- 1Chỉ thị 10-CT/TW năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Thông tư 02/2013/TT-BXD hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 4Luật đất đai 2013
- 5Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2014 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Hồ Chí Minh do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2631/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 252/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Kế hoạch 1309/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 10Luật bảo vệ môi trường 2014
- 11Quyết định 2838/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 34-CTrHĐ/TU và Nghị quyết 08/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Nghị quyết 77/2014/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do Quốc hội ban hành
- 13Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2014 về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- 14Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2014 về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 do Chính phủ ban hành
- 16Chỉ thị 01/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- 17Quyết định 03/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- 18Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/BC-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2015 |
I. Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố
Ba tháng đầu năm, tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã thuận lợi hơn so các năm trước, song các khó khăn vẫn còn tiềm ẩn, ảnh hưởng đến kinh tế Thành phố. Trước tình hình đó, quán triệt các Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Kết luận số 238-KL/TU ngày 02 tháng 12 năm 2014 Hội nghị lần thứ hai mươi Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa IX, Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Hội đồng nhân dân Thành phố; ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo như Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015, % Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015 về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015; đồng thời chỉ đạo các sở - ban - ngành, quận - huyện, các doanh nghiệp trực thuộc tổ chức phân giao kế hoạch cho các đơn vị cơ sở, tập trung công tác chỉ đạo, điều hành, tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; trong đó tập trung các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường quản lý đô thị, cải cách hành chính, thực hiện kiên quyết và đồng bộ các biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội và kế hoạch kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã tập trung triển khai các kế hoạch, giải pháp tổ chức và chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân đón Tết Ất Mùi với phương châm “đoàn kết, vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm”, đảm bảo Tết đến với mọi nhà, mọi người; thăm, chúc Tết các đồng chí lão thành cách mạng và gia đình chính sách, các hộ nghèo, khó khăn, lực lượng vũ trang và các cơ quan, đơn vị, các khu căn cứ kháng chiến theo kế hoạch. Chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các công trình, chương trình trọng điểm kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, các ngày lễ lớn trong năm và chào mừng Đại hội lần thứ X Đảng bộ Thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã họp 3 phiên thường kỳ để nghe báo cáo tình hình kinh tế-xã hội hàng tháng và chỉ đạo những giải pháp trọng tâm tháng tới; đồng thời, họp nhiều phiên đột xuất, trực tiếp đi cơ sở để xem xét, giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Nhìn chung, đã tích cực, chủ động giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, phối hợp khá tốt trong xử lý công việc và trao đổi thông tin. Trên cơ sở phân công rõ ràng, đôn đốc sát sao, kiểm tra chặt chẽ, hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố đã đạt hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực; việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính có nhiều chuyển biến tích cực.
1. Kinh tế Thành phố vẫn tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Thành phố ba tháng đầu năm ước đạt 202.040 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng của 3 năm liên tiếp gần đây (quý I/2012 tăng 7,4%; quý I/2013 tăng 7,6%; quý I/2014 tăng 7,7%). Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 60,5% trong GDP, tăng 9,2% (cùng kỳ tăng 8,8%), khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,6%, tăng 6,4% (cùng kỳ tăng 6,1%), khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,9%, tăng 5,8% (cùng kỳ tăng 5,0%).
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 3 ước đạt 52.409 tỷ đồng, tăng 0,7% so tháng trước và tăng 12,4% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,6%), trừ yếu tố giá, tổng mức tăng 10,9% so cùng kỳ. Tính chung ba tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 159.373 tỷ đồng, tăng 11,5% (cùng kỳ tăng 12,1%). Trong đó, doanh thu thương nghiệp chiếm 78,34%, đạt 124.855 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ; doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản ước đạt 23.507 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ.
- Hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư: Thành phố đã đón tiếp và cung cấp thông tin cho 8 đoàn khách đến từ các nước trên thế giới và các tỉnh/thành Việt Nam[1]; tổ chức “Hội nghị gặp gỡ giữa Lãnh đạo Thành phố và Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đầu năm Ất Mùi 2015” thu hút 300 người tham dự, trong đó có hơn 200 người đến từ 130 doanh nghiệp nước ngoài; tổ chức Hội thảo giao thương trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thu hút 90 doanh nghiệp - 120 người tham dự; tổ chức 23 chương trình Hội chợ triển lãm chuyên ngành y tế, dược phẩm, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, trà, cà phê, đồ uống, máy móc, thiết bị, thu hút nhiều doanh nghiệp, khách hàng tham gia.
Đã tổ chức Phiên chợ hàng Việt tại Quận 9, có 47 doanh nghiệp tham gia với 58 gian hàng. Hệ thống Đối thoại Doanh nghiệp và Chính quyền Thành phố tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính trong sản xuất kinh doanh; ba tháng đầu năm, đã trả lời 130 câu hỏi của doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu tư (MIS)[2] thường xuyên cập nhật tin tức về ngành hàng, thị trường xuất khẩu, các thông tin dành cho khách mua hàng và nhà đầu tư nước ngoài, qua đó thu hút hàng triệu lượt truy cập từ 204 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng nhẹ 0,16% so tháng trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,46%). Sau Tết Nguyên đán, giá cả hàng hóa trên thị trường nhìn chung ít biến động, sức mua thị trường trở lại trạng thái bình thường trước Tết. So tháng 12 năm 2014, chỉ số giá giảm 0,72% (cùng kỳ tăng 0,18%); so cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,74% (cùng kỳ tăng 4,19%). Một số nguyên nhân chủ yếu tác động đến giá tiêu dùng giảm: (1) Lạm phát thời gian qua luôn được kiểm soát tốt, kinh tế vĩ mô ổn định; (2) Giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm ở mức sâu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; (3) Công tác bình ổn thị trường và việc bảo đảm nguồn cung, cầu hàng hóa trên thị trường trong dịp Tết Nguyên đán được thực hiện hiệu quả.
- Quản lý thị trường: Ba tháng đầu năm, Thành phố đã tiến hành 3.726 vụ kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, phát hiện 2.757 vụ vi phạm, giảm 1.307 vụ so cùng kỳ. Trong đó, kiểm tra chuyên ngành quản lý thị trường 1.505 vụ, có 1.457 vụ vi phạm; đã xử phạt vi phạm hành chính 1.454 vụ, thu được 22,164 tỷ đồng, giảm 25,98% so cùng kỳ, tiêu hủy hàng hóa trị giá 3,5 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa chờ bán trị giá 32,9 tỷ đồng. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán được thực hiện tốt, đặc biệt công tác kiểm tra được tập trung tại các chợ, cửa hàng, siêu thị có kinh doanh các mặt hàng bình ổn thị trường, kịp thời xử lý các trường hợp gian lận thương mại, vi phạm về giá cả hàng hóa dịch vụ.
- Chương trình bình ổn thị trường: Thị trường Thành phố tiếp tục ổn định với lượng hàng hóa cung ứng dồi dào, phong phú và có nhiều chương trình khuyến mãi góp phần nâng sức mua, tăng mãi lực, đặc biệt trong dịp Tết Ất Mùi 2015[3]. Hệ thống phân phối hàng hóa bình ổn thị trường phát triển ngày càng sâu rộng và đa dạng loại hình tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận, chọn lựa mua sắm hàng hóa theo nhu cầu, với 8.967 điểm bán (tăng 764 so thời điểm đầu Chương trình (ngày 01/4/2014), và tăng 8.719 điểm bán so năm 2008[4] cùng với khoảng 1.317 chuyến bán hàng lưu động và tiếp tục đẩy mạnh cung ứng hàng bình ổn thị trường vào bếp ăn tập thể phục vụ khoảng 43.549 suất ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, Thành phố triển khai sử dụng biểu trưng (logo) của Chương trình tại các điểm bán bình ổn thị trường nhằm nâng cao khả năng nhận diện cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, góp phần tạo sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân về hiệu quả và ý nghĩa của chương trình.
Các doanh nghiệp tham gia Chương trình không chỉ được quảng bá sản phẩm mà còn có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi với hạn mức tín dụng 8.300 tỷ đồng (tăng 6.340 tỷ đồng so với Chương trình năm 2013) do 8 tổ chức tín dụng đăng ký cho vay để mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng tham gia bình ổn thị trường; tiếp tục góp phần thực hiện Chương trình Hợp tác Thương mại của Thành phố với những dự án phát triển cơ sở sản xuất - kinh doanh và hợp đồng cung ứng - tiêu thụ hàng hóa ký kết với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong nước, qua đó đã xuất hiện các mô hình liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà phân phối thông qua việc sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của nhau để nâng sức cạnh tranh của sản phẩm bình ổn.
Với 100% nguyên liệu sản xuất hàng hóa trong Chương trình được chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất ở trong nước và mang thương hiệu Việt Nam, Chương trình đã góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Kim ngạch xuất - nhập khẩu[5]: Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Thành phố qua các cửa khẩu trên cả nước: kim ngạch xuất khẩu tháng 3 ước đạt 2,7 tỷ đôla Mỹ, tăng 42% so tháng trước và tăng 2,5% so cùng kỳ. Tính chung ba tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7 tỷ đôla Mỹ, giảm 1,9% so cùng kỳ, trừ giá trị đầu thô đạt 6 tỷ đôla Mỹ, tăng 7,3% so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 3,7%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so cùng kỳ: may mặc tăng 8,3%, giày dép tăng 12,6%, máy tính, sản phẩm linh kiện, điện tử tăng 73,5%,... Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc chiếm 41,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. So cùng kỳ, xuất khẩu sang Mỹ tăng 7,2%, Nhật Bản giảm 47,7%, Trung Quốc tăng 17,3%. Doanh nghiệp xuất khẩu Thành phố còn gặp khó khăn trong tiếp cận thị trường tiêu thụ, cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước, nhiều nước tập trung cho xuất khẩu, giảm hàng tồn kho, sức ép cạnh tranh lớn từ các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Asean,... làm cho số lượng, quy mô đơn hàng của một số ngành chủ lực như gạo, cà phê, cao su,... giảm so cùng kỳ. Tuy nhiên, giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản ba tháng đầu năm có xu hướng tăng so cùng kỳ, phần nào bù trừ được mức giảm hoặc mức tăng không đáng kể trong sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng này.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn cao hơn kim ngạch nhập khẩu, dự ước ba tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp đạt 6,3 tỷ đôla Mỹ, giảm 0,2% so cùng kỳ. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2015, kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng trong ba tháng dầu năm tăng khá cao như: sắt thép tăng 17,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 35,1%... Việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất thời điểm này thuận lợi hơn so cùng kỳ do giá của hầu hết các mặt hàng đều có xu hướng giảm bởi ảnh hưởng của giá dầu. Trong đó, thị trường nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc chiếm 21,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, giảm 7,5% so cùng kỳ; Singapore chiếm 8,8%, giảm 15,1%; Nhật Bản chiếm 7,5%, tăng 7,7%; Hàn Quốc chiếm 6,6%, tăng 0,5%.
- Du lịch: khách quốc tế đến Thành phố ba tháng đầu năm ước đạt 1.228.360 lượt khách, tăng 6% so cùng kỳ; trong đó, khách đến bằng đường hàng không ước đạt 1.044.106 lượt (tỷ trọng 85%), tăng 5% so cùng kỳ, đến bằng đường bộ ước đạt 159.686 lượt, tăng 15% so cùng kỳ, đến bằng đường biển ước đạt 24.568 lượt, tăng 6% so cùng kỳ. Công tác quản lý nhà nước lĩnh vực lữ hành - khách sạn được phối hợp tốt, đã góp phần tăng cường hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các sự kiện tổ chức tại Thành phố như Lễ hội Áo dài, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Chương trình Hội chợ Du lịch AIME tại Úc. Nhờ tập trung thực hiện các chương trình hợp tác liên kết, tăng cường xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch, tổng doanh thu du lịch ba tháng đầu năm ước đạt 23.635 tỷ đông, tăng 7% so cùng kỳ.
- Dịch vụ vận tải: ngành vận tải đường bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Ất Mùi, không để xảy ra tình trạng ùn ứ khách tại các bến xe liên tỉnh. Ba tháng đầu năm, số lượng hành khách vận chuyển đạt 134,55 triệu lượt; trong đó hành khách công cộng đã vận chuyển 132,2 triệu lượt, giảm 8,2% so cùng kỳ do giảm số tuyến xe buýt và giảm số trường học tham gia đưa rước học sinh[6], hành khách liên tỉnh trên các tuyến cố định 2,16 triệu lượt, hành khách theo hợp đồng 0,19 triệu lượt; khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường bộ ước đạt 90 triệu tấn. Doanh thu vận tải tháng 3 ước đạt 5.534,3 tỷ đồng, giảm 5,5% so tháng trước, ước tính ba tháng đầu năm đạt 17.760,4 tỷ đồng, tăng 22,7% so cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 11.789,2 tỷ đồng, tăng 20,8% so cùng kỳ; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 5.971,1 tỷ đồng, tăng 26,7% so cùng kỳ. Lượng hàng hóa qua cảng biển đạt 20,37 triệu tấn, tăng 12% so cùng kỳ, qua cảng sông đạt 3,102 triệu tấn, tăng 6% so cùng kỳ[7].
- Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin: Số lượng bưu cục, bưu điện văn hóa xã, đại lý bưu chính, chuyển phát không đổi so cùng kỳ, doanh thu bưu chính ước đạt 1.207 tỷ đồng (tăng 74%). Xu hướng phát triển thông tin liên lạc hiện đại và đa dạng đã góp phần giảm dần thuê bao điện thoại cố định, tăng thuê bao điện thoại di động[8] và gia tăng mạnh mẽ sử dụng dịch vụ Internet qua hệ thống cáp quang[9] và hệ thống thông tin di động (3G, vệ tinh). Doanh thu viễn thông ước đạt 9.971 tỷ đồng (tăng 47%). Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin ba tháng đầu năm ước đạt 36.871,30 tỷ đồng (tăng 15% so cùng kỳ). Trong đó, sản xuất phần cứng ước đạt 30.225,45 tỷ đồng; công nghiệp phần mềm ước đạt 5.686,75 tỷ đồng; doanh thu từ công nghiệp nội dung số ước đạt 959,10 tỷ đồng.
- Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 3 đạt 1.357.300 tỷ đồng, tăng 1% so cuối năm 2014 và tăng 15,12% so cùng kỳ; trong đó, vốn huy động nội tệ đạt 1.140.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chủ yếu (84% tổng vốn huy động) tăng 0,69% so cuối năm 2014; vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 217.300 tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn huy động, tăng 2,65% so cuối năm 2014. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 3 đạt 1.092.400 tỷ đồng, tăng 2,3% so cuối năm 2014 và tăng 14,06% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng nội tệ đạt 927.000 tỷ đồng, chiếm 84,9% tổng dư nợ, tăng 2,62% so cuối năm 2014; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 165.400 tỷ đồng, chiếm 15,1% tổng dư nợ, tăng 0,54% so cuối năm 2014. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 53,2% tổng dư nợ, tăng 5,21% so cuối năm 2014; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 46,8%, giảm 0,82% so cuối năm 2014.
Diễn biến tỷ giá trong ba tháng đầu năm tiếp tục xu hướng ổn định, theo đúng định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; cung - cầu ngoại tệ ổn định, tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại vẫn ở mức thấp hơn biên độ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Lượng kiều hối: ba tháng đầu năm ước đạt 1,2 tỷ đôla Mỹ.
- Chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Dư nợ cho vay đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên[10] đạt 137.611 tỷ đồng[11], tăng 0,86% so cuối năm 2014. Trong đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 90.257 tỷ đồng, chiếm 65,6% tổng dư nợ 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo tổ chức 3 hội nghị gặp gỡ, trao đổi đầu năm với các doanh nghiệp trên địa bàn, nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, 130.000 doanh nghiệp trong nước, 180 doanh nghiệp nước ngoài và 14 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài; qua đó, tạo cầu nổi cho các doanh nghiệp gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và tìm kiếm đối tác kinh doanh tiềm năng; đồng thời tạo điều kiện cho chính quyền Thành phố thực hiện thông tin, tuyên truyền các chủ trương, cơ chế chính sách quan trọng của Trung ương và Thành phố; động viên, khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh; lắng nghe ý kiến của các đơn vị để kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn cũng như xây dựng, triển khai giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội phù hợp thực tiễn.
- Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Tại Hội nghị tổng kết công tác kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015, 19 ngân hàng thương mại trên địa bàn đã ký cam kết tham gia chương trình với gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp năm 2015 là 127.733 tỷ đồng[12]. Đến nay, các tổ chức tín dụng đã đăng ký tham gia gói tín dụng hỗ trợ, doanh số giải ngân lũy kế đạt 14.215 tỷ đồng, đạt 11,09% tổng gói tín dụng đã đăng ký.
- Chương trình kích cầu thông qua đầu tư: khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, y tế. Từ năm 2011 đến nay đã phê duyệt 114 dự án với tổng mức đầu tư 9.525,5 tỷ đồng, vốn đầu tư bình quân của 1 dự án 83,6 tỷ đồng, số vốn vay được ngân sách hỗ trợ 4.561,6 tỷ đồng[13]. Lũy kế vốn ngân sách hỗ trợ lãi suất 241,8 tỷ đồng; Thành phố quan tâm mở rộng đối tượng được hỗ trợ lãi vay, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chương trình kích cầu tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tham gia, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Thị trường chứng khoán: Đến ngày 4 tháng 3 năm 2015, có 88 công ty chứng khoán là thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố với tổng vốn điều lệ khoảng 37.006 tỷ đồng; có 307 cổ phiếu, 38 trái phiếu và 1 chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, nâng tổng khối lượng niêm yết lên 33.629,6 triệu chứng khoán, tăng 1,58% so đầu năm 2015, tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt gần 342.540 tỷ đồng, tăng 1,32% so đầu năm 2015. Khối lượng giao dịch bình quân[14] phiên đạt 99,6 triệu chứng khoán/ngày, giảm 16,52% so cùng kỳ; giá trị giao dịch bình quân phiên đạt gần 1.696 tỷ đồng/ngày, giảm 14,57% so cùng kỳ. Đến ngày 13 tháng 3 năm 2015, Chỉ số VN-Index đạt 586,1 điểm, tăng 41,65 điểm so đầu năm 2015 (544,45 điểm). Tổng giá trị giao dịch (mua và bán) của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15.809 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,6% giá trị giao dịch toàn thị trường; trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khoảng 63 triệu chứng khoán tương đương giá trị 1.395 tỷ đồng.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 3 ước tăng 32,9% so tháng trước; tính chung ba tháng đầu năm ước tăng 5,6 % so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,9%). Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng. Bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 5,8% (cùng kỳ tăng 4,3%), cao hơn mức tăng chung của toàn ngành, trong đó, ngành cơ khí chế tạo tăng 16,5%, ngành sản xuất hàng điện tử tăng 1,8%, ngành hóa dược tăng 6%, ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống tăng 1%.
- Ngành điện: sản lượng điện nhận tiêu thụ ba tháng đầu năm ước đạt 4.468,14 triệu kWh, tăng 4,52% so cùng kỳ; sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho Thành phố ước đạt 4.243,37 triệu kWh, đạt 21,54% kế hoạch, tăng 7,39% so cùng kỳ. Tỷ lệ tổn thất điện năng ước đạt 4,85%, thấp hơn kế hoạch 0,2%. Sản lượng điện tiết kiệm ba tháng ước đạt 110,26 triệu kWh, chiếm 2,6% điện thương phẩm, đạt 27,98% kế hoạch.
- Tình hình hoạt động các khu chế xuất, khu công nghiệp: tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh ba tháng đầu năm ước đạt 381,72 triệu USD, đạt 54,53% kế hoạch, tăng 48,51% so cùng kỳ. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài đạt 345,49 triệu đôla Mỹ, tăng 43,7% so cùng kỳ; vốn đầu tư trong nước đạt 36,23 triệu USD, tăng 118,2% so cùng kỳ. Đến nay có 1.342 dự án đau tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 8,7 tỷ đôla Mỹ; trong đó, có 536 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 5,22 tỷ đôla Mỹ; 806 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 3,47 tỷ đôla Mỹ. Tổng diện tích đất cho thuê lũy kế đạt 1.404,7 ha/2.602,9 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 54%. Giá trị xuất khẩu ba tháng đầu năm ước đạt 1,1 tỷ đôla Mỹ, tăng 8,61% so với cùng kỳ.
- Tình hình đầu tư tại Khu công nghệ cao: Đã cấp phép mới 3 dự án trong nước[15] với tổng vốn đầu tư 75,6 triệu đôla Mỹ; lũy kế đến nay có 89 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đạt 4.419,3 triệu đôla Mỹ. Hiện có 71 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 4.250,8 triệu đôla Mỹ (trong đó vốn đầu tư trong nước: 886,9 triệu đôla Mỹ, vốn đầu tư nước ngoài: 3.363,9 triệu đôla Mỹ); 43/71 dự án còn hiệu lực đang hoạt động chiếm 60,6%; 28 dự án chưa triển khai chiếm 39,4%. Giá trị sản xuất 3 tháng đầu năm ước đạt 986,4 triệu đôla Mỹ, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 972,76 triệu đôla Mỹ. Lũy kế diện tích đất thu hồi là 787,114 ha/801 ha, đạt 98,27% đất cần phải thu hồi.
- Tình hình hoạt động khu công viên phần mềm Quang Trung: đến nay đã có 120 doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin đang hoạt động (69 doanh nghiệp trong nước, 51 doanh nghiệp nước ngoài) với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 2.385 tỷ đồng[16]. Các doanh nghiệp đã cung cấp hơn 140 sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, được xuất khẩu trên 20 quốc gia, chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu. Tổng số người tham gia học tập và làm việc thường xuyên 17.640 người (trong đó, kỹ sư và chuyên viên tại chỗ là 7.120 người; sinh viên 10.520 người). Tổng doanh thu ba tháng đầu năm ước đạt khoảng 796,38 tỳ đồng, tăng 17,4% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu vẫn giữ vai trò quan trọng, giá trị xuất khẩu ước đạt 20,48 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ.
Thành phố đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tổ chức chương trình chuyển giao các tiến bộ về giống và đẩy mạnh áp dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật trồng rau theo quy trình VietGAP, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan, phát triển mô hình nuôi cá cảnh[17]... Giá trị sản xuất nông nghiệp ba tháng đầu năm ước đạt 4.074,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5%). Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 14.815 tấn, tăng 9,1% so cùng kỳ.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả; giảm diện tích trồng lúa một vụ, hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện của Thành phố như: diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng ước đạt 1.320 ha, tăng 5,6% so cùng kỳ; hoa lan ước đạt 230 ha, tăng 9,5%; tổng đàn bò ước đạt 147.033 con, tăng 16,6%; trong đó, đàn bò sữa ước đạt 99.810 con, tăng 1,4%; sản lượng sữa ước đạt 67.169 tấn, tăng 3,6%; tổng đàn bò sữa nuôi công nghệ cao Israel là 173 con, trong đó cái vắt sữa là 69 con, năng suất sữa trung bình đạt 24 kg/con/ngày; cá cảnh ước đạt 33 triệu con, tăng 22,2%, trong đó cá cảnh xuất khẩu ước đạt 3,22 triệu con, tăng 19,4%...
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ, nhanh chóng, đảm bảo không xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm, góp phần duy trì và phát triển ngành chăn nuôi.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: đã tổ chức sơ kết công tác xây dựng nông thôn mới; đến nay đã có 27 xã (trong đó có 6 xã điểm) cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí; tính chung tại 56 xã xây dựng nông thôn mới, bình quân số tiêu chí đạt được là 17 tiêu chí (tăng 4 tiêu chí so năm 2012). Có 1 xã thấp nhất đạt 13 tiêu chí; huyện Củ Chi đạt 18 tiêu chí, huyện Hóc Môn đạt 17 tiêu chí, huyện Bình Chánh đạt 16 tiêu chí, huyện Nhà Bè đạt 19 tiêu chí và huyện Cần Giờ đạt 17 tiêu chí. Đang tập trung kiểm tra huyện Củ Chi, Nhà Bè để công nhận hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Chương trình đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ và phát huy sức dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới như bà con nông dân tại các xã đã hiến đất làm đường, làm trường học, xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, thực hiện phong trào nông dân hợp tác, sản xuất giỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả cây trồng, vật nuôi, giúp nhau làm ăn, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững, góp phần rất thiết thực nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình nông nghiệp đô thị, nông thôn mới. Phong trào thi đua “Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” đã xóa được 2.367/2.367 căn nhà tạm, nhà dột nát tại 5 huyện, đạt tỷ lệ 100%.
- Khu Nông nghiệp Công nghệ cao: tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững[18].
- Đầu tư toàn xã hội: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố ba tháng ước đạt 16.053 tỷ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2%); trong đó, chi đầu tư phát triển từ ngân sách 2.993 tỷ đồng, đạt 19,58% kế hoạch vốn (chưa kể vốn ODA), tăng 34% so cùng kỳ. Thành phố đã ban hành Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2015 về giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2015 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách Thành phố và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng số vốn giao là 19.282,868 tỷ đồng, trong đó đã ưu tiên bố trí kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án, công trình trọng điểm của Thành phố.
