- 1Luật Hải quan 2014
- 2Thông tư 38/2014/TT-BKHCN về đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 191/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 2954/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 6Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 4181/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 9Quyết định 6506/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện công tác Cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
- 10Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1246/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Quyết định 1339/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/BC-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2019 |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ như sau:
I. Về công tác triển khai Nghị quyết của Chính phủ
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ (kèm Quyết định số 1246/QĐ-UBND).
II. Về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành theo lĩnh vực phụ trách rà soát, tham mưu bãi bỏ các quy định không còn phù hợp với quy định hiện hành đồng thời đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian chưa ban hành quy hoạch theo quy định mới.
2. Về việc cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành
Thành phố đã chỉ đạo Cục Hải quan thành phố triển khai các giải pháp để đảm bảo thực thi đầy đủ các quy định về cắt giảm danh mục mặt hàng và cải cách thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành, cụ thể:
- Cắt giảm trên 50% thời gian làm thủ tục hải quan so với quy định của Luật Hải quan:
Rút ngắn thời gian kiểm tra hồ sơ từ 02 giờ xuống 01 giờ, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa từ 8 giờ xuống 4 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai.
Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu. Mục tiêu đến năm 2020, thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới còn 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra qua chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30-35% hiện nay xuống còn 15%.
- Đẩy nhanh công tác thu thập thông tin, quản lý rủi ro để lựa chọn phân luồng hình thức, mức độ kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, tăng tỷ lệ các tờ khai luồng xanh từ 57% lên 67%, giảm tỷ lệ tờ khai luồng vàng từ 37% còn 28% và giảm tờ khai luồng đỏ từ 6% còn 5%.
- Triển khai từng phần cơ chế một cửa quốc gia trao đổi thông tin và xử lý dữ liệu điện tử với các bộ, ngành liên quan đến làm thủ tục hải quan như cấp C/O điện tử, cấp phép của các bộ, ngành thông qua hệ thống để giảm thời gian làm thủ tục, chi phí đi lại của doanh nghiệp.
- Triển khai thực hiện 100% thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh theo quy định tại Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính.
- Triển khai thủ tục hải quan điện tử đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh Hệ thống e-Manifest theo Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính.
- Tiếp tục hoàn thiện các chức năng và nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các công cụ tác nghiệp, phần mềm hỗ trợ hệ thống VNACCS/VCIS, các giải pháp tích cực đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và thực hiện thủ tục hải quan điện tử, xử lý dữ liệu điện tử tập trung trên mô trình kiến trúc theo hướng dịch vụ, đóng vai trò cốt lõi của hệ thống công nghệ thông tin thuộc cơ chế một cửa quốc gia.
- Triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và địa điểm chuyển phát nhanh.
- Thúc đẩy các hoạt động thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử e-Payment nhằm hạn chế tối đa các giao dịch nộp thuế, lệ phí bằng tiền mặt.
- Tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
- Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai mô hình tập trung một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với một sản phẩm, hàng hóa.
- Xây dựng đề án thí điểm thực hiện cơ chế bảo lãnh thông quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành.
- Thành phố đã triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường, xã - thị trấn. Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai và hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính, tuyên truyền cải cách hành chính theo Quyết định số 6506/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện, tạo sự chuyển biến tích cực, hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng công khai, minh bạch, thuận lợi. Số lượng, tỷ lệ các thủ tục hành chính liên thông, liên thông điện tử trong nội bộ cơ quan, giữa các cơ quan trong thành phố, giữa các cơ quan của thành phố với cơ quan ngành dọc ngày càng được tăng lên; số lượng cơ quan, đơn vị áp dụng mô hình một cửa điện tử tiếp tục được mở rộng.
- Ngoài việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính, thành phố còn thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp như: (1) Cổng thông tin điện tử thành phố và các trang thành viên đã được nâng cấp hoàn chỉnh các yêu cầu kỹ thuật, nội dung trang thông tin điện tử theo quy định, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác, tiếp cận thông tin của các các tổ chức, cá nhân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; (2) Công tác xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và mở rộng, tập trung triển khai dịch vụ công trực tuyến theo chiều sâu.
- Triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, thành phố đã thiết lập và triển khai Cổng dịch vụ công thành phố, hệ thống thông tin một cửa điện tử gắn với hệ thống đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ: https://dvc.hochiminhcity.gov.vn/expway/smartcloud/page/index.cpx và https://egov.hochiminhcity.gov.vn. Hệ thống đang thử nghiệm tại 12 đơn vị quận-huyện, xã, phường, thị trấn đối với 04 quy trình. Thành phố đang khẩn trương hoàn thiện và kết với với Cổng Dịch vụ công quốc gia trong quý IV năm 2019; (2) Bên cạnh đó, Hệ thống một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của thành phố được duy trì và đảm bảo ổn định nhằm cung cấp tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính và công khai tỷ lệ hồ sơ xử lý đúng hạn/trễ hạn của người dân tại địa chỉ: https://dichvucong.hochiminhcitv.gov.vn. Hệ thống này đã được tích hợp lên Cổng thông tin của Chính phủ tại phần chuyên trang của thành phố tại địa chỉ: http://tphcm.chinhphu.vn, http://tphcm.vn hoặc http://hochiminhcity.vn và tích hợp với dịch vụ phục vụ trả kết quả tại nhà, thông qua hệ thống bưu chính; (3) Thiết lập hệ thống đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị sự cố hạ tầng kỹ thuật của người dân với lãnh đạo thành phố qua tổng đài 1022, thư điện tử, website và liên thông tổng đài 113-114-115 để giúp người dân thuận lợi hơn khi thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp; (4) Thành phố đã hỗ trợ các Tổng công ty doanh nghiệp nhà nước xây dựng đề án khung phát triển ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2013-2017; (5) Xây dựng hệ thống công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước thành phố tại địa chỉ http://dnnn.hochiminhcity.gov.vn và thí điểm hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước thực hiện báo cáo tháng/quý qua mạng. Thành phố đã triển khai phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà cho doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký thành lập mới doanh nghiệp; (6) Triển khai hệ thống một cửa điện tử quản lý hồ sơ đất đai tại địa chỉ truy cập https://motcuadatdai.tphcm.gov.vn, nhằm mục tiêu tăng cường công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm tăng cường tính hiệu quả, minh bạch trong công tác quản lý đất đai.
Số lượng hồ sơ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là: 4.381.765 hồ sơ. Hiện nay, tổng số dịch vụ công trực tuyến (tính đến tháng 09 năm 2019) là: 602/1790 TTHC đạt tỷ lệ 33.63% (sở, ban, ngành: mức độ 3: 303 TTHC; mức độ 4: 86 TTHC; UBND quận, huyện: mức độ 3: 136 TTHC; mức độ 4: 70 TTHC; UBND phường, xã, thị trấn: mức độ 3: 7 TTHC).
4.1. Về hoạt động thanh toán thẻ trên địa bàn
Đen cuối tháng 7 năm 2019, số lượng thẻ đang hoạt động trên địa bàn thành phố tăng 2,45% so với quý II/2019. Sản phẩm thẻ nội địa vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng trong nước chiếm 70,73%, thẻ quốc tế chiếm 29,27%, tỷ lệ này ở quý I năm 2019 lần lượt là 71,25% và 28,75%; số máy POS đang hoạt động tăng khoảng 6.8% so với quý 1/2019.
Ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán trên địa bàn tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng chấp nhận thẻ, ví điện tử thông qua thiết bị di động tại các điểm cung cấp dịch vụ; chú trọng ứng dụng công nghệ cao để phát triển và mở rộng các dịch vụ thanh toán hiện đại cho thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thanh toán.
4.2. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng điện tử
Việc phát triển đa dạng các kênh thanh toán hiện đại cùng với các tiện ích mang lại đã góp phần gia tăng số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Đến cuối tháng 7 năm 2019 thanh toán điện tử tiếp tục tăng so với thời điểm cuối quý II/2019: số lượt thanh toán tăng 34,20%, doanh số thanh toán tăng 33,41%.
4.3. Một số hoạt động nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn
Đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử phục vụ cho các dịch vụ hành chính công của thành phố, góp phần đưa thành phố trở thành thành phố thông minh bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như sau:
- Đối với lĩnh vực giáo dục: Ban triển khai Đề án SSC đã triển khai đến 283 trường (121 trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và 162 trường do Ủy ban nhân dân các quận - huyện quản lý), thực hiện thu phí qua phần mềm quản lý thu tập trung.
