp chuyên đề về du lịch dành cho cán bộ công chức Phòng Văn hóa Thông tin, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân 21 quận/huyện và Thành phố Thủ Đức. Tổ chức các lớp chuyên đề quản trị rủi ro dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai tổ chức các khóa cập nhật kiến thức cho Hướng dẫn viên du lịch năm 2022.
Tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng năm 2022.
Bên cạnh các sự kiện đã tổ chức trong 6 tháng đầu năm 2022 (Lễ đón đoàn khách nội địa và quốc tế đầu tiên, Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2022), tập trung tổ chức các sự kiện thường niên như: Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (ITE HCMC 2022); Lễ hội ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; Giải Marathon Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 6 năm 2022 và ngày hội khinh khí cầu; Tuần lễ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2022 với mục đích quảng bá, giới thiệu điểm đến du lịch Thành phố, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách đến tham quan.
Tham dự các Hội chợ du lịch quốc tế trực tuyến (ITB Berlin/ITB India/ ITB Asia/ WTM và các địa phương quốc tế khác...): Tham gia và xây dựng gian hàng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ảo; Thiết kế các ấn phẩm (banner, tờ rơi, tài liệu, clip...) quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Tham dự các Hội nghị, Hội thảo trong khuôn khổ Hội chợ bằng hình thức trực tuyến; Kết nối doanh nghiệp trực tuyến. Tham gia các hoạt động khác của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO). Quảng bá xúc tiến du lịch nước ngoài kết hợp với các đoàn đối ngoại của lãnh đạo Thành phố hoặc phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch của Tổng cục du lịch/địa phương Việt Nam và các đơn vị khác năm 2022 như: Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong khuôn khổ các chuyến công tác nước ngoài của đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh; Phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch của Tổng cục du lịch/địa phương Việt Nam và các đơn vị khác năm 2022.
7. Công tác thanh kiểm tra, đảm bảo môi trường an ninh du lịch trên địa bàn Thành phố
Tổ chức công tác thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đúng kế hoạch năm được phê duyệt. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch. Hoạt động lữ hành tập trung kiểm tra lữ hành không có giấy phép, hoạt động kinh doanh qua mạng. Trong lĩnh vực cơ sở lưu trú, kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tối thiểu, tiêu chuẩn tương ứng hạng sao theo quy định. Thực hiện công tác Tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định.
Tiếp tục phối hợp triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ du khách (theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch); Tăng cường kiểm tra tuyến điểm để kịp thời phát hiện những vụ việc lợi dụng du lịch để gây rối trật tự xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế về công tác phối hợp giữa Sở Du lịch và Công an Thành phố về đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao chất lượng quản lý du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.Trên đây là Báo cáo tình hình hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 của Sở Du lịch./.
| GIÁM ĐỐC |
1 Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố
2 Công văn số 362/SDL-VP ngày 03 tháng 3 năm 2022 và Công văn số 897/SDL-VP ngày 02 tháng 6 năm 2022
3 Vào ngày 08 tháng 4 năm 2022 tại Khách sạn Le Meridien, quận 1..
4 Đã có 68 hồ sơ dự án khởi nghiệp.
5 Có 08 dự án được chọn vào vòng huấn luyện
6 Thay thế Quyết định số 3587/QĐ-BCĐ ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố).
7 Bao gồm 03 bộ tiêu chí: Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động của doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động của điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