- Đầu tư trong nước: Thành phố tiếp tục triển khai phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà, ba tháng đầu năm đã có 1.260 doanh nghiệp đăng ký thành công và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2015, tình hình đầu tư trong nước đạt kết quả khả quan: có 5.682 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 27.392,4 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 9,4% về số lượng doanh nghiệp và tăng 6,1% về vốn đăng ký). Có 9.714 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với số vốn bổ sung 30.523,3 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 5,8% về số lượt doanh nghiệp và tăng 13,9% về vốn bổ sung). Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 57.915,7 tỷ đồng, tăng 10,1% so cùng kỳ.
Hai tháng đầu năm có 2.159 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động. Tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2015 có 532 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (bằng 9,4% số doanh nghiệp thành lập mới), giảm 7,5% so cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp đăng ký trên hệ thống (đã trừ giải thể) là 238.653 doanh nghiệp.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2015, Thành phố tiếp tục thu hút nhiều dự án đầu tư: có 100 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 571,1 triệu đôla Mỹ (so cùng kỳ tăng 40,8% về số dự án và giảm 17% về vốn). Có 35 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư 163,7 triệu đôla Mỹ (so cùng kỳ tăng 45,8% về số dự án và tăng 165,1% về vốn điều chỉnh). Tính chung tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn 734,8 triệu đôla Mỹ, giảm 2% so cùng kỳ.
- Vốn viện trợ phát triển (ODA): Thành phố đang quản lý 3 dự án đã hoàn thành đang theo dõi trả nợ và 14 dự án với tổng vốn đầu tư 113.231,461 tỷ đồng (trong đó: 95.633,198 tỷ đồng vốn ODA, 17.598,263 tỷ đồng vốn đối ứng. Ước giải ngân ba tháng đầu năm 1.044,532 tỷ đồng, (trong đó: 941,020 tỷ đồng vốn ODA; 103,512 tỷ đồng vốn đối ứng).
- Hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước: Thành phố cơ bản hoàn thành công tác chuyển đổi, cổ phần hóa 11/15 doanh nghiệp theo kế hoạch. Việc tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của 10 doanh nghiệp Nhà nước mang lại lợi ích thiết thực đối với Nhà nước[19], người lao động[20], nhà đầu tư[21]. Tuy nhiên tiến độ sắp xếp các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có tồn tại về tài chính nhìn chung còn chậm.
6. Thu - chi ngân sách: ngay từ đầu năm, các giải pháp về thu chi ngân sách được các ngành, các cấp thực hiện đồng bộ, khẩn trương.
Thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện ba tháng đầu năm 2015 là 68.296 tỷ đồng, đạt 25,7% dự toán và tăng 4,99% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 26,9%). Nếu không tính thu từ dầu thô thì tổng thu ngân sách Nhà nước là 62.779 tỷ đồng, đạt 26,85% dự toán, tăng 10,26% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 30,82%). Trong đó, thu nội địa 41.779 tỷ đồng, đạt 29,06% dự toán, tăng 14,14% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 21.000 tỷ đồng, đạt 23,33% dự toán, tăng 3,28% so cùng kỳ.
Chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) ước thực hiện ba tháng đầu năm là 8.861 tỷ đồng, đạt 16,22% dự toán và tăng 16,68% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 2.998 tỷ đồng (đạt 14,03% dự toán và tăng 33,85% so cùng kỳ); chi thường xuyên 5.808 tỷ đồng, đạt 18,44% dự toán và tăng 8,55% so cùng kỳ.
7. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị
- Quản lý quy hoạch: Thành phố tiếp tục tăng cường triển khai, thực hiện nghiêm túc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 gắn với Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 1309/KH-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Chuẩn bị ban hành Quyết định về hướng dẫn trình tự lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố.
- Quản lý xây dựng, chương trình nhà ở: Thành phố chỉ đạo xem xét về cách tính diện tích căn hộ theo Thông tư 03/TT-BXD của Bộ Xây dựng, để áp dụng cho các trường hợp bố trí tái định cư thuộc Chương trình đầu tư xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị Thủ Thiêm, Quận 2 và các dự án khác trên địa bàn quận - huyện; đề xuất chế tài xử lý các chủ đầu tư thực hiện dự án chậm tiến độ. Đã cấp 11.848 giấy phép xây dựng với tổng diện tích sàn xây dựng là 4.394.171,91 m2.
Chỉ đạo thực hiện báo cáo tổng kết công tác di dời, tháo dỡ, xây dựng mới chung cư cũ từ năm 2010 - 2015; dự thảo Kế hoạch di dời, tháo dỡ các chung cư cũ giai đoạn 2014 - 2015; lập dự toán kinh phí kiểm định chung cư cũ theo quy định; kiểm tra thực địa, làm việc với các chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân quận - huyện để hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện di dời, tháo dỡ, cải tạo và xây dựng mới của 06 chung cư cũ[22]; xem xét đầu tư Dự án chung cư số 251 đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình. Chương trình di dời, tái định cư 15.000 hộ dân sống trên và ven kênh, rạch đến nay đã di dời 10.470 hộ dân, đạt 69,8% kế hoạch.
Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở trên địa bàn tỉnh đến ngày 28/02/2015 có 2.726 khách hàng tiếp cận vay vốn, đã ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thương mại, tổng hạn mức tín dụng đã ký kết là 2.168,96 tỷ đồng, trong đó, số lượng khách hàng còn dư nợ là 2.589 khách hàng, doanh số cho vay lũy kể từ đầu chương trình là 1.382,14 tỷ đồng, dư nợ hiện tại là 1.311,13 tỷ đồng.
Về phát triển nhà ở xã hội: Kiểm tra thực địa, giải quyết các vướng mắc và hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện 8 dự án nhà ở xã hội[23] và các dự án có liên quan đến chuyển đổi sang nhà ở hoặc điều chuyển quỹ nhà ở xã hội; tổ chức Tọa đàm về “Lựa chọn căn hộ kết nối gói 30.000 tỷ đồng”. Đã cho thuê, thuê mua 830 căn hộ, trong đó có 323 căn hộ thuộc sở hữu nhà nước, 507 căn hộ có nguồn vốn ngoài ngân sách.
Về phát triển nhà lưu trú công nhân: xem xét điều chỉnh quy chế quản lý nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở và quy chế cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho công nhân thuê; kiểm tra thực địa, hướng dẫn và hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện 7 dự án nhà lưu trú công nhân[24]. Khánh thành nhà lưu trú công nhân khu chế xuất Linh Trung 2.
- Tình hình thị trường bất động sản: có tín hiệu phục hồi rõ nét, tồn kho tiếp tục giảm, lượng căn hộ giao dịch tăng và giá ổn định. Đến nay đã giải quyết được 8.208 căn hộ trên tổng số 14.490 căn hộ tồn kho vào cuối năm 2012 (chiếm 56,64%), chủ yếu là các dự án căn hộ có diện tích nhỏ (dưới 70 m2) có giá bán trung bình, các dự án đã hoàn thành và những dự án ở khu vực có hạ tầng hoàn chỉnh.
Thành phố đã cấp 2.293 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức và 6.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; ban hành 19 quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án với tổng diện tích 219.846 m2. Tiếp tục tăng cường triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011 - 2015; đã ban hành 15 quyết định giao đất cho các nhà đầu tư; đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức cá nhân trên địa bàn.
- Tình hình triển khai công trình xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm: Trong ba tháng đầu năm, Thành phố đã tiếp và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu về quy hoạch và cơ hội hợp tác, đầu tư vào dự án; lũy kế đến nay đã chi trả bồi thường 17.282,838 tỷ đồng với diện tích đất bồi thường là 715,91 ha/719,9 ha (đạt 99,44% tổng diện tích gồm cả diện tích giao thông, sông rạch). Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu phức hợp Tháp quan sát (khu 2b); phê duyệt quy hoạch chi tiết và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 Khu nhà thấp tầng (Khu II) thuộc khu dân cư phía Nam đường Mai Chí Thọ trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; đang tiến hành thủ tục phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu 2a - Khu lõi trung tâm. Ngoài ra, Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc tại Khu chức năng số 3, 4 (gồm hạng mục mở rộng đường Bắc - Nam nối cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ), Quảng trường trung tâm và công viên đã được Thủ tướng Chính phủ thuận chủ trương thực hiện theo hình thức hợp đồng BT, đang tiến hành các thủ tục theo quy định để triển khai thực hiện.
- Tình hình thực hiện một số công trình trọng điểm: Dự án đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (Phạm Văn Đồng) đã thông xe đoạn từ ngã ba Linh Đông đến nút giao thông Linh Xuân; Dự án tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên đang thi công nền móng đoạn từ Quận 2 đến quận Thủ Đức và cầu qua sông Sài Gòn; Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã thông xe toàn tuyến.
Đã thi công hoàn thành một số công trình trước Tết Nguyên Đán tạo bộ mặt mới về giao thông của Thành phố, đồng thời tăng thêm diện tích mặt đường dành cho giao thông, góp phần vào việc phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết được nhanh chóng, thuận lợi, an toàn như công trình Nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ, quận 1 (đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Lê Lợi); thông xe và đưa vào khai thác sử dụng tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (đoạn từ nút giao thông Linh Đông đến cuối tuyến) kết nối với Quốc lộ 1 tại ngã tư Linh Xuân, tạo hướng kết nối giao thông thông suốt và giảm áp lực giao thông trên tuyến Quốc lộ 1, Xa lộ Hà Nội; thông xe đường chui dưới cầu Điện Biên Phủ - đường Hoàng Sa; Nút giao Hương lộ 2 - Quốc lộ 1; cầu Ồng Buông 2, quận 6; cầu Kiệu kết nối quận Phú Nhuận với quận 1; đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Dây (đoạn từ Quốc Lộ 51 đến cuối tuyến);... tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại trong dịp Tết và góp phần giải quyết đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực này.
- Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân: Công suất phát nước bình quân ba tháng đầu năm ước đạt 1,57 triệu m3/ngày, tổng sản lượng nước sản xuất ước đạt 141,378 triệu m3, đạt 24,33% kế hoạch và bằng 99,76% so năm 2014. số hộ dân được cấp nước sạch là 1.548.397 hộ, nâng tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 83,23% (có kiểm soát), bình quân đạt 132 lít/người/ngày. Công suất cấp nước hiện hữu của các nhà máy và chất lượng nước cung cấp giữ ổn định; các dự án giảm thất thoát nước, thất thu Vùng 1 và các khu vực thí điểm đạt kết quả khả quan, giảm lượng nước rò rỉ, kéo giảm tỷ lệ nước thất thoát pòn 32,43%, giảm 0,42% so cuối năm 2014.
- Tình hình ngập nước: Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện 9 công trình cấp bách chống ngập; công tác duy tu, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập nước. Tiếp tục vận hành 1.077 van ngăn triều, 29 trạm bơm với 43 máy bơm cố định và di động cùng với việc vận hành đồng bộ các cống kiểm soát triều lớn Bình Triệu, Rạch Lăng, Bình Lợi, Nhiêu Lộc-Thị Nghè góp phần xóa giảm ngập cho các khu vực Bình Thạnh, khu vực Tân Hóa-Lò Gốm... Đã hoàn thành đưa vào vận hành 1 tuyến cống thoát nước với chiều dài 399 m góp phần tăng năng lực thoát nước cho Thành phố.
- Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu: Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được duy trì tốt; đã triển khai hiệu quả Kế hoạch vệ sinh môi trường Thành phố đón Xuân Ất Mùi năm 2015. Tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 2838/QĐ-UBND ngày 11 tháng 06 năm 2014 về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 34-CTrHĐ/TU của Thành ủy và Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội Nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Công tác phối hợp với các tổ chức quốc tế trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Thành phố được duy trì thực hiện tốt. Đã phối hợp với thành phố Osaka tổ chức đối thoại cấp thị trưởng trong khuôn khổ Chương trình phát triển thành phố cacbon thấp; hội thảo về Phát triển chu trình tái chế chất thải thực phẩm từ chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn; phối hợp với thành phố Rotterdam tổ chức hội thảo Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cho các thành phố vùng châu thổ và những lợi ích khi thực hiện.
- Về văn hóa: Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, tuyên truyền cổ động chính trị, văn nghệ quần chúng gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử dân tộc, tiêu biểu như: các hoạt động Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2015)[25]; Chương trình Dâng hương các Vua Hùng tại Khu tưởng niệm các Vua Hùng - Công viên Lịch sử, Văn hóa Dân tộc; Họp mặt Truyền thống Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và các chương trình văn hóa - nghệ thuật, lễ hội phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015[26].