- Đối với việc phát triển thanh toán trong lĩnh vực y tế: đến cuối tháng 7 năm 2019, có hơn 854 cơ sở y tế đã lắp đặt máy POS với khoảng 1.150 máy POS. Việc kết nối phần mềm thanh toán với phần mềm khám chữa bệnh (giữa Vietinbank với Bệnh viện Đại học Y dược và Bệnh viện Nhi đồng 1); dùng thẻ liên kết giữa ngân hàng và bệnh viện thay cho sổ khám chữa bệnh và thanh toán dịch vụ khám bệnh, viện phí, thuốc (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín kết nối với Bệnh viện Chợ Rẫy) đã góp phần rút ngắn thời gian chi trả tiền khám chữa bệnh; thanh toán viện phí qua Cổng thanh toán của Payoo (giữa Công ty cổ phần dịch vụ, trực tuyến cộng đồng Việt (Payoo), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) với Bệnh viện Đại học Y dược)...
- Đối với thanh toán dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4: triển khai thu phí dịch vụ công trực tuyến thí điểm cho 03 đơn vị: Ủy ban nhân dân quận 9, Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, (Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) và VCB đã phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố).
- Đối với thanh toán tiền điện: Tổng Công ty Điện lực thành phố đã hợp tác với 23 Ngân hàng và 11 tổ chức trung gian thanh toán trong việc triển khai các giải pháp thanh toán tiền điện bằng hình thức thanh toán điện tử, hạn chế thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt đạt 92,22%. Tổng Công ty Điện lực thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đã đáp ứng 19/19 loại hình dịch vụ điện đạt tiêu chí dịch vụ trực tuyến mức độ 4.
- Đối với thanh toán tiền nước: dữ liệu khách hàng trên địa bàn của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn phân tán ở 08 công ty con. Tuy nhiên các công ty cấp nước đều đã liên kết với ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán để thu tiền nước qua nhiều kênh thanh toán khác nhau và đa số các công ty cấp nước đã thực hiện không thu tiền nước tại nhà khách hàng.
Thành phố đã ban hành các quyết định và triển khai thực hiện các chương trình nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo như sau:
5.1. Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Thành phố đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2016). Kết quả triển khai đã đạt được như sau:
Thành phố đã hỗ trợ hạ tầng cơ sở vật chất cho hệ sinh thái khởi nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp: kết nối trên 29 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) với tổng diện tích trên 25.597 m2; đưa vào hoạt động phòng thí nghiệm mở tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (CASE); Hợp tác với các mô hình OpenLab khác của các doanh nghiệp như Microsoft, Bosch; xây dựng "Đề án nâng cấp không gian hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng Đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ tiên tiến;...
Kết nối mạng lưới 200 chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (đầu tư - tài chính 17%, tư vấn khởi nghiệp 18%, công nghệ - kỹ thuật - pháp lý 65%) nhằm tư vấn/huấn luyện hoàn thiện mô hình kinh doanh, định hướng thị trường cho sản phẩm, cung cấp vốn đầu tư cá nhân (đầu tư thiên thần)... cho các dự án có tiềm năng.
Hỗ trợ đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho trên 280 giảng viên, cán bộ của các trường đại học, các cơ quan/tổ chức để hình thành đội ngũ giáo viên giảng dạy về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; đào tạo kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về phát triển ý tưởng và đánh giá sản phẩm khởi nghiệp cho hơn 1.523 cá nhân và nhóm khởi nghiệp; bồi dưỡng công nghệ sáng tạo STEM cho khoảng 12.300 giáo viên và 103.656 học sinh của các trường phổ thông trên địa bàn quận huyện.
Đào tạo cho 60 mentor mới, nâng cao năng lực cho 100 mentor hiện hữu; kết nối mạng lưới hơn 200 mentor từ các mạng lưới SME Mentoring, VMI, Swiss EP, Startup Vietnam Foundation, VIISA, Shinhan Future’s Lab, Your Student Support.
Hỗ trợ hình thành và hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Hồ Chí Minh:
Hỗ trợ 1.777 dự án khởi nghiệp, tiêu biểu như: giúp hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh cho 310 dự án; kết nối thị trường trong và ngoài nước cho 550 lượt dự án; tư vấn tài chính cho 280 lượt dự án; phát triển ý tưởng khởi nghiệp cho 920 dự án;...
Chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến nay đã tiếp nhận và đang giải quyết hỗ trợ cho 164 dự án của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước); đã hỗ trợ cho 27 dự án với tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 23 tỷ đồng, trong đó, phần ngân sách hỗ trợ dự kiến là 15,75 tỷ đồng và phần vốn đối ứng là 7,6 tỷ đồng. Một số dự án tiêu biểu như: Teamup, Magix, Ekid, Cloud689, Freelancer, Schoolbus,...
Hỗ trợ khoảng 30 cuộc thi, thu hút được trên 2.500 dự án và ý tưởng tham gia, trong đó, gần 200 dự án đã được chọn để tiếp tục ươm tạo hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ về khởi nghiệp sáng tạo. Dự kiến, tiếp tục hỗ trợ tổ chức trên 100 sự kiện (chợ phiên khởi nghiệp, cuộc thi, hội thảo, hoạt động kết nối,,...) thuộc các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục, y tế, nông nghiệp, du lịch,...
Triển khai các hoạt động hợp tác để kết nối hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Chủ động hợp tác, kết nối với các hoạt động ươm tạo và đổi mới sáng tạo với Bộ Khoa học và Công nghệ, các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và tài chính quốc tế, cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc tế (Phần Lan, Hàn Quốc, Canada, Singapore, Thái Lan, Anh, Mỹ, Israel, Thụy Sĩ), Cơ quan đổi mới sáng tạo Israel, New Zealand, Ngân hàng phát triển Châu A, Microsoft Việt Nam; Kết nối với các quỹ đầu tư để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp như IDG, Dragon Capital, Spring, Sihub đã ký kết hợp tác với Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đức, Đài Loan, Thái Lan để khởi động Chiến lược đưa startup Việt ra thế giới với tên gọi “Runway to the World”, theo đó, 9 nhóm khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên của thành phố trong năm 2018 đã được chọn đi Singapore, Malaysia, Hàn Quốc để ươm tạo và tìm kiếm thị trường. Ngoài ra, có các chương trình như Chương trình hợp tác của Công ty Phần mềm Quang Trung với Quỹ đầu tư khởi nghiệp International Accelerator (IA) và Công ty MagRabbit-MR (Mỹ), Chương trình hợp tác với Lotte của VSV và Sở Khoa học và Công nghệ; Các chương trình hợp tác quốc tế với Shinhanbank, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT); Tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác với Israel; Tổ chức đoàn đi New Zealand để bồi dưỡng về các phương pháp đổi mới sáng tạo mới nhất trên thế giới, xác định các lĩnh vực trọng tâm và các vấn đề ưu tiên cần giải quyết nhằm phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại thành phố...
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đi vào chiều sâu với các hoạt động: (1) tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2019 thu hút trên 1.500 lượt người tham gia; (2) Đăng tải trên 1.700 tin/bài liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên các phương tiện truyền thông; liên tục cập nhật tin tức trên Facebook Fanpage của Sở Khoa học và Công nghệ với tần suất 2-3 tin/ngày, thu hút được khoảng 800 lượt xem và 20 lượt tương tác/tin. Hầu hết các nội dung truyền thông đều nhận được bình luận tích cực từ phía độc giả quan tâm; (3) Công bố Giải thưởng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 lần 2 thu hút 100 khách tham dự. Đến nay, Giải thưởng I-star đã nhận được 72 bài tham dự; (4) Giải thưởng sáng tạo thành phố đã tôn vinh 05 công trình, giải pháp, mô hình cho lĩnh vực sáng tạo (lĩnh vực 6); (5) Tiếp tục phối hợp với cộng đồng khởi nghiệp tổ chức sự kiện thường niên Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp nhằm mục tiêu tìm kiếm những mô hình khởi nghiệp sáng tạo, có tiềm năng, có khả năng gọi vốn đầu tư để phát triển dự án.
5.2. Sàn giao dịch công nghệ
- Thành phố đã phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện cơ sở vật chất, đưa vào vận hành Sàn giao dịch công nghệ.
- Đang xây dựng Đề án “Xây dựng Trung tâm thông tin thống kê khoa học công nghệ và sàn giao dịch công nghệ”.
