Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/BC-PCTT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2019 |
Căn cứ Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn Thành phố;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố;
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 1816/UBND-KT ngày 13 tháng 5 năm 2019 về việc cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó; Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân quận - huyện kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch và phân loại mức độ sạt lở trên địa bàn Thành phố năm 2019. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) báo cáo như sau:
Căn cứ Điều 4 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; trong đó, quy định về phân loại mức độ sạt lở có 03 mức độ: sạt lở đặc biệt nguy hiểm, sạt lở nguy hiểm và sạt lở bình thường.
Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Trung tâm Quản lý đường thủy tại Công văn số 789/KQLĐTNĐ-CL ngày 14 tháng 6 năm 2019; Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Quản lý đường thủy và Ủy ban nhân dân quận - huyện liên quan kiểm tra hiện trường, đánh giá, phân loại mức độ đối với các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố năm 2019, tổng cộng có 11 quận - huyện báo cáo đề xuất với tổng cộng 50 vị trí. Kết quả kiểm tra như sau:
1. Huyện Nhà Bè (Công văn số 193/BC-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè) đề xuất 07 vị trí:
- Thống nhất đua vào danh mục công bố 01 vị trí sạt lở tại bờ phải rạch Giồng, từ rạch Gò Me đến tiếp giáp kè tổ 3, ấp 4, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, mức độ sạt lở nguy hiểm (vị trí này đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kè tại Công văn số 1814/UBND-KT ngày 13 tháng 5 năm 2019).
- Còn lại 04 vị trí mức độ sạt lở bình thường và 02 vị trí rạch Gò Me và rạch Giồng Chồn, xã Hiệp Phước không phù hợp với các tiêu chí công bố sạt lở theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra thống nhất tiếp tục giữ nguyên 11/12 vị trí sạt lở trên địa bàn huyện Nhà Bè đã công bố năm 2018 theo Thông báo số 4654/TB- SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018 (loại khỏi danh mục 01 vị trí do đã hoàn thành đưa vào sử dụng dự án kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư).
2. Huyện Cần Giờ (Công văn số 47/BC-PCTT ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ) đề xuất 09 vị trí:
- Thống nhất đưa vào danh mục công bố 01 vị trí sạt lở tại bờ phải rạch Mốc Keo, khu dân cư An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, mức độ sạt lở nguy hiểm.
- Đối với 01 vị trí tại khu dân cư An Nghĩa, xã An Thới Đông (sông Lòng Tàu): hiện trạng sạt lở đất ao nuôi trồng thủy sản, không có dân sinh sống, bên trong là đường giao thông Tam Thôn Hiệp, mức độ sạt lở bình thường.
- Đối với 07 vị trí còn lại, hiện trạng khu vực đã được đầu tư xây dựng kè, qua thời gian sử dụng đã xuống cấp, sụt lún một số vị trí mái kè, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ rà soát thực hiện duy tu sửa chữa theo quy định, đảm bảo ổn định công trình.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra thống nhất tiếp tục giữ nguyên 05/06 vị trí sạt lở trên địa bàn huyện Cần Giờ đã công bố năm 2018 theo Thông báo số 4654/TB- SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018 (loại khỏi danh mục 01 vị trí do đã hoàn thành đưa vào sử dụng dự án kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư).
3. Quận Bình Thạnh (Công văn số 2199/UBND-QLĐT ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh và Công văn số 08/TTQLĐT- HT ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Trung tâm Quản lý đường thủy) đề xuất 02 vị trí:
- Thống nhất đưa vào danh mục công bố 01 vị trí sạt lở tại bờ phải Sông Sài Gòn, từ ngã 3 kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn về phía hạ lưu 550m, mức độ sạt lở nguy hiểm. Đây là khu vực kho xăng dầu VK 102, phường 25 do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 quản lý (vị trí đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kè tại Công văn số 3503/UBND-KT ngày 23 tháng 8 năm 2019).
- 01 vị trí thuộc bờ phải Sông Sài Gòn, khu vực số nhà 469/8 đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh (tại Km30 700, cách thượng lưu cầu Bình Lợi khoảng 500m, nằm trong khuôn viên Tu viện Vinh Sơn), hiện trạng sạt lở phần đất do người dân tự san lấp, đổ lấn ra phía sông, mức độ sạt lở bình thường.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra thống nhất tiếp tục giữ nguyên 03/03 vị trí sạt lở trên địa bàn quận Bình Thạnh đã công bố năm 2018 theo Thông báo số 4654/TB-SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018.
4. Quận Thủ Đức (Công văn số 2366/UBND-QLĐT ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức) đề xuất mới 03 vị trí, mức độ sạt lở bình thường, đề nghị tiếp tục theo dõi.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra thống nhất tiếp tục giữ nguyên 04/04 vị trí sạt lở trên địa bàn quận Thủ Đức đã công bố năm 2018 theo Thông báo số 4654/TB- SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018.