8 Công văn số 1520/SDL-CNTTDL ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Sở Du lịch
9 Vào lúc 14g ngày 22 tháng 02 năm 2022 tại Landmark 81.
10 13 điểm đến gắn với giá trị tài nguyên tự nhiên, sinh thái; 225 điểm đến gắn với giá trị tài nguyên văn hóa vật thể; 8 hoạt động gắn với du lịch (tài nguyên du lịch phi vật thể) được hình thành từ các lễ hội dân gian, lễ hội hiện đại, tập tục truyền thống và 120 điểm đến gắn với giá trị công trình nhân tạo
11 6 chương trình đặc trưng: Sài Gòn - Củ Chi: kết hợp các phương tiện ô tô, xe đạp, đường sông để trải nghiệm thiên nhiên xanh, không gian gần gũi với đời sống nông thôn; Sài Gòn - Thành phố Thủ Đức: kết hợp các phương tiện buýt sông, ô tô, xe đạp... để tìm hiểu văn hóa lịch sử và không gian miệt vườn ven sông Sài Gòn Gòn của Thành phố Thủ Đức; Sài Gòn - Hóc Môn: kết hợp các phương tiện ô tô, xe đạp, đường sông để tìm hiểu văn hóa - lịch sử và không gian sống gắn với đời sống nông thôn, nông nghiệp, làng nghề; City tour khám phá nhịp sống Sài Gòn: Quận 1 - Quận 3 - Quận 4 để khám phá nét đẹp Sài Gòn với các công trình lịch sử bằng phương tiện Hop on - Hop off; Sài Gòn - Quận 7 - Nhà bè - Cần Giờ; Sài Gòn - Bình Chánh.
12 Khảo sát vào ngày 05/5/2022 với chương trình tour kết nối Chùa Pháp Vân, Địa đạo Phú Thị Hòa, tuyến đường chuyên doanh vải Phú Thọ Hòa, Bảo tàng Sâm Ngọc Linh, Aeon Tân Phú
13 Khảo sát vào ngày 08/6/2022 với chương trình tour kết nối di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - di tích khu trại giam bệnh viện Chợ Quán-di tích lịch sử chùa Thiên Tôn- xem biểu diễn nghệ thuật Lân - Sư- Rồng
14 Khảo sát vào ngày 12/5/2022 với chương trình tour kết nối Di tích lịch sử Đình Bình Đông, Chợ đầu mối Nông sản Bình Điền, Hội quán Sùng Chính, Chùa Long Hoa, tham quan trại nuôi cá kiểng phường 7.
15 Tour 1 ngày của Công ty du lịch Chim cánh cụt
16 Tour nửa ngày của Công ty du lịch Chim cánh cụt
17 Tour nửa ngày của Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist
18 Tour của Công ty TNHH Les Rives
19 Sở Công Thương chủ trì góp ý vào ngày 17 tháng 5 năm 2022 tại Ủy ban nhân dân Quận 11.
20 Tổ chức vào ngày 28 tháng 5 năm 2022 với lịch trình tham quan : Địa đạo Bến Dược- Tổ hợp tác xã vườn trái cây Trung An.
21 Bến phà Phước Khánh- Miếu Bà Phú Xuân- Dải đất trồng dọc đê ngăn triều sông Soài Rạp đoạn từ sông Mương Chuối đến Miếu Bà Phú Xuân- Khu đất tại ngã ba sông Xoài Rạp- Mương Chuối- Khu vực chợ ấp 1 Cầu Long Kiểng- Khu vực cầu Phước Lộc 1
22 Trong giai đoạn đầu triển khai, du khách có thể ngắm cảnh quan Thành phố Hồ Chí Minh từ trên cao theo lộ trình bay qua các địa danh như Aeon Mall Tân Phú - Aeon Mall Bình Tân - RMIT - cầu Phú Mỹ - cầu Thủ Thiêm - Landmark81 - Khu du lịch Bình Qưới với hai dòng máy bay AW-189 (sản xuất tại Ý, chở tối đa 16 khách) và máy bay EC-155B1 (nhập khẩu từ Pháp, chở tối đa 12 khách) với 2 địa điểm cất và hạ cánh là bãi đáp trực thăng, tầng 8, Bệnh viện Quân y 175 và Sân bay Tân Sơn Nhất. Giá thành tour dao động từ 4 đến 5 triệu đồng/khách/ 40 phút bay, tùy lộ trình và dịch vụ đi kèm. Các doanh nghiệp đang triển khai chào bán sản phẩm là Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Công ty Du lịch Vietravel, Công ty Lữ hành Fiditour - Vietluxtour và Công ty TST
23 Sản phẩm du lịch “Du thuyền trên sông Sài Gòn” theo lộ trình từ Bến Bạch Đằng - cầu Phú Mỹ - Khu mũi đèn đỏ (Quận 7) và ngược ngắm hoàng hôn, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Bình Lợi - Quận Bình Thạnh. Theo Kế hoạch, sẽ có nhiều công ty du thuyền tham gia khai thác sản phẩm “Du thuyền trên sông Sài Gòn” với công suất khoảng 10-25 người/1 chuyến. Dự kiến khi đưa vào khai thác sẽ xuất phát tại Bến Du thuyền, Khu biệt Thự Lan Anh, Số 2, đường số 45, Bình An, Thành phố Thủ Đức. Giá thành khoảng 5.000.000đ - 10.000.000/1 khách trong 3 giờ (chưa bao gồm các dịch vụ khác).