5.3. Xúc tiến kết nối cung - cầu công nghệ; truyền thông, phổ biến cơ chế chính sách và hiệu quả đạt được trong việc thúc đẩy phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ
Thành phố đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ thành phố giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 2954/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2016). Đến nay, đã triển khai một số nội dung cụ thể:
- Cổng thông tin đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ thành phố có 4.649 công nghệ thiết bị và 657 nhà cung ứng; số tổ chức, chuyên gia tư vấn là 831 (trong đó có 648 chuyên gia tư vấn), có 124 dự án tìm kiếm đối tác. Tổng số 4.061 lượt giao dịch công nghệ và thiết bị trên hệ thống.
- Sàn giao dịch công nghệ đã tiếp nhận 478 yêu cầu công nghệ của các doanh nghiệp, trong đó cung cấp thông tin cho 396 yêu cầu; kết nối tư vấn chuyên gia 81 yêu cầu, hiện đang theo dõi 36 kết nối chuyển giao công nghệ; thực hiện 07 lớp đào tạo để bồi dưỡng chuyên gia và hỗ trợ hình thành các tổ chức trung gian cho thị trường khoa học và công nghệ; công tác xúc tiến chuyển giao công nghệ tập trung vào việc tổ chức 10 hội thảo báo cáo phân tích xu hướng công nghệ và 07 hội thảo giới thiệu công nghệ do doanh nghiệp đặt hàng; trưng bày, giới thiệu 58 công nghệ, thiết bị của 22 đơn vị từ các viện, trường, doanh nghiệp tại Chợ công nghệ và thiết bị thường xuyên và 205 công nghệ và thiết bị của 85 viện - trung tâm nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp trong và ngoài nước tại 02 techmart chuyên ngành.
5.4. Triển khai phổ biến và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia và tham gia các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước và thành phố để thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tại các hội nghị, hội thảo, tiếp xúc gặp gỡ doanh nghiệp các quận huyện.
5.5. Hỗ trợ doanh nghiệp bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh
- Hỗ trợ hướng dẫn xác lập, khai thác quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp khi khai thác, thương mại hóa các sản phẩm.
- Xây dựng cơ chế hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; rà soát hoạt động của các phòng thí nghiệm, đề xuất cơ chê nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của các phòng thí nghiệm;
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu xã hội và năng lực hoạt động nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư nhằm tạo ra một số sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trọng điểm của thành phố;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm lực các phòng thí nghiệm, các tổ chức khoa học và công nghệ, mạng lưới chuyên gia đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
5.6. Xây dựng quy chế về hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong hoạt động khởi nghiệp (về đào tạo, mặt bằng, tổ chức cuộc thi,...); xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ
- Thành phố đã ban hành kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp (Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2017), theo đó xây dựng Quy chế hỗ trợ mở cửa thị trường mua sắm công cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo hình thức hợp tác công tư, tạo kênh tiếp nhận và hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia thị trường này.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ: thực hiện đánh giá theo quy định của Thông tư số 38/2014/TT-BKHCN ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5.7. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và lớn về thủ tục thành lập, cách khai thác và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp có hiệu quả để tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ
Thành phố đã hoàn thiện Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Quỹ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN- BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính để tuyên truyền đến các doanh nghiệp.
Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp về thành lập, trích và sử dụng Quỹ tại các hội nghị, hội thảo tại các quận, huyện, hội nghị do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức cũng như tại các buổi làm việc, tiếp xúc với doanh nghiệp.
5.8 Về việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường tổ chức các hoạt động sáng tạo, trải nghiệm khoa học
- Thành phố đã hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở một số trường phổ thông, tạo sân chơi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu khoa học; giúp đỡ học sinh trong việc tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, sản phẩm khoa học vào thực tiễn. Các câu lạc bộ được thành lập dựa trên sự tự nguyện, phù hợp với khả năng, nguyện vọng của học sinh và phù hợp với chủ trương đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Thành phố đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động tìm sự trợ giúp của các chuyên gia quốc tế, dưới hình thức các hội thảo xây dựng năng lực, huấn luyện trực tiếp, hỗ trợ giảng viên thiết kế chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của trường đại học nơi phù hợp với bối cảnh Việt Nam và nhu cầu của từng trường. Ngoài ra, cùng các trường thảo luận về hoạt động hợp tác mở rộng và khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính nhằm triển khai chương trình đào tạo cũng như thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các trường đại học.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tư vấn, đào tạo định hướng học sinh, sinh viên khởi xướng ý tưởng kinh doanh; tổ chức các buổi giao lưu giữa thanh niên, sinh viên với các doanh nhân thành đạt. Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh - sinh viên thông qua việc lập các dự án khởi sự doanh nghiệp, hướng các em tới hoạt động có ý nghĩa là tìm hiểu về kinh doanh; có cơ hội trải nghiệm thực tế để đúc kết kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh. Tuyển chọn những dự án khởi nghiệp khả thi nhằm tham gia cuộc thi khởi nghiệp ở cấp độ cao hơn đồng thời quảng bá những ý tưởng, dự án hay và gắn kết vào thực tế.