5. Quận 8 (Công văn số 1541/UBND-ĐT ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Quận 8) đề xuất 02 vị trí tại rạch Bà Tàng và phía trước Đình Rạch Cát: đây là các vị trí thuộc công trình đê bao tường chắn ngăn triều qua thời gian sử dụng bị xuống cấp cần phải duy tu, sửa chữa; không phù hợp với các tiêu chí công bố sạt lở theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra thống nhất tiếp tục giữ nguyên 01/01 vị trí sạt lở trên địa bàn Quận 8 đã công bố năm 2018 theo Thông báo số 4654/TB-SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018.
6. Huyện Hóc Môn (Công văn số 3594/UBND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn) đề xuất 05 vị trí:
- Thống nhất đưa vào danh mục công bố 01 vị trí sạt lở tại gói thầu 4A (đoạn 100m thượng và hạ lưu cống SG18, rạch cầu Cụt) dự án Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn, mức độ sạt lở nguy hiểm. Hiện trạng sạt lở 1/3 mặt đê bao và có nguy cơ tiếp tục lấn sâu vào bên trong gây bể bờ bao (khu vực có diện tích khoảng 69ha, 726 hộ dân với 2.600 nhân khẩu thuộc ấp 3, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn).
- Còn lại 04 vị trí là những khiếm khuyết đê bao, bờ bao của các gói thầu (gói thầu 1E, 1G, 2B, 4B1) thuộc dự án Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn, mức độ sạt lở bình thường, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn theo dõi.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra thống nhất tiếp tục giữ nguyên 01/01 vị trí sạt lở trên địa bàn huyện Hóc Môn đã công bố năm 2018 theo Thông báo số 4654/TB- SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018.
7. Quận 12 (Công văn số 6530/UBND-ĐT ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Quận 12) đề xuất 21 vị trí. Tuy nhiên, các vị trí đề xuất này là những khiếm khuyết của các gói thầu (gói thầu 3A, 3B, 5B) thuộc dự án Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn và các tuyến bờ bao nội đồng phục vụ mục tiêu phòng chống triều cường, hiện trạng là bờ bao đất xuống cấp, sạt lở khoảng lưu không bờ, mỏng, thấp, tràn bờ khi triều cường dâng cao; không phù hợp với các tiêu chí công bố sạt lở theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Ủy ban nhân dân Quận 12 chỉ đạo chủ đầu tư có biện pháp khắc phục đảm bảo ổn định công trình.
8. Quận Gò Vấp (Công văn số 2555/BC-PCTT ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân quận Gò vấp) đề xuất 01 vị trí rạch Bà Miêng thuộc dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố làm chủ đầu tư, đề nghị chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
9. Quận 2 (Công văn số 306/UBND-QLĐT ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Quận 2): báo cáo không phát sinh thêm các vị trí sạt lở mới năm 2019, thống nhất tiếp tục giữ nguyên 05/05 vị trí sạt lở trên địa bàn Quận 2 đã công bố năm 2018 theo Thông báo số 4654/TB-SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018.
10. Huyện Bình Chánh: không có báo cáo đề xuất, thống nhất tiếp tục giữ nguyên 03/04 vị trí sạt lở trên địa bàn huyện Bình Chánh đã công bố năm 2018 theo Thông báo số 4654/TB-SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018 (loại khỏi danh mục 01 vị trí do đã hoàn thành đưa vào sử dụng dự án kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư).
11. Quận 7 (Công văn số 4011/UBND-QLĐT ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Quận 7): báo cáo không phát sinh thêm các vị trí sạt lở mới năm 2019, thống nhất loại khỏi danh mục 01 vị trí đã công bố năm 2018 do đã hoàn thành đưa vào sử dụng dự án kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư.
12. Quận 9 (Công văn số 2168/UBND-QLĐT ngày 22 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Quận 9): báo cáo không phát sinh thêm các vị trí sạt lở mới năm 2019.
Như vậy, qua kiểm tra, rà soát, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố có 37 vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch (19 vị trí đặc biệt nguy hiểm và 18 vị trí nguy hiểm). Trong đó:
- Giảm 04 vị trí do đã hoàn thành đưa vào sử dụng dự án kè chống sạt lở:
Dự án Chống sạt lở cấp bách trên tuyến sông rạch Đỉa - rạch Rơi - sông Phú Xuân, phường Tân Phú, Quận 7.
Dự án Xây dựng kè bảo vệ bờ sông khu vực ngã 3 sông Bến Lức - Kênh Xáng Lý Văn Mạnh, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.
Dự án Chống sạt lở khu vực bờ phải, thượng lưu cầu rạch Tôm, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè.