Đã điều động các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, các đội chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết, phối hợp chặt chẽ với các quận huyện để phân bổ hợp lý các đơn vị biểu diễn cho các địa bàn trọng điểm, vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ tăng thêm suất diễn chuyên nghiệp phục vụ Tết tại quận huyện vùng ven, ngoại thành, các trường trại và các đơn vị lực lượng vũ trang trực chiến[27].
Công tác thanh tra, kiểm tra các tụ điểm kinh doanh lĩnh vực văn hóa được thực hiện thường xuyên, góp phần làm lành mạnh môi trường hoạt động văn hóa trên địa bàn; đã kiểm tra chuyên ngành 83 cơ sở kinh doanh văn hóa, quảng cáo, nhà hàng, khách sạn, xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức và cá nhân với tổng số tiền phạt trên 1,961 tỷ đồng.
Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và công tác quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có nhiều chuyển biến tích cực. Trong ba tháng đầu năm, tổng số khách tham quan 7 bảo tàng ước đạt 580.600 lượt, về hoạt động thư viện, Thành phố tổ chức 1 buổi triển lãm phục vụ 1.926 lượt tài liệu thu hút 1.791 lượt bạn đọc; Thư viện thanh thiếu niên và Thư viện số lưu động - Bánh xe tri thức đã thu hút 14.080 lượt bạn đọc, phục vụ 42.732 lượt tài liệu.
- Về giáo dục và đào tạo: các cấp học, bậc học tổ chức Hội nghị sơ kết học kỳ I, rà soát thực hiện kế hoạch năm học, định hướng nội dung trọng tâm của học kỳ II năm học 2014 - 2015; chất lượng dạy và học được nâng lên. Công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường được quan tâm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống của các trường đa dạng, phong phú. Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện Đề án thí điểm giữ trẻ mầm non từ 6 đến 18 tháng tuổi, đặc biệt quan tâm tháo gỡ các khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân viên nuôi dưỡng. Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm ưa, giám sát đối với hoạt động dạy thêm - học thêm tại các đơn vị. Cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học đạt hiệu quả cao. Theo dõi và đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng trường lớp, nhất là 3 công trình tại huyện đảo Trường Sa, Côn Đảo và Lý Sơn.
- Về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Đề án giảm tải bệnh viện tiếp tục được thực hiện; Thành phố thành lập Khoa sản nhi tại các bệnh viện quận - huyện, phòng khám vệ tinh[28], khoa vệ tinh[29], triển khai mô hình Bác sĩ Gia đình[30], thực hiện Đề án luân phiên cán bộ y tế[31], chuyển giao kỹ thuật chuyên môn nhằm nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh viện tuyến quận - huyện... Bên cạnh đó, cũng đã thực hiện đề án giảm tải bệnh viện tại các tỉnh thành[32] nhằm nâng cao công tác khám chữa bệnh cho người dân và giảm tải tại các bệnh viện tuyến Thành phố.
Trong ba tháng đầu năm[33], có 2.985 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng 42,89% so cùng kỳ; có 2 trường hợp tử vong tại Quận 3, Bình Tân. Có 1.155 ca tay chân miệng nhập viện, giảm 18,55% so cùng kỳ, không có trường hợp tử vong. Mặc dù chưa có trường hợp mắc Ebola nhưng Thành phố đã tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch, Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố hàng ngày tiếp tục nhận thông tin hành khách đến Việt Nam từ những quốc gia có dịch Ebola qua sân bay Tân Son Nhất từ Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế chuyển về cho 24 quận - huyện giám sát và nhận phản hồi từ quận - huyện. Các bệnh viện, trung tâm y tế bố trí đội ngũ y, bác sĩ trực cấp cứu 24/24, đảm bảo tốt việc cấp cứu, điều trị, khám chữa bệnh cho nhân dân trong những ngày trước, trong và sau Tết.
Trong ba tháng đầu năm xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể[34], với 145 người mắc, không có trường hợp tử vong; các ngành chức năng thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm đến các cơ sở ăn uống, đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể trên địa bàn. Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2015[35]. Đã xử phạt vi phạm hành chính 32 cơ sở hành nghề y với tổng số tiền phạt khoảng 319,45 triệu đồng và 164 cơ sở hành nghề dược với tổng số tiền phạt khoảng 1.159,25 triệu đồng.
- Về thể dục - thể thao: Đối với thể thao thành tích cao, đã tổ chức thành công 7 giải thể thao cấp Thành phố[36], đăng cai tổ chức 2 giải quốc tế, 3 giải toàn quốc và đã cử vận động viên, huấn luyện viên tham gia các giải thi đấu trong nước, quốc tế[37], chuẩn bị tham dự các giải toàn quốc và quốc tế chính thức, đặc biệt là SEA Games 28 - 2015, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX năm học 2015 - 2016... Đồng thời, tiếp tục mời huấn luyện viên trong nước huấn luyện kỹ thuật nhào lộn cho đội tuyển wushu thành phố; 8 chuyên gia huấn luyện đội tuyển gồm Aerobic (Bulgaria), Bơi và Thể dục dụng cụ (Trung Quốc), Bóng rổ (Philippines), Cờ vây (Hàn Quốc), Karatedo (Iran). Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa, công tác đào tạo nâng cao thành tích thể thao thành tích cao và các hoạt động thể dục thể thao khác; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu trọng tâm của kế hoạch 2011- 2015. Hoạt động thi đấu thể thao quần chúng được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đã có hơn 200 giải phong trào thu hút nhiều đối tượng tham gia, đáp ứng nhu cầu tham gia tập luyện, thi đấu thể thao của người dân.
- Phát triển khoa học và công nghệ: Tiếp tục thực hiện thí điểm hợp đồng đặt hàng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục thanh quyết toán các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học; ưu tiên thực hiện thủ tục đăng báo 10 đề tài thí điểm chưa ký hợp đồng trong năm 2015. Thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho 3 doanh nghiệp. Chợ thiết bị - công nghệ trên mạng (techmart online) có 1.386 lượt thành viên chào bán, 4.937 lượt thành viên tìm mua một số thiết bị và công, tăng 78 công nghệ - thiết bị so cùng kỳ; Chợ thiết bị - công nghệ thường xuyên (techmart daily) tổ chức trưng bày, giới thiệu 128 công nghệ, thiết bị của 59 đơn vị sẵn sàng cung cấp, chuyển giao, tổ chức 3 kỳ hội thảo trình diễn công nghệ theo đặt hàng của doanh nghiệp; Sàn Giao dịch công nghệ ký kết 1 hợp đồng chuyển giao công nghệ “Cung cấp thiết bị sản xuất nước giải khát thảo mộc đóng lon” giữa Trung tâm Phát triển Công nghệ và Thiết bị Liduta và Công ty Chế biến Thực phẩm MH Việt Nam.
- Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình: các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố, Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố có nhiều nội dung, tác phẩm báo chí, chuyên mục phát hình, phát thanh sâu sắc, tập trung tuyên truyền các hoạt động mừng Xuân, mừng Đảng; kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng đến kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; thông tin những thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt những nỗ lực của Thành phố góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội năm 2015. Trong ba tháng đầu năm, Đài Truyền hình Thành phố phát hình hơn 3.048 bản tin thời sự và chính trị, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố phát sóng 23 chương trình (thời lượng 1.710 giờ) liên tục, chọn thời điểm quan trọng để đưa tin, truyền hình, phát thanh các chương trình đặc sắc, có ý nghĩa giáo dục, nhất là các chương trình nhằm tuyên truyền ngày tết truyền thống, tập quán sum họp gia đình khi xuân về.
- Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Thành phố thường xuyên tổ chức hoạt động giới thiệu việc làm và tư vấn hướng nghiệp miễn phí, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tìm kiếm lao động; các tổ chức đoàn thể tổ chức một số chương trình đồng hành với người lao động và người sử dụng lao động thông qua việc tìm kiếm những ứng viên để giới thiệu cho các tổ chức, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng cũng đã góp phần làm giảm tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết. Trong ba tháng đầu năm đã giải quyết việc làm cho 72.803 lao động, tăng 1,12% so cùng kỳ; trong đó, lao động có việc làm ổn định 48.582 người, việc làm mới được tạo ra 30.172 chỗ, tăng 0,97% so cùng kỳ; đồng thời thông qua các Quỹ hỗ trợ[38] đã thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động.
Công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa tiếp tục phát triển, tăng số lượng và hiệu quả ở các cấp độ đào tạo. Trong ba tháng đầu năm, đã cấp 8 giấy chứng nhận đăng ký mới và 6 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch Lễ tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cán bộ, chuyên gia huấn luyện và thí sinh Thành phố Hồ Chí Minh đạt giải cao tại kỳ thi tay nghề quốc gia lần thứ VIII và ASEAN lần thứ X năm 2014. Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các xã nông thôn mới thuộc các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn.
- Công tác giảm nghèo, tăng hộ khá và bảo đảm an sinh xã hội: Tính đến nay, số hộ nghèo còn 27.866 hộ, chiếm 1,42% tổng hộ dân Thành phố; số hộ cận nghèo còn 57.085 hộ, chiếm 2,91% tổng hộ dân Thành phố.
Thành phố đã duyệt cấp 138.364 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2015; xây dựng 33 nhà tình thương với kinh phí 1,435 tỷ đồng, chống dột 27 căn với kinh phí 378 triệu đồng cho hộ nghèo Thành phố. Trong kỳ, đã đào tạo nghề ngắn hạn cho 25 lao động nghèo và giải quyết việc làm cho 208 lao động nghèo. Tổ chức Lễ tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 288 Mẹ (trong đó đang phụng dưỡng 25 Mẹ).
- Công tác thực hiện chăm lo Tết trên địa bàn Thành phố: Đã triển khai thực hiện Công văn số 498/UBND-VX ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch kinh phí chăm lo tết cho các đối tượng trong dịp Tết Ất Mùi năm 2015 đến tất cả 24 quận, huyện trên địa bàn với tổng kinh phí là 365,390 tỷ đồng, tăng 75,17 tỷ đồng so năm 2014.
Đến ngày 16 tháng 02 năm 2015 (28 tháng Chạp, Âm lịch), Thành phố hoàn tất việc đi thăm, chúc Tết và tặng quà cho các địa phương bạn, hộ nghèo, gia đình diện chính sách và các đơn vị trên địa bàn; tổ chức chúc thọ, mừng thọ các cụ thọ 100 tuổi; thăm, tặng quà các đồng chí Lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nguyên lãnh đạo Ban Hoa vận Thành ủy đã nghỉ hưu, đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu... Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người lao động trong dịp Tết Ất Mùi năm 2015 được thực hiện chu đáo, tất cả mọi người, mọi nhà đều đón Tết cổ truyền dân tộc trong không khí vui vẻ, đầm ấm.
9. Công tác tiếp công dân, cải cách hành chính, tư pháp và đối ngoại
- Công tác tiếp công dân: Trong ba tháng đầu năm, đã tổ chức tiếp công dân 11.390 lượt (tiếp thường xuyên 9.600 lượt, lãnh đạo tiếp 1.790 lượt) đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh, so cùng kỳ tăng 1.497 lượt, tăng 15% (cùng kỳ 9.893 lượt). Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu trong lĩnh vực hành chính, chiếm 98%; trong đó đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có tỷ lệ trên 60%. Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận là 1.169 đơn (1.017 đơn khiếu nại và 152 đơn tố cáo), so cùng kỳ giảm 219 đơn, giảm 15% (cùng kỳ 1.388 đơn). Đã xử lý 1.115/1.169 đơn, đạt tỷ lệ 95% (chuyển kỳ sau xử lý là 54 đơn), so cùng kỳ giảm 308 đơn thuộc thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 25% (cùng kỳ 1.220 đơn). Tổng số đơn khiếu nại đã giải quyết trên tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền 427/912 đơn, đạt tỷ lệ 47%. Tổng số đơn tố cáo đã giải quyết trên tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền 31/70 đơn, đạt tỷ lệ 44%.
- Cải cách hành chính: Thành phố đã ban hành Báo cáo số 17/BC-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2015 về kết quả thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014; tổ chức khai giảng các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015; công bố điểm thi tuyển công chức theo Thông báo số 232/TB-HĐTTCT ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Hội đồng thi tuyển công chức và tiếp nhận đơn phúc khảo của thí sinh theo đúng quy định; ban hành Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2015 về tổ chức thi, tuyển công chức năm 2015.