Tại cuộc họp giao ban báo chí hàng tuần, thành phố đã chỉ đạo trực tiếp các cơ quan báo đài xây dựng các chương trình, các chuyên trang, chuyên mục nhằm tuyên truyền việc triển khai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt chú trọng nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu như: cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông hoạt động đúng quy định, phản ánh đúng tình hình; phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Thống kê, tổng hợp các tin, bài báo phát hiện các hành vi tiêu cực, cản trở hoạt động của các doanh nghiệp gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và công khai trên trang thông tin của Sở Thông tin và Truyền thông.
Báo Sài Gòn Giải Phóng dành riêng một chuyên trang cho việc phổ biến các thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và phổ biến về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.
IV. Phương hướng trong thời gian tói
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các quyết định, đồng thời tập trung triển khai các giải pháp cụ thể như sau:
1. Tăng cường đối thoại doanh nghiệp, lắng nghe và giải quyết các kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
2. Khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tập trung vào các giải pháp về giảm chi phí gia nhập thị trường, đất đai; cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế có lợi thế so sánh, có tiềm năng phát triển nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường.
4. Bổ sung các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của thị trường khoa học và công nghệ, tích cực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển phần mềm, nâng cao năng lực quản trị sản xuất kinh doanh, nâng cao tỷ trọng các yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ: chương trình phát triển công nghệ cao; chương trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh.
6. Nghiên cứu điều chỉnh quy định về khuyến khích đầu tư bến bãi vận tải đường bộ; khuyến khích các đơn vị vận tải kinh doanh sử dụng sàn giao dịch vận tải để làm giảm chiều xe chạy rỗng, giảm chi phí vận tải, đồng thời kết nối hiệu quả các phương tiện vận tải khác, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm để giảm chi phí quản lý, điều hành vận tải.
7. Khuyến khích kêu gọi xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư nhằm khuyến khích các bệnh viện vay các tổ chức tín dụng để đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng, thành lập mới cơ sở khám chữa bệnh trong khuôn viên bệnh viện. Liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư để xây dựng, thành lập mới cơ sở khám chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Tăng cường truyền thông mô hình hợp tác công tư (PPP) về y tế để thông tin cho các nhà đầu tư về nhu cầu danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư dễ dàng truy cập thông tin về cơ sở khám, chữa bệnh và các dự án y tế.
8. Nghiên cứu bổ sung hình thức chế tài thực hiện đối với các trường hợp dự án có quyết định thu hồi và tạm giao đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng mà thời gian bồi thường giải phóng mặt bàng kéo dài, tránh trường hợp dự án chậm triển khai ảnh hưởng đến quyền lợi người dân./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 2373/KH-UBND năm 2022 về khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Kế hoạch 6007/KH-UBND về tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP gắn với nâng cao Chỉ số PCI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022
- 3Báo cáo 76/BC-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh (Năm 2016)
- 1Luật Hải quan 2014
- 2Thông tư 38/2014/TT-BKHCN về đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 191/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 2954/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 6Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 4181/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 9Quyết định 6506/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện công tác Cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
- 10Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1246/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Quyết định 1339/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
- 13Kế hoạch 2373/KH-UBND năm 2022 về khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 14Kế hoạch 6007/KH-UBND về tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP gắn với nâng cao Chỉ số PCI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022
- 15Báo cáo 76/BC-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh (Năm 2016)
Báo cáo 164/BC-UBND năm 2019 về tình hình thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 164/BC-UBND
- Loại văn bản: Báo cáo
- Ngày ban hành: 16/10/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Vĩnh Tuyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định