24 Kế hoạch số 937/KH-SDL ngày 08 tháng 6 năm 2022
25 Kế hoạch số 623/KHLT-SDL-CQLXNC-CVHK-CATP-SCT-SVHTT-SGTVT-STTTT-TNXP-HHDL ngày 14 tháng 4 năm 2022
26 Quyết định số 147/QĐ-SDL ngày 30 tháng 5 năm 2022
27 Cuộc thi được chia làm 3 giai đoạn gồm: Vòng sơ tuyển, vòng bán kết và vòng chung kết. Vòng sơ tuyển sẽ bắt đầu nhận bài dự thi theo hình thức online từ ngày 17.5 hến hết 15.7. Ban tổ chức sẽ lựa chọn ra Top 30 tác phẩm xuất sắc nhất để tiến hành sản xuất mẫu và trưng bày tại Lễ trao giải cuộc thi. Vòng chung kết và trao giải cùng hoạt động triển lãm sẽ diễn ra trong Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM lần thứ 16 (ITE HCMC 2022) vào tháng 9 năm 2022.
28 Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Người Lao động; Báo Phụ nữ, Tạp chí Du lịch, ...
29 Đài Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh VTV, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh HTV, Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh VOH
30 Từ ngày 25/01/2022 đến 01/6/2022 đăng tải 359 tin, bài viết được đăng tải, trong đó có 112 bài trên Cổng thông tin điện tử Sở, 98 bài trên Zalo OA và 149 bài trên Fanpage Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với số lượt tiếp cận đạt 456.646 lượt. Hiện nay trang Fanpage có 7.644 người Thích (Like) trong đó có 922 lượt thích mới và 9.172 người theo dõi (Follow), lượt tương tác toàn trang đạt 760.648.
31 Trong 6 tháng đầu năm 2022, Trạm đã tiếp nhận và hỗ trợ được gần 600 lượt khách với lượng khách tăng cao tập trung vào tháng 4 và tháng 5 (sau khi Việt Nam đã mở cửa đón khách quốc tế) đạt hơn 500 lượt khách (khách quốc tế chiếm 83% với 415 lượt khách) đến từ các quốc gia như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ba Lan, Hồng Kông, Nga, Úc, Đan Mạch, Myanmar, Hà Lan
32 Dự kiến 69 điểm đến tại Thành phố Hồ Chí Minh ( 07 di tích lịch sử, 02 bảo tàng, 11 công trình văn hóa, tôn giáo, 49 công trình kiến trúc& địa điểm du lịch ) ứng dụng công nghệ cao quét 3D, bổ sung dữ liệu 2D.
33 Công văn số 857/SDL-CNTTDL ngày 26 tháng 5 năm 2022.
34 Công văn số 1090/VP-KT ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố
35 Công văn số 820/SDL-QLLH ngày 19 tháng 5 năm 2022
36 Là 1 trong 2 nội dung về du lịch trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội Thành phố giai đoạn 2022-2025.
37 Kế hoạch số 726/KH-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2022
38 Vào ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2022 tại tỉnh Bạc Liêu.
39 Kế hoạch số 580/KH-SDL ngày 06 tháng 4 năm 2022.
40 Kế hoạch số 579/KH-SDL ngày 06 tháng 4 năm 2022
41 Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 5 năm 2022.
42 Công văn số 858/SDl-QLCSLTDL ngày 26 tháng 5 năm 2022
43 Công văn số 860/SDl-QLCSLTDL ngày 26 tháng 5 năm 2022
44 (i) Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam bộ (ii) Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Trung (Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định) (iii) Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số tỉnh miền Tây Nam bộ (Bến Tre, Long An, Đồng Tháp) (iiii) Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.