- Công tác tư pháp: công tác kiểm soát thủ tục hành chính ngày càng đi vào nề nếp, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính mới theo quy định, công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội Thành phố. Kiện toàn hệ thống cán bộ làm đầu mối công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố. Tổng số thủ tục hành chính hiện nay là 2.182 thủ tục (giảm 10 thủ tục hành chính, tỷ lệ giảm 0,5%). Trong đó, số thủ tục áp dụng tại sở - ban - ngành là 1.581 thủ tục; áp dụng tại Ủy ban nhân dân quận - huyện là 474 thủ tục; áp dụng tại Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn là 127 thủ tục.
- Công tác đối ngoại và hợp tác trong nước và quốc tế: Thành phố đã đón tiếp 20 đoàn khách quốc tế[39]. Lãnh đạo thành phố dẫn đầu 3 đoàn đi công tác nước ngoài[40] và có 21 cuộc tiếp khách[41], đã gặp gỡ các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện nước ngoài nhân dịp đầu xuân nhằm thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu phát triển của Thành phố năm 2015. Tổ chức Tọa đàm “Hội nhập quốc tế - một số vấn đề đặt ra đối với nước ta từ 2015” cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp về cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đã phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Xuân quê hương với chủ đề “Tổ quốc Vinh quang” đón kiều bào về nước vui Tết cổ truyền dân tộc. Chương trình có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước với 1.000 đại biểu kiều bào đại diện cộng đồng 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức họp mặt các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức ngoại giao đoàn trong không khí ấm cúng, thân tình, khẳng định mối quan hệ bền chặt và tình hữu nghị tốt đẹp giữa Thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế. Bên cạnh các Chương trình đón tiếp, hỗ trợ gần 760.000 lượt kiều bào về thăm gia đình tại sân bay Tân Sơn Nhất; Chương trình thăm viếng, giao lưu, phục vụ kiều bào nghèo đang sống tại Lào, Campuchia,... được tổ chức chu đáo, đậm đà bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.
Đến nay, Thành phố đã ký kết hợp tác kinh tế-xã hội với 35 tỉnh, thành phố trong cả nước trên nhiều lĩnh vực, góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển các tỉnh cũng như thành phố; đồng thời giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, hạn chế di dân vào Thành phố.
10. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội
Trong ba tháng đầu năm, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững ổn định. Lực lượng công an đã triển khai tăng cường nắm sát tình hình, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả, đảm bảo tuyệt đối an toàn dịp Tết Ất Mùi và các lễ hội, sự kiện chính trị quan trọng.
- Phạm pháp hình sự: đã xảy ra 855 vụ phạm pháp hình sự (giảm 53 vụ so cùng kỳ, tương ứng giảm 5,83%); làm chết 10 người, bị thương 139 người, thiệt hại tài sản trên 55 tỷ đồng. Do tập trung triển khai cao điểm trấn áp các loại tội phạm trong dịp Tết Ất Mùi và hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ được phát huy tối đa, kết hợp công tác tuần tra mật phục, số vụ phạm pháp hình sự được kéo giảm ở hầu hết các loại án; đã điều tra khám phá 520 vụ, bắt 609 tên (đạt tỷ lệ 60,81%).
- Tội phạm ma túy: đã tăng cường triển khai công tác đấu tranh khám phá 9 chuyên án, 18 hiềm nghi, phát hiện xử lý 244 vụ, bắt 494 đối tượng, thu giữ các tang vật và phương tiện vi phạm. Thực hiện kế hoạch đưa người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội, tiến hành kiểm tra 7.727 trường hợp, phát hiện 4.631 kết quả dương tính, có 2.456 quyết định của phường, xã, thị trấn đưa vào cơ sở xã hội và ban hành 1.419 quyết định của Tòa án đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Vi phạm kinh tế và môi trường: Thành phố đã tăng cường công tác nắm tình hình các ngành trọng điểm, giá cả các mặt hàng thiết yếu; tăng cường xác minh, rà soát các tụ điểm, các tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp về buôn lậu; qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh khám phá 3 chuyên án, 6 hiềm nghi, phát hiện 148 vụ vi phạm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng hóa không hóa đơn, chứng từ, hàng giả... thu giữ nhiều hàng hóa trị giá trên 12 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện 50 vụ vi phạm, ra quyết định xử phạt 24 vụ với số tiền 1,844 tỷ đồng.
- Tệ nạn mại dâm và các tệ nạn xã hội: đã triệt phá 14 vụ tổ chức, mua bán dâm, bắt giữ xử lý 63 đối tượng; lập biên bản 236 cơ sở vi phạm về các hành vi kinh doanh không phép, hoạt động quá giờ, sử dụng tiếp viên không hợp đồng lao động của các dịch vụ giải trí. Điều tra xử lý 82 vụ cờ bạc, bắt 650 đối tượng, thu giữ khoảng 700 triệu đồng và một số tài sản khác.
- Trật tự an toàn giao thông: triển khai thực hiện các đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Ất Mùi năm 2015, ba tháng đầu năm đã kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ trên cả 3 mặt; đã xảy ra 895 vụ tai nạn giao thông đường bộ, giảm 150 vụ (giảm 14,35%), làm 172 người chết, giảm 26 người (giảm 13,13%), bị thương 798 người, giảm 172 người (giảm 17,73%). Đã hạn chế, không để xảy ra ùn tắc giao thông trên 30 phút; ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra tình trạng đua xe trái phép.
- Về phòng, chống cháy, nổ: đã xảy ra 154 vụ cháy (giảm 17 vụ so cùng kỳ), có 1 người chết (giảm 2 người so cùng kỳ), 6 người bị thương (tăng 3 người so cùng kỳ); thiệt hại về tài sản ước tính 2,4 tỷ đồng. Xảy ra 2 vụ nổ (tương đương cùng kỳ), có 2 người chết, 5 người bị thương (giảm 2 người chết, 4 người bị thương so cùng kỳ). Lực lượng chức năng nhận được 37 tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ (tăng 19 tin so cùng kỳ), đã điều động lực lượng, phương tiện triển khai cứu nạn, cứu hộ, cứu được 27 người và tìm được 12 thi thể nạn nhân bàn giao lại cho địa phương và gia đình.
- Quốc phòng - an ninh: Thành phố đã hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt I năm 2015, đã tuyển 2.000 thanh niên nhập ngũ; trong đó Đảng viên 126 đồng chí (chiếm 6,3%), Đoàn viên 1.833 đồng chí (chiếm 91,65%), trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học 793 đồng chí, (chiếm 39,65%), tăng 13,7% so cùng kỳ. Đã chủ động triển khai các biện pháp nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh hiệu quả với các tổ chức phản động, đối tượng cực đoan chống đối trong và ngoài nước, ngăn chặn kịp thời các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không để xảy ra tình hình phức tạp, đột biến bất ngờ; đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn.
III. Kết quả thực hiện 6 Chương trình đột phá
Qua thực tiễn tổ chức thực hiện đã khẳng định việc đề ra 6 Chương trình đột phá là chủ trương đúng, cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trước mắt và lâu dài, phù hợp với chủ trương chung của Trung ương về thực hiện nội dung đột phá chiến lược và tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, cạnh tranh và phát triển bền vững.
Chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị, giáo dục đại học, cao đẳng, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước tham gia thị trường lao động kỹ thuật cao trong khu vực Asean và quốc tế; đội ngũ doanh nhân được trang bị kỹ năng quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nhận thức chính trị vững vàng; các tài năng lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao được phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy sở trường, gắn với bảo tồn giá trị phi vật thể quý báu của các bộ môn nghệ thuật truyền thống dân tộc, các bộ môn thành tích cao. Nguồn nhân lực y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu của ngành, với cơ cấu, phân bổ hợp lý, góp phần nâng cao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
Đã góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cải tiến lề lối làm việc, đẩy mạnh kiểm soát thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Kiện toàn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh phân cấp, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố.
Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đã đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao, gắn với từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế; tăng dần giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ và tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu, phát triển nông nghiệp đô thị, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Một số công trình giao thông trọng điểm đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối Vùng Thành phố Hồ Chí Minh, tạo diện mạo mới cho hệ thống hạ tầng giao thông đô thị; nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng giao thông hiện có.
Tình trạng ngập nước tại khu vực trung tâm được giải quyết cơ bản. Mức độ ô nhiễm không khí, nước mặt, nước ngầm, tiếng ồn, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại giảm đáng kể.
* Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới như
Việc triển khai Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn chậm. Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc, thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm, chưa chủ động nghiên cứu, đề ra giải pháp đột phá đẩy mạnh cải cách hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách, thiếu sự phân công, phân nhiệm rõ ràng.
Kinh tế thành phố tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu đề ra, thiếu vững chắc. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, nhất là nhân tố khoa học - công nghệ và quản lý. Chưa có chính sách, giải pháp đột phá để hỗ trợ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chậm đầu tư công nghiệp hỗ trợ.
Nguồn vốn ngân sách hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư; các dự án triển khai chậm tiến độ và không đồng bộ. Việc huy động, khai thác, kêu gọi xã hội hóa trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thành phố còn nhiều khó khăn và kết quả hạn chế.
Việc giải quyết các điểm ngập thời gian qua chưa bền vững, phát sinh các điểm ngập mới và các điểm tái ngập; vẫn còn tình trạng lấn chiếm kênh, rạch làm thu hẹp dòng chảy, giảm khả năng thoát nước. Chưa kiểm soát được các trường hợp ngập triều do nước tràn bờ từ các khu dân cư ven sông, kênh rạch. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ, tính dự báo chưa cao; việc nghiên cứu, cập nhật, bổ sung quy hoạch chưa kịp thời với điều kiện biến đổi khí hậu.
Nguồn ô nhiễm nhỏ được kiểm soát ít hoặc chưa được kiểm soát; chưa kêu gọi được các đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Một số kênh rạch chất lượng nước vẫn còn vượt nhiều lần so với quy chuẩn. Độ ồn không khí trong giao thông vận tải còn cao; một số dự án, công trình khó hoàn thành theo tiến độ do khó khăn về nguồn vốn vay nước ngoài. Công nghệ tiên tiến áp dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn triển khai chậm.
* Những hạn chế, yếu kém có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do
- Lãnh đạo Thành phố tuy có tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện 6 chương trình đột phá nhưng chưa dành thời gian thỏa đáng để theo dõi, nắm tình hình, lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
- Việc triển khai và tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp còn chậm so với kế hoạch. Một số sở - ngành, quận - huyện chưa phối hợp tốt, quyết liệt, chặt chẽ, chưa thông tin kịp thời, chưa bám sát mục tiêu, kế hoạch của Chương trình đề ra nên kết quả đạt được chưa cao.
- Chưa đầu tư thời gian thỏa đáng để đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, nhất là việc thực hiện các chính sách thu hút đầu tư xã hội vào các chương trình đột phá, để bổ sung, hoàn thiện chính sách; chưa kiên trì, đeo bám kiến nghị cơ quan có thẩm quyền những cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực xã hội và kêu gọi đầu tư nước ngoài để thu hút các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư các dự án, công trình trọng điểm thuộc 6 Chương trình đột phá của Thành phố.
- Tình trạng tăng dân số cơ học nhanh trong những năm gần đây đã tiếp tục gây áp lực cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội vốn đã yếu kém so với yêu cầu phát triển. Việc triển khai thực hiện 6 chương trình đột phá trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp cùng với những khó khăn do hạn chế, yếu kém nội tại của nền kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố.
1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
Lãnh đạo Thành phố đã tập trung quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp tích cực triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2015; thường xuyên theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình, đưa ra những giải pháp sát hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ xuất khẩu, thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội.
Qua ba tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng khá cho thấy kinh tế có bước phát triển tốt, kiểm soát được chỉ số giá cả, chỉ số lạm phát, là sự khởi đầu thuận lợi, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng cho những tháng tiếp theo. Thu hút đầu tư có những tín hiệu tích cực, số doanh nghiệp thành lập mới tăng. Kim ngạch xuất khẩu tăng so cùng kỳ và tiếp tục duy trì mức xuất siêu. Tình hình thu chi ngân sách đạt kết quả tốt, hầu hết các chỉ tiêu thu đều đạt khá so với dự toán và tăng cao hơn so cùng kỳ năm trước, đặc biệt thu từ khu vực kinh tế tăng đến 11,79% so cùng kỳ, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh từng bước phục hồi, các doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Chương trình Bình ổn thị trường tiếp tục đổi mới, phát triển trên nhiều phương diện và khẳng định vai trò là một trong những công cụ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả điều tiết thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đến các tỉnh, thành phố trong nước, nhất là các địa phương có mối quan hệ hợp tác thương mại với Thành phố. Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt mức đăng ký và cam kết tham gia tốt. Thị trường chứng khoán hoạt động khởi sắc. Thị trường bất động sản chuyển biến tích cực với nhiều dự án được triển khai hiệu quả. Hoạt động du lịch thu hút đông đảo du khách quốc tế trong dịp Tết truyền thống. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch tập trung vào các thị trường trọng điểm, đa dạng hóa phương thức và sản phẩm quảng bá, tập trung xây dựng các phương án vận động nguồn lực xã hội hóa góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của từng sự kiện.
Giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng với quy mô được mở rộng, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá, gắn với đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tổ chức chương trình chuyển giao các tiến bộ về giống và áp dụng công nghệ, phát triển giống cây, giống con chất lượng cao. Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tiếp tục được quan tâm. Các công trình cấp bách chống ngập tiếp tục được triển khai thực hiện.
Tết cổ truyền diễn ra trong không khí vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Công tác chăm lo nhân dân đón Tết, đảm bảo an sinh xã hội đối với người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... được xác định là công tác trọng tâm, cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội và các doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện chu đáo, đảm bảo Tết đến với mọi nhà, mọi người. Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, lễ hội, vui chơi giải trí diễn ra khá sôi động, phong phú theo hướng tiên tiến, văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mang nét đặc trưng Thành phố. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, an toàn giao thông được đảm bảo. Công tác đối ngoại được triển khai toàn diện, chủ động, đặc biệt là với các đối tác chiến lược, quan trọng, đối tác tiềm năng nhằm làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố.
* Nguyên nhân đạt được:
Trước những diễn biến bất lợi và thử thách, khó khăn, lãnh đạo thành phố luôn theo dõi sát sao, chia sẻ, đồng hành cùng với cộng đồng doanh nghiệp, đã thực hiện nhiều biện pháp để tháo gỡ, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Đã chủ động đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trong tổ chức thực hiện, phù hợp với điều kiện của Thành phố nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường như cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ lãi suất cho các dự án thông qua chương trình kích cầu đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, đầu tư, xây dựng thương hiệu, thực hiện quyết liệt chương trình bình ổn thị trường, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, thực hiện nghiêm các chính sách hỗ trợ về thuế của chính phủ.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát cơ sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện 6 Chương hình đột phá và các công trình trọng điểm để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ; thường xuyên theo dõi, rà soát, đánh giá việc thực hiện các chương trình, công trình phục vụ dân sinh để có hướng xử lý kịp thời, không để chậm trễ.
2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội Thành phố còn những khó khăn, hạn chế:
Một số hộ nghèo tuy đã vượt chuẩn nghèo giai đoạn 2014 - 2015 của Thành phố (trên 16 triệu đồng/người/năm) nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong ổn định cuộc sống (nhà ở, việc làm), một số trường hợp không thể tự tổ chức cuộc sống, tích lũy thu nhập, còn trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng. Nguồn quỹ giảm nghèo một số địa phương đang còn tồn quỹ và nợ quá hạn cao.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực di sản vẫn còn những khó khăn, vướng mắc về: cơ sở pháp lý trong phân cấp quản lý di tích; trình tự, thủ tục công nhận các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích; trình tự, thủ tục thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình ngoài khu vực bảo vệ nhưng có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích; trình tự đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường tuy có chuyển biến tích cực nhưng chưa hình thành được thói quen thường xuyên trong sinh hoạt; tính tự giác của một số doanh nghiệp chưa cao nên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra ở một số khu vực; công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng còn nhiều bất cập, hạn chế; xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường chưa nghiêm.
Tình hình khiếu kiện vẫn còn diễn biến phức tạp, Cơ quan truyền thông chưa theo kịp thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, chậm định hướng dư luận xã hội về các chủ trương, chính sách của Thành phố.
* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội Thành phố. Trong khi đó, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; công tác dự báo, phân tích, đánh giá tình hình chưa kịp thời; năng lực tham mưu của một số sở, ngành còn hạn chế, chưa nhạy bén, mặc dù phát hiện được những vấn đề phát sinh từ thực tiễn nhưng đề xuất các giải pháp tháo gỡ còn chậm, tính khả thi chưa cao; quan hệ phối hợp trong xử lý công tác thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, thống nhất; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách có nơi, có lúc chưa quyết liệt; kỷ luật, kỷ cương gắn với công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa nghiêm; trách nhiệm công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn thấp, cần phải có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
V. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II năm 2015
Năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng, có nhiều sự kiện kỷ niệm lớn của đất nước và Thành phố, năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 - 2015), Thành phố cần nỗ lực để năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng từ 9,5 - 10%, phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội của Kế hoạch 5 năm đã đề ra. Qua kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 3 tháng đầu năm, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi căn bản, còn nhiều khó khăn, thử thách ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của Thành phố.
Để thực hiện có kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2015, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tiếp tục tăng cường đoàn kết, chung sức, chung lòng, quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ; Kết luận số 238-KL/TU ngày 02 tháng 12 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa IX; Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2014 và Nghị quyết số 16/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân Thành phố; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2015, Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015. Quý II năm 2015, tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1. Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ứng dụng, thương mại hóa thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào các ngành mà Thành phố khuyến khích phát triển, như công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao. Triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, thành lập doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp. Tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền Thành phố; hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật những đổi mới về thông tư, chính sách và thực hiện đúng pháp luật. Thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, Chương trình kết nối ngân hàng với nông dân, nông thôn, phấn đấu hoàn thành cam kết gói tín dụng hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh hanh, hướng đến xuất khẩu. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp khi nước ta ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC), FTA,...
Tiếp tục tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường mới, có tiềm năng để xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cao; tổ chức tốt thị trường nội địa để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng trong nước. Đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm du lịch thông qua các chương trình: du lịch đường thủy, “Dịch vụ đạt chuẩn du lịch”, “Nghệ thuật phục vụ khách du lịch”; Tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch với việc tổ chức các sự kiện du lịch như: “Liên hoan ẩm thực Đất Phương Nam”, “Lễ hội Trái cây Nam bộ”.... Đặc biệt, tổ chức vận hành chính thức Tổng đài thông tin du lịch 1087.
Tiếp tục đẩy mạnh, quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò phát triển nông nghiệp đô thị; phát huy vai trò của nông dân, chăm lo đời sống nông dân và dân cư nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án nông thôn mới tại các xã, nâng cao chất lượng đạt được của từng tiêu chí; đặc biệt đến trước tháng 5 năm 2015 phải phấn đấu cơ bản hoàn thành 56 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, đối với 29 xã chưa đạt 19 tiêu chí, cần tập trung rà soát, dồn sức chỉ đạo, để tạo chuyển biến đến cuối tháng 4 năm 2015 đạt các tiêu chí còn lại, đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của dân cư nông thôn, tập trung ưu tiên các xã còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong đó, huyện Cần Giờ còn 4.436 hộ nghèo có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ 24,7% và 2.879 hộ cận nghèo có thu nhập dưới 21 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ 16,03%).
Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường tiền tệ, đảm bảo hoạt động thị trường tiền tệ và ngân hàng ổn định, tăng trưởng và phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Nắm chắc hoạt động của các tổ chức tín dụng, phối hợp quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, định hướng cho các tổ chức tín dụng tăng cường các giải pháp chủ động xử lý nợ xấu.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động của Thành phố về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Triển khai Chương trình Bình ổn thị trường năm 2015 - Tết Bính Thân 2016 (thực hiện từ ngày 01/4/2015 đến ngày 31/3/2016). Tiếp tục thúc đẩy phát triển hệ thống phân phối; phát triển sâu rộng mạng lưới điểm bán bình ổn thị trường trên địa bàn dân cư, nhất là tại khu vực tập trung sinh viên, công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý giá theo quy định pháp luật.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi và các công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân.
Ưu tiên bảo đảm ổn định điện cho sản xuất; thực hiện kế hoạch phân phối điện hợp lý đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. Tiếp tục triển khai công tác tăng cường sử dụng điện tiết kiệm và an toàn. Tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện; các lớp tập huấn an toàn điện; tư vấn nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện, ngầm hóa kết hợp chỉnh trang làm gọn mạng cáp thông tin liên lạc; kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện trên địa bàn Thành phố.
Triển khai các biện pháp quản lý, khai thác, bồi dưỡng nguồn thu; phân loại nợ đọng thuế để đôn đốc, thu nộp thuế kịp thời, thu đúng, thu đủ, chống thất thu ngân sách Nhà nước, hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh Trung ương giao; thực hiện các giải pháp tạo nguồn bổ sung vốn đầu tư cho các dự án công trình trọng điểm, cấp bách. Tiết kiệm trong sử dụng ngân sách, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đánh giá tình hình thu phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắp, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải công nghiệp để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp. Xây dựng quy chế quản lý nợ chính quyền địa phương gồm các khoản vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
2. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị bền vững
Đổi mới, nâng cao chất lượng, công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị làm nền tảng thực hiện đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và phát triển kinh tế Vùng.
Đẩy mạnh thực hiện các chương trình hành động của Thành ủy về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển hạ tầng giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, đảm bảo khả năng kiểm soát triều, tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp xây dựng các hồ điều tiết tại các khu vực phù hợp, tăng cường mảng xanh. Tiếp tục kiểm tra việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án phát triển nhà ở, phát triển khu đô thị theo quy hoạch và dự án được phê duyệt; kiểm tra việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ tại các dự án phát triển nhà ở, phát triển khu đô thị theo Thông tư 02/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hoàn thiện dự thảo quy trình giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố theo Luật Đất đai năm 2013. Tăng cường thu hồi, đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ cho nhu cầu đầu tư trên địa bàn Thành phố. Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Thực hiện quyết liệt kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn vốn ngân sách Thành phố năm 2015 và vốn viện trợ phát triển. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án chuyển tiếp, các dự án thuộc 6 Chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, các công trình, dự án chào mừng các ngày lễ lớn năm 2015, gắn trách nhiệm người đứng đầu, chủ đầu tư với tiến độ thực hiện dự án, lập kế hoạch giải ngân vốn theo tháng, quý để kiểm tra, giám sát. Công khai kết quả giải ngân; thực hiện các biện pháp chế tài nếu không giải ngân, hoặc giải ngân thấp. Thực hiện công tác quyết toán đối với các dự án đã hoàn thành và tập trung rà soát, không bố trí vốn đối với các đơn vị còn nợ quyết toán các dự án, kéo dài trong nhiều năm.
3. Tăng cường bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu
Triển khai hiệu quả Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án thuộc Chương trình giảm ô nhiễm môi trường; hoàn thiện nội dung quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, quy chế phối hợp quản lý tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường vùng giáp ranh của 7 tỉnh/thành phố. Xây dựng đề án tổng thể phát triển mạng lưới quan trắc môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức lấy ý kiến các ngành, các cấp. Phối hợp với các tỉnh, thành thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Rà soát, lập danh mục các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Tiếp tục thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn, công tác quan trắc chất lượng môi trường theo kế hoạch đề ra. Tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài chính, đầu tư cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Phát triển giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội
Tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và bổ túc trung học. Hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập học kỳ II năm học 2014-2015. Chủ động nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, đặc biệt ở các quận, huyện ngoại thành. Thực hiện tốt việc đổi mới mô hình phát triển dựa vào chất lượng, chú trọng giáo dục đạo đức, đưa công tác tư vấn vào trường học nằm kéo giảm tình trạng bạo lực học đường. Tích cực thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi[42], củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án: “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”[43]. Thực hiện có hiệu quả Đề án “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các Trung tâm giáo dục thường xuyên 2010 - 2020”, đảm bảo các trung tâm ổn định về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và các chế độ đãi ngộ để cán bộ, giáo viên, nhân viên yên tâm công tác, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo của trung tâm. Tổ chức Ngày hội 40 năm giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phát triển với chủ đề “Một chặng đường phát triển, đổi mới và hội nhập” giới thiệu các thành tựu giáo dục và đào tạo Thành phố đã đạt được sau 40 năm phát triển và định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm đưa các nội dung của Nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” vào cuộc sống.
Khẩn trương hoàn thành các công trình trọng điểm thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phối hợp tổ chức trang trọng, chu đáo Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước theo đúng nghi thức, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đảm bảo tính giáo dục, nhân văn, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu trong di sản văn hóa dân tộc, qua đó quảng bá, giới thiệu văn hóa, con người Thành phố với bạn bè trong nước và quốc tế; đặc biệt có các phương án bố trí chỗ lưu trú, vui chơi, tham quan, giải trí, sinh hoạt an toàn cho các đoàn khách trong nước và quốc tế đến Thành phố; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, bố trí hợp lý các điểm trông giữ phương tiện đi lại,... tại các khu vực trung tâm, diễn ra lễ hội, khu vực tập trung đông người; kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, không để bị động ảnh hưởng đến các hoạt động đang diễn ra trên địa bàn.
Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần người dân, tập trung nâng cao mức hưởng thụ văn hóa ở 5 huyện ngoại thành. Tiếp tục tổ chức các hoạt động lễ hội, tuyên truyền cổ động chính trị, văn nghệ quần chúng gắn liền với tinh thần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc[44]. Đồng thời, Thành phố triển khai tổ chức các giải thể thao phục vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn; đăng cai tổ chức giải thể thao cấp Thành phố, toàn quốc và quốc tế. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2014 - 2020).
Tiếp tục triển khai và tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động phòng chống các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, não mô cầu, tiêu chảy cấp, cúm A ((H1N1, H5N1, H7N9)... tại các quận huyện không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Tiếp tục đôn đốc giám sát việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch được giao trong năm 2015. Tập trung công tác đấu thầu thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế; quản lý chặt chẽ giá thuốc. Tăng cường công tác truyền thông và xây dựng, triển khai kế hoạch Lễ phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vận hành hệ thống tự kiểm tra bếp ăn tập thể trong trường học và bệnh viện.
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề năm 2015, tập trung triển khai cập nhật biến động cung - cầu lao động, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ việc làm, thông tin - truyền thông chính sách lao động - việc làm và dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Triển khai thực hiện các quy định pháp luật về lao động; giải quyết hài hòa mối quan hệ về quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và của nhà nước. Chủ động nắm bắt tình hình đời sống, sinh hoạt của công nhân; giải quyết kịp thời các vụ đình công, không để ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Xây dựng chuẩn hộ nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và tổ chức tổng kết chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá Thành phố giai đoạn 2014-2015. Triển khai kế hoạch thí điểm chuyển từ nghèo thu nhập sang nghèo đa chiều tại 4 quận, huyện: Quận 6, 11, Tân Phú và huyện Bình Chánh; nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình tổ hợp tác của người nghèo, hộ nghèo. Chăm lo cho các đối tượng chính sách, hoàn chỉnh nâng cấp các Đài Liệt sĩ, nghĩa trang; hoàn tất việc truy tặng, phong tặng Mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Phát triển khoa học công nghệ và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội
Thực hiện đồng bộ giải pháp chủ yếu phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao trình độ nghiên cứu và năng lực sáng tạo khoa học - công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ cao. Kiểm tra tình hình thực hiện đề tài, dự án, tổ chức xét duyệt, giám định, nghiệm thu theo quy định, cấp phép, kiểm tra hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký theo Luật Khoa học và Công nghệ và doanh nghiệp Khoa học Công nghệ. Tiếp tục cập nhật dữ liệu và hoàn thiện phần mềm quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ. Thực hiện hiệu quả chính sách thí điểm thu hút, sử dụng và trọng dụng các chuyên gia khoa học - công nghệ trong nước, kiều bào và người nước ngoài; tổ chức sơ kết chủ trương thí điểm để xem xét việc nhân rộng chính sách thu hút, sử dụng chuyên gia.
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác thông tin tuyên truyền, bảo đảm nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân. Chủ động thông tin chính xác, kịp thời về các cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo điều hành thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị; tăng cường kỷ luật phát ngôn. Tăng cường công tác thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương và Thành phố để tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội; phát động phong trào thi đua trong tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu, góp phần cùng Thành phố và cả nước hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2015.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền pháp luật; tuyên truyền phục vụ 6 Chương trình đột phá, các chương trình trọng điểm khác theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
6. Tập trung thực hiện hiệu quả 6 Chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX
Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của cơ quan thường trực từng chương trình trong việc kiểm tra, đánh giá, đề ra các giải pháp mới từ thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc thực hiện từng chương trình đột phá trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ IX. Trong đó lưu ý: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo có đủ người tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Thành phố trong giai đoạn mới. Thực hiện đạt kết quả cao nhất Chương trình cải cách hành chính tại Thành phố, thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục đầu tư, kinh doanh trên địa bàn Thành phố; thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tăng cường thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế doanh nghiệp Thành phố, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo đà phát triển kinh tế Thành phố vững mạnh hơn. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án, đưa công trình vào khai thác sử dụng, đảm bảo khả năng thoát nước, chống ngập úng cho lưu vực; giải quyết triệt để tình trạng ngập nước do mưa, do lũ và triều, có xét đến hiện tượng mực nước biển dâng cao trong tương lai trên địa bàn. Tập trung kiểm soát các nguồn ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước mặt, nước ngầm, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại; khắc phục những khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng; tăng diện tích cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, công viên..., nhất là khu vực trung tâm Thành phố; xây dựng Thành phố xanh, sạch; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.
7. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội:
Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế - văn hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương trong nước và ngoài nước. Triển khai có hiệu quả các thỏa thuận quốc tế đã ký kết, các hoạt động ngoại giao văn hóa, góp phần xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá du lịch, văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Tổ chức đón tiếp chu đáo và trọng thị các đoàn khách quốc tế đến Thành phố; tổ chức hiệu quả, tiết kiệm các đoàn Lãnh đạo thành phố đi công tác nước ngoài. Phát huy vai trò của đối ngoại nhân dân thông qua việc đổi mới và đa dạng hóa hình thức quan hệ với các đối tác; tăng cường giao lưu đối thoại nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
8. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng trên địa bàn Thành phố:
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối Lễ mít-tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công táp bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay, Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới; tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân và khu vực phòng thủ vững chắc, gắn với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tiếp tục nắm tình hình, tích cực tấn công các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống và kiểm soát ma túy, các tổ chức, đường dây tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phòng ngừa, tăng cường đấu tranh với các hoạt động lợi dụng báo chí, xuất bản trong nước để thông tin sai sự thật, phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt chống Đảng, Nhà nước trên mạng internet. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, mật phục không để xảy ra tình trạng tội phạm cướp giật, manh động, liều lĩnh tấn công người dân để cướp đoạt tài sản, góp phần an dân, giữ vững ổn định chính trị và nâng cao vị thế, hình ảnh của Thành phố đối với du khách trong và ngoài nước. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 mặt. Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trong mùa khô, có kế hoạch kiểm tra và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy.
9. Tăng cường công tác vận động nhân dân, phát động phong trào thi đua yêu nước, thực hành tiết kiệm, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường công tác dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình về tư tưởng của nhân dân, nhất là trong công nhân, sinh viên, người lao động có thu nhập thấp để kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích cao trong học tập, sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa, chấp hành luật giao thông, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, phòng, chống tội phạm, bảo vệ môi trường.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Thành phố phát động trong toàn thể các hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần cùng Thành phố và cả nước hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2015, kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, thiết thực chào mừng Đại hội Đảng Thành phố lần thứ X./.
| CHỦ TỊCH |
[1] Tiếp 5 đoàn nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Hà Lan; 3 đoàn đến từ các tỉnh Bến Tre, Quảng Nam, Ninh Thuận.
[2] Tính đến ngày 15/3/2015 có 5.356 thành viên đăng ký sử dụng thường xuyên với 2.517.310 lượt truy cập.
[3] Chủng loại mặt hàng tăng và đa dạng hơn so năm trước; lượng hàng chiếm bình quân từ 25% - 30% nhu cầu tiêu dùng thị trường trong tháng thường (tăng bình quân 25% - 30% so với kết quả thực hiện Chương trình năm trước) và lượng hàng tháng Tết Ất Mùi chiếm từ 30% - 40% nhu cầu thị trường (tăng bình quân từ 25% - 30% so với kết quả thực hiện tháng Tết Giáp Ngọ); tổng doanh thu vào thời điểm cuối Chương trình ước đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng 12,12% so cùng kỳ.
[4] Chương trình Lương thực, thực phẩm: 3.602 điểm bán, tăng 3.354 so với năm 2008 và tăng 117 so với thời điểm ngày 01/4/2014. Chương trình phục vụ Mùa khai trường: 784 điểm bán, tăng 15 so với thời điểm ngày 01/4/2014. Chương trình Sữa: 1.412 điểm bán, tăng 219 so với thời điểm ngày 01/4/2014. Chương trình Dược: 3.169 điểm bán thuốc bình ổn, tăng 413 so với thời điểm ngày 01/4/2014.
[5] Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Thành phố qua các cửa khẩu Thành phố: kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước đạt 6,3 tỷ đôla Mỹ, giảm 4% so cùng kỳ (loại trừ dầu thô ước đạt 5,2 tỷ đôla Mỹ, tăng 5,6%), trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 1,3 tỷ đôla Mỹ, chiếm tỷ trọng 20%, giảm 37,7%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5,4 tỷ đôla Mỹ, giảm 3,6% so cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 0,3 tỷ đôla Mỹ, giảm 33,1% so cùng kỳ.
[6] So cùng kỳ, giảm 3 tuyến buýt có trợ giá, giảm 4 tuyến buýt không trợ giá và giảm 70 trường học tham gia đưa rước học sinh.
[7] Chưa thống kê lượng hàng hóa qua các cảng sông trên địa bàn Thành phố do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Tuy nhiên, lượng hòa hóa qua cảng sông không đáng kể.
[8] Tổng số thuê bao điện thoại cố định tính đến tháng 3 năm 2105 ước đạt 1.172.197 thuê bao (giảm 8%). Tổng số thuê bao điện thoại di động ước đạt 15.180.002 thuê bao (tăng 7%), trong đó số thuê bao điện thoại di động trả trước đạt 14.204.178 thuê bao (tăng 8%), số thuê bao điện thoại di động trả sau đạt 975.824 thuê bao (giảm 2%). Mật độ điện thoại là 172 máy/100 dân (tăng 6%).
[9] Số thuê bao băng thông rộng (ADSL) ước đạt 941.803 thuê bao (giảm 7%). Truy cập Internet bằng kênh thuê riêng (Leased-line, quy đổi ra 64Kbps) trong tháng ước đạt 489.326 (giảm 3%). Truy cập Internet gián tiếp qua các thuê bao vô tuyến cố định, di động CDMA, GSM dự kiến dạt 3.870.717 thuê bao (tăng 13%). Truy cập Internet qua hệ thống cáp đông truyền hình (CATV) ước đạt 168.790 thuê bao (tăng 11%). Truy cập Internet qua hệ thống cáp quang đến tận nhà (FTTH) ước tính là 203.744 thuê bao (tăng 78%). số đại lý Internet trong tháng 3 ước tính khoảng 3.952 cơ sở (giảm 1%).
[10] Bao gồm: Phát triển nông nghiệp và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
[11] Tính đến ngày 26 tháng 02 năm 2015.
[12] Ủy ban nhân dân Thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 là 60.000 tỷ đồng.
[13] Lĩnh vực công nghiệp: 55 dự án với tổng vốn đầu tư 3.337,427 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 1.602,42 tỷ đồng; Lĩnh vực Nông nghiệp: 03 dự án với tổng vốn đau tư 385,5 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 153 tỷ đồng; Lĩnh vực Hạ tầng: 03 dự án với tổng vốn đầu tư 246,248 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 146,039 tỷ đồng; Lĩnh vực Môi trường: 04 dự án với tổng vốn đầu tư 245,12 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 134,37 tỷ đồng; Lĩnh vực Giáo dục và dạy nghề: 29 dự án với tổng vốn đầu tư 3.343,4 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 1.542,8 tỷ đồng; Lĩnh vực Y tế: 14 dự án với tổng vốn đầu tư 1.586,539 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 793,082 tỷ đồng; Lĩnh vực văn hóa: 6 dự án với tổng vốn đầu tư 381,2 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 189,836 tỷ đồng.
[14] Từ 02 tháng 01 đến 04 tháng 3 năm 2015.
[15] 03 dự án trong nước: (1) Trung tâm đào tạo công nghệ cao đại học Nguyễn Tất Thành: 24 triệu USD; (2) Xây dựng dự án hạ tầng viễn thông phục vụ Khu công nghệ cao giai đoạn II: 2 triệu USD; (3) Đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất sinh - dược phẩm Mekophar: 49,6 triệu USD.
[16] Trong đó có 10 doanh nghiệp thuộc 50 công ty hàng đầu Việt Nam, có 4 doanh nghiệp hàng đầu thế giới như HP, IBM (Hoa Kỳ), KDDI, Hitachi (Nhật Bản); 5 doanh nghiệp có chứng chỉ quản lý chất lượng sản xuất phần mềm tiên tiến thế giới CMMI nhu TMA, GCS, Larion, Misa và SPS.
[17] Khảo sát và theo dõi khả năng sinh sản, phối giống bò sữa; thực hiện Chương trình gieo tỉnh bò sữa cao săn Israel; chuyển giao khẩu phần 8n TMR (Total Mixed Ration) theo công nghệ Israel cho các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, tổ chức các lớp tập huấn, tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp.
[18] 3 tháng đầu năm đã cung cấp cho thị trường hơn 4 tấn hạt giống F1 chất lượng cao các loại, hơn 500 tấn thành phẩm (nấm rơm, dưa leo, dưa lưới, dưa leo thủy canh, bầu thủy canh, bí đao thủy canh, trái cây xử lý bằng công nghệ hơi nước nóng), 2.000 lít chế phẩm sinh học, nấm linh chi kiểng,...
[19] Giá trị vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đều tăng lên sau khi đánh giá lại (trên 195 tỷ đồng); ngoài ra thu về khoản giá trị tăng thêm (173 tỷ đồng) qua kết quả bản đấu giá, chuyển nhượng cho nhà đầu tư chiến lược, cổ đông đại chúng.
[20] Hơn 1300 người lao động được hưởng chính sách ưu đãi tham gia mua cổ phần, hưởng lợi 4,45 tỷ đồng so giá trị cổ phần bình quân.
[21] Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mở ra môi trường đầu tư mới, tạo điều kiện huy động các nguồn vốn xã hội, phương thức quản trị mới, thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp.
[22] Dự án Chung cư Tân Phước, Quận 11; Dự án chung cư lô IV-VI cư xá Thanh Đa, Q.Bình Thạnh; Dự án chung cư số 72 Cao Thắng, Quận 3; Dự án Chi cục thú y Thành phố; Dự án chung cư 289 Trần Hưng Đạo, Quận 1; Dự án chung cư 350 đường Hoàng Văn Thụ, Quận 3.
[23] Dự án nhà ở xã hội chiến sỹ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Q.2; Dự án nhà ở xã hội tại phường Phú Thuận, Q.7; dự án chung cư E.Home 6, phường Phước Long B, Q.9; Dự án nhà ở xã hội tại phường An Lạc, Q.Bình Tân; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phường Phú Thuận, Q.7; Dự án đầu tư xây dựng chung cư lô A - Khu dân cư lô số 4 - khu chức năng 6B, H.Bình Chánh; Dự án Trung tâm thương mại và Khu chung cư cao tầng tại xã Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn; Dự án Khu dân cư và Du lịch - Văn hóa - Giải trí, Quận 2.
[24] Dự án nhà máy sản xuất và Khu lưu trú công nhân tại KCN Đông Nam; Dự án nhà lưu trú công nhân Puo Yuen; Chuyển giao khu nhà lưu trú công nhân tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh; Cty TNHH MTV Phát triển KCN cao kiến nghị gia hạn thời gian giao đất để đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân; Cty Tanimex kiến nghị thay đổi phương án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng và DNTN Giáp Lĩnh An xin chuyển đổi mô hình đầu tư nhà lưu trú công nhân thấp tầng.
[25] Như khai mạc triển lãm tranh cổ động tấm lớn kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 29 tháng 01 năm 2015, tại công viên 23/9; khai mạc triển lãm ảnh chào mừng 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 30 tháng 01 năm 2015 tại Nhà Văn hóa Thanh niên; Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Sắc son một niềm tin vời Đảng” vào ngày 31/01/2015 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố.
[26] Phục vụ buổi họp mặt kiều bào “Mừng Xuân Ất Mùi - 2015”, Chương trình Xuân quê hương 2015; chương trình Chủ tịch Nước chúc Tết kiều bào và chương trình truyền hình trực tiếp giao lưu, biểu diễn nghệ thuật “Xuân Quê hương 2015 - Tổ quốc vinh quang”; Đường hoa Thành phố Hồ Chí Minh; Lễ hội Đường sách; Hội hoa Xuân Thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình tiếp đón kiều bào, với chủ đề “Xuân Quê hương 2015”; Chương trình Lãnh đạo Thành phố gặp mặt các cơ quan đại diện nước ngoài và các tổ chức ngoại giao đoàn hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh; Lễ hội Đón giao thừa Tết Ất Mùi - 2015; Tổ chức bắn pháo hoa tại 8 điểm: 02 điểm tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn phía Quận 2, quận Gò Vấp và 06 điểm tầm thấp tại Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến dược huyện Củ Chi, Khu tưởng niệm Liệt sĩ Nga Ba Giồng huyện Hóc Môn, Khu di tích Láng The - Bàu Cỏ huyện Bình Chánh, Sân bóng đá huyện Cần Giờ, Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc Quận 9, Công viên Văn hóa Đầm Sen Quận 11...
[27] Trong 3 tháng đầu năm đã thực hiện trên 287 suất diễn với hơn 216.381 lượt người xem và 98 suất biểu diễn phục vụ vùng sâu, vùng xa, ngoại thành, trường trại, thu hút hơn 60.600 lượt người xem.
[28] Các bệnh viện tuyến thành phố cử bác sĩ luân phiên đến làm việc tại 12 bệnh viện tuyến quận huyện thời gian công tác từ 01 năm trở lên. Tổ chức các lớp tập huấn, và chuyển giao các kỹ thuật chuyên sâu. Đồng thời khám, chữa bệnh trực tiếp bệnh nhân tại bệnh viện quận/huyện trong đó phẫu thuật tại chỗ cho các bệnh nhân, không cần phải chuyển lên tuyến trên.
[29] Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình triển khai Khoa vệ tinh tại: Bệnh viện An Bình 100 giường và Bệnh viện quận Tân Phú 50 giường để điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình; Bệnh viện Nhi Đồng 1 triển khai Khoa vệ tinh tại Bệnh viện quận Tân Phú 70 giường và Bệnh viện quận Bình Tân 150 giường nhi. Bệnh viện Ung Bướu xây dựng Khoa vệ tinh tại Bệnh viện Quận 2 với quy mô 150 giường cho khoa Nội ung bướu. Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã triển khai Khoa vệ tinh tại bệnh viện quận 2 với quy mô 50 giường.
[30] Đến nay đã có 20/23 bệnh viện quận huyện triển khai phòng khám bác sĩ gia đình (PK BSGĐ) đạt tỉ lệ 87% và 88 trạm y tế phường xã triển khai PK ĐSGĐ (đạt tỷ lệ 27,7%).
[31] Đã chỉ đạo và phân công cho các bệnh viện tuyến Thành phố phụ trách cử cán bộ Y tế của Bệnh viện đến từng Bệnh viện quận huyện để hỗ trợ chuyên môn khám, chữa bệnh và chuyển giao kỹ thuật mà từng bệnh viện quận huyện có thể tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân không phải chuyển về bệnh viện tuyến trên điều trị.
[32] Đề án 1816: 24 bệnh viện Thành phố đã triển khai hỗ trợ cho các bệnh viện của các tỉnh thành từ Miền Trung trở vào. Đề án Bệnh viện vệ tinh: Bệnh viện Nhân dân Giá Định thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bv. ĐK Lâm Đồng và Trung tâm y tế - Liên doanh Việt - Nga; Bệnh viện Từ Dũ thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Phụ Sản Tiền Giang, Bv. Sản Nhi Cà Mau và Bệnh viện ĐK Lâm Đồng; Bệnh viện Ung Bướu thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bv. ĐK Khánh Hòa và Bv. Ung Bướu Cần Thơ; Bệnh viện Nhi Đồng 1 thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bv. Đa khoa tỉnh Long An, Bv. Sản Nhi Cà Mau và Bv. Nhi đồng Cần Thơ; Bệnh viện Nhi đồng 2 thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bv. Nhi đồng tỉnh Đồng Nai và Bv. Đa khoa tỉnh Ninh Thuận; Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bv. Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bv. Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và Bv. Đa khoa tỉnh Kiên Giang.
[33] Số liệu từ ngày 1/1/2015- 5/3/2015.
[34] Ngày 05/02/2015 xảy ra vụ dị ứng histamin trong cá cờ tại Bếp ăn tập thể Cty TNHH Wooyang Vina II (địa chỉ: 579/1 Lê Văn Khương, P Hiệp Thành, Q.12) hợp đồng thuê nấu với Công ty TNHH MTV TM Mai Xuân Quý (địa chỉ: 72A/25A, KP Bình Đường 4, P. An Bình, TX . Dĩ An, T. Bình Dương); số người ăn: 1.650 người; số người dị ứng: 80 người, không có người chết. Ngày 04/03/2015 nghi xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (địa chỉ: 183 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3); tổng số người ăn: 700 người, trong đó 65 người có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
[35] Đã triển khai treo băng rôn 15 khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm tại các tuyến đường chính trong Thành phố (200 băng rôn); Phân phối đĩa CD 15 khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm đến tuyến phường - xã (322 đĩa) và các chợ ở 24 quận - huyện (242 đĩa).
[36] 03 giải vô địch, 02 giải trẻ, 01 giải năng khiếu, giải Billiards A1; 01 giải phong trào Bóng bàn lão tướng
[37] Về thi đấu trong nước: 95 HLV, 621 VĐV, 03 chuyên gia (so với cùng kỳ: 69 lượt HLV, 487 lượt VĐV, 05 lượt trọng tài), về thi đấu quốc tế: 21 HLV, 87 VĐV, đạt 01 HCĐ (so với cùng kỳ: 08 lượt HLV, 31 lượt VĐV, 03 chuyên gia).
[38] Quỹ giảm nghèo đang trợ vốn cho 29.870 hộ nghèo và các dự án vay với số tiền 237,375 tỷ đồng; Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ 71) đã xét duyệt 39 dự án của 85 hộ giải quyết việc làm cho 102 lao động với số tiền 1,6 tỷ đồng; Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố (quỹ 156) đã xét duyệt 37 dự án, với số tiền là 3,43 tỷ đồng cho 129 đơn, giải quyết việc làm cho 205 lao động.
[39] Tiêu biểu là: đoàn cán bộ cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; đoàn cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia; đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm, Ngư - Nghiệp Nhật Bản; Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch; Thị trưởng Budapest; Thị trưởng Rotterdam; Thủ hiến vùng South Ostrobothnia, Phần Lan; Phó Thị trưởng Sacramento; Nguyên Phó Thủ tướng Italia;....
[40] Đoàn do Đ/c Võ Văn Thưởng dẫn đầu đi Nhật Bản; Đoàn do Đ/c Nguyễn Thị Hồng dẫn đầu xúc tiến du lịch tại Úc; Đoàn do Đ/c Lê Hoàng Quân dẫn đầu đi Myanma; Đoàn do Đ/c Nguyễn Thị Quyết Tâm dẫn đầu đi Nhật Bản, Hàn Quốc.
[41] Tiêu biểu là: Đại sứ Hungary; Đại sứ Hoa Kỳ; Tân Tổng Lãnh sự Nga; Tổng Lãnh sự Anh; Tập đoàn Lotte;..
[42] Thực hiện theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính Trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
[43] Mục tiêu phấn đấu năm 2020 có 98% người trong độ tuổi là 15-60 biết chữ; 70% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng; 40% cán bộ công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 20% đạt trình độ bậc 3.
[44] Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch, kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), kỷ niệm lần thứ 129 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2015), 61 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2015), 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2015), kỷ niệm 104 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2015), 67 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 -11/6/2015)…
- 1Báo cáo thẩm tra 281/BC-HĐND về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Báo cáo 292/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và nội dung công tác trọng tâm tháng 9 năm 2022 do Ủy ban nhân dân Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Báo cáo 289/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do Ủy ban nhân dân Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Nghị quyết 01/NQ-HĐND về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 do Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Chỉ thị 10-CT/TW năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Thông tư 02/2013/TT-BXD hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 4Luật đất đai 2013
- 5Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2014 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Hồ Chí Minh do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2631/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 252/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Kế hoạch 1309/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 10Luật bảo vệ môi trường 2014
- 11Quyết định 2838/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 34-CTrHĐ/TU và Nghị quyết 08/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Nghị quyết 77/2014/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 do Quốc hội ban hành
- 13Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2014 về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- 14Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2014 về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 do Chính phủ ban hành
- 16Chỉ thị 01/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- 17Quyết định 03/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- 18Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 19Báo cáo thẩm tra 281/BC-HĐND về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 20Báo cáo 292/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và nội dung công tác trọng tâm tháng 9 năm 2022 do Ủy ban nhân dân Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 21Báo cáo 289/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do Ủy ban nhân dân Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh
- 22Nghị quyết 01/NQ-HĐND về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 do Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Báo cáo 81/BC-UBND về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh Thành phố Hồ Chí Minh quý I và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II năm 2015
- Số hiệu: 81/BC-UBND
- Loại văn bản: Báo cáo
- Ngày ban hành: 31/03/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Hoàng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định