45 Từ ngày 09 đến ngày 13 tháng 6 năm 2022.
46 Dự kiến vào tháng 7 năm 2022.
47 Dự kiến vào cuối tháng 6 năm 2022.
48 Sở Du lịch Thành phố đã chủ động làm việc với Hiệp hội Du lịch Thành phố và các doanh nghiệp du lịch, mua sắm để vận động 700 voucher giảm 20% cho hóa đơn trên 2.000.000 đồng khi mua hàng tại tất cả các cửa hàng thời trang thuộc hệ thống DAFC của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và voucher giảm 400.000 đồng cho các hóa đơn trị giá 2.000.000 đông khi mua hàng thời trang và mỹ phẩm của hệ thống ACFC; 30 phần quà trị giá 3.000.000 đồng/phần; 16 voucher chương trình du lịch hấp dẫn mới do các doanh nghiệp du lịch Vietravel, TST, Benthanhtourist, Công ty cổ phần Dịch vụ Lữ hành Chim cánh cụt, Công ty TNHH Du lịch Việt An và 16 phần quà vật phẩm du lịch…… dành cho du khách khi đến với sân bay quốc nội Tân Sơn Nhất trong thời gian diễn ra sự kiện.
49 Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1.
50 Do công ty du lịch hàng đầu tại Bắc Mỹ Citsline tổ chức với hơn 30 năm chuyên tổ chức tour du lịch tới nhiều điểm đến trên thế giới
51 Từ ngày 16 đến ngày 30 tháng 01 năm 2022
52 Trong 02 ngày 22 và 23 tháng 01 năm 2022
53 Chương trình Khai mạc Lễ hội vào ngày 05 tháng 3 năm 2022; Chương trình diễu hành với Áo dài với chủ đề “Khát vọng hòa bình”: Chương trình nghệ thuật về Áo dài với chủ đề “Áo dài ơi”: Cuộc thi “Duyên dáng Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động thiết kế mẫu áo dài với chủ đề “Áo dài ra Thế giới”: Các chương trình truyền cảm hứng về Áo dài cho du khách, học sinh, sinh viên, người dân thành phố....
54 Từ ngày 08-10/9/2022 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn ( SECC) và các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
55 Các hoạt động chính : Hoạt động trưng bày triển lãm du lịch (hội chợ trực tiếp, hội chợ trực tuyến); Chương trình Người mua quốc tế; Chương trình Báo chí quốc tế; Các chương trình giao lưu (Lịch gặp gỡ nhanh giữa người bán và người mua, Lễ khai mạc- Gala Dinner, Lễ cắt băng khai mạc hội chợ, Lễ cảm ơn ITE-HCMC 2022; Các diễn đàn, hội nghị, hội thảo chuyên đề và các hoạt động khác. Hội chợ ITE-HCMC 2022 dự kiến thu hút hơn 300 doanh nghiệp lữ hành-khách sạn trong và ngoài nước, 30 cơ quan truyền thông quốc tế và trên 35.000 lượt khách trong và ngoài nước tham quan.
56 Tổ chức tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 06 đến 08/6/2022.
57 Quảng Châu, Tam Á (Trung Quốc); Jakarta, Pariaman (Indonesia); Fukuoka (Nhật Bản); Busan, Jeonju, Mungyeong (Hàn Quốc); Ipoh, Taiping (Indonesia); Manila (Philippines) và Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)
58 Thống nhất sửa đổi Quy chế TPO; thông qua các nội dung sửa đổi trong Quy chế hoạt động của Ban Thư ký TPO để phù hợp với tình hình mới. Phê duyệt 03 thành viên mới của TPO là tỉnh Sasang-gu, Busan, Hàn Quốc; Trường đại học Dongseo, Hàn Quốc và tổ chức xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Hàn Quốc Namhae Foundation.; Ban thư ký TPO báo cáo tiến độ Dự án kỷ niệm TPO lần thứ 20; Phê duyệt quyết toán các khoản Tài chính và Kế hoạch Kiểm toán cho Ban Thư ký năm 2021.
59 Qua thẩm định, có 02 cơ sở không đạt (Khách sạn Đức Minh, Khách sạn GK Central lần 1) và 02 cơ sở đạt yêu cầu (Khách sạn Hùng MIAMI, Khách sạn GK Central lần 2
60 Khách sạn Quý Phương Bắc, quận 1.
61 Siêu thị CoopXtra Sư Vạn Hạnh, Quận 10 (thẩm định ngày 09/3/2022); Trung tâm thương mại Vincom KĐT Saigonres (đã cấp QĐ); nhà hàng Hào Huê Quán, nhà hàng Noodle Noodle (tổ chức thẩm định ngày 16/02/2022); quán ăn Hoàng ty Group, quận Phú Nhuận; Nhà hàng Ái huê, nhà hàng Ái huê 2, quán cà phê Miền Thảo Mộc, quán cà phê Vòm, Quán cơm gà Hải Nam; Nhà hàng Ăn Được Phúc; Phòng tập CitiGym; trung tâm thương mại Vincom Phan Văn Trị.
62 Báo cáo số 259/BC-SDL ngày 24 tháng 02 năm 2022
63 Di tích Lịch sử Dinh Độc Lập; Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh Dinh Độc Lập Năm 1968; Chợ Bình Tây
64 Quyết định số 12/QĐ - SDL ngày 12 tháng 01 năm 2022 về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, quyết định số 66/QĐ-SDL ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Sở Du lịch về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành (chuyên đề hoạt động lữ hành không phép) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 93/QĐ-SDL ngày 20 tháng 4 năm 2022 về việc thành lập Đoàn kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
65 Nội dung hội nghị : phổ biến các quy định của Luật Du lịch năm 2017, Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch, Nghị định số 129/2021 ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, thể thao; Quyền tác giả, quyền liên quan; Văn hóa và quảng cáo, Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố đến các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. Báo cáo viên: Ông Phạm Cao Thái- Chánh Thanh tra; ông Tạ Văn Đại - Trưởng phòng Thanh tra du lịch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch..
66 Báo cáo số 296/BC-SDL ngày 24 tháng 02 năm 2022
67 Công văn số 219/SDL-TTS ngày 16 tháng 02 năm 2022
68 Kế hoạch số 387/KH-SDL ngày 08 tháng 3 năm 2022
69 Quý II (tháng 6): “Muốn ăn gì cũng có, món nào cũng ngon'’ với các chủ đề: Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ ẩm thực thế giới; Giao thoa ẩm thực Việt Nam; Thành phố Hồ Chí Minh ăn gì cũng có, món nào cũng ngon; Quý III: “Phong phú điểm hẹn, vui từng trải nghiệm” với các chủ đề: Tận hưởng không gian mang tính biểu trưng ở Thành phố Hồ Chí Minh; Tận hưởng các dịch vụ tốt nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh; Thưởng thức nghệ thuật văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh; Quý IV: “Bừng sắc lễ hội, sắm thỏa đam mê” với các chủ đề: Ngắm phố xá nhộn nhịp tại Thành phố Hồ Chí Minh; Gợi ý các điểm đến mua sắm tại Thanh phố Hồ Chí Minh; Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh các dịp lễ.
70 Dự kiến tổ chức vào tháng 7/2022 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
71 Dự kiến tổ chức vào cuối tháng 6/2022 tại tỉnh Nghệ An.
- 1Báo cáo 459/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch Quý I năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm Quý II năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Báo cáo 648/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch tháng 4 năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Báo cáo 821/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch tháng 5 năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Du lịch 2017
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
- 6Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo
- 9Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 3404/KH-UBND năm 2021 về phục hồi hành động ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022
- 11Quyết định 3900/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 12Quyết định 3587/QĐ-BCĐ năm 2021 về Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 13Kế hoạch 4311/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
- 14Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL quy định về chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 15Quyết định 132/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025
- 16Công văn 597/BVHTTDL-TCDL năm 2022 về công tác chuẩn bị phục vụ mở cửa lại hoạt động du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 17Công văn 1265/BYT-DP năm 2022 về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh do Bộ Y tế ban hành
- 18Phương án 829/PA-BVHTTDL năm 2022 về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 19Quyết định 1303/QĐ-BCĐ năm 2022 về Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 20Báo cáo 459/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch Quý I năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm Quý II năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 21Báo cáo 648/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch tháng 4 năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 22Báo cáo 821/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch tháng 5 năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 23Quyết định 3364/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
- 24Kế hoạch 579/KH-UBND tổ chức Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022
Báo cáo 949/BC-SDL về tình hình hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 949/BC-SDL
- Loại văn bản: Báo cáo
- Ngày ban hành: 10/06/2022
- Nơi ban hành: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thị Ánh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định