Dự án Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư An Hoà (tắc Ráng tổ 27- 28) xã An Thới Đông, ấp An Hòa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
- Phát sinh mới 04 vị trí năm 2019:
Gói thầu 4A (đoạn 100m thượng và hạ lưu cống SG18, rạch cầu Cụt) thuộc dự án Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, mức độ sạt lở nguy hiểm.
Bờ phải sông Sài Gòn, từ ngã 3 kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn về phía hạ lưu 550m, quận Bình Thạnh, mức độ sạt lở nguy hiểm (đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn số 3503/UBND-KT ngày 23 tháng 8 năm 2019).
Bờ phải rạch Giồng, từ rạch Gò Me đến tiếp giáp kè tổ 3, ấp 4, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, mức độ sạt lở nguy hiểm (đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn số 1814/UBND-KT ngày 13 tháng 5 năm 2019).
Bờ phải rạch Mốc Keo, khu dân cư An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, mức độ sạt lở nguy hiểm.
- Giữ nguyên 33 vị trí theo danh mục đã công bố năm 2018 tại Thông báo số 4654/TB-SGTVT ngày 16 tháng 8 năm 2018 do chưa hoàn thành các dự án kè chống sạt lở.
(Đính kèm Phụ lục I: Bảng tổng hợp các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn Thành phố năm 2019).
Tại 37 vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố đã được lập thành 35 dự án kè phòng, chống sạt lở, bảo vệ khu dân cư. Cụ thể hiện nay:
1. Tại 19 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm (lập hồ sơ 19 dự án):
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố (trước đây là Khu Quản lý Đường thủy nội địa và Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2) làm chủ đầu tư 14 dự án/19 dự án (chiếm 73,68% trong tổng số các dự án đặc biệt nguy hiểm); huyện Nhà Bè có 01 dự án; huyện Cần Giờ có 03 dự án và quận Thủ Đức có 01 dự án. Tiến độ thực hiện đến nay như sau:
- Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 01/19 dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư;
- Đang triển khai thi công 13/19 dự án (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố là 09 dự án; huyện Nhà Bè là 01 dự án; huyện Cần Giờ là 02 dự án và quận Thủ Đức là 01 dự án);
- Đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thi công 04/19 dự án (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố là 03 dự án và huyện Cần Giờ là 01 dự án);
- Còn lại 01/19 dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố đang thực hiện khảo sát lập, trình duyệt hồ sơ dự án theo quy định.
2. Tại 18 vị trí sạt lở nguy hiểm (lập hồ sơ 16 dự án, 01 vị trí chưa có dự án):
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố (trước đây là Khu Quản lý Đường thủy nội địa) làm chủ đầu tư 07 dự án/16 dự án (chiếm 43,75% trong tổng số các dự án nguy hiểm); Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố có 02 dự án (03 vị trí lập thành 02 dự án); huyện Nhà Bè có 04 dự án; huyện Cần Giờ có 01 dự án; Quận 2 có 01 dự án và quận Thủ Đức có 01 dự án. Tiến độ thực hiện đến nay như sau:
- Đã thi công xong nhưng chưa được bàn giao, chưa quyết toán, hiện bị sạt lở nghiêm trọng 01/16 dự án (Dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn) do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố làm chủ đầu tư;
- Đang triển khai thi công 08/16 dự án (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố là 03 dự án; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố là 01 dự án; huyện Nhà Bè là 02 dự án; huyện Cần Giờ là 01 dự án và Quận 2 là 01 dự án);
- Đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thi công 02/16 dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư;
- Còn lại 05/16 dự án đang thực hiện các bước lập, trình duyệt hồ sơ dự án theo quy định (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố là 02 dự án, huyện Nhà Bè là 02 dự án và quận Thủ Đức là 01 dự án).
(Chi tiết tình hình thực hiện dự án theo Phụ lục II: Danh sách chi tiết các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn Thành phố năm 2019).
1. Tiến độ thực hiện các dự án kè chống sạt lở trên địa bàn Thành phố còn chậm, cụ thể: tính đến tháng 9 năm 2019, tại 37 vị trí sạt lở: có 01 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng; đang triển khai thi công 22 dự án; có 06 dự án đã phê duyệt chưa triển khai thi công do vướng mặt bằng; có 06 dự án đang trong giai đoạn lập hồ sơ dự án và 01 vị trí chưa có dự án (18 vị trí đặc biệt nguy hiểm/34 dự án). Số điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm chưa được kéo giảm đáng kể, sạt lở bờ sông vẫn tiếp tục đe dọa an toàn tính mạng và đời sống người dân tại các khu vực xung yếu.
2. Một số dự án kè trong quá trình lập hồ sơ dự án, chủ đầu tư chưa khảo sát đánh giá đầy đủ về địa hình, địa chất, thủy văn dẫn tới đề xuất phương án thiết kế kỹ thuật không đảm bảo an toàn, ổn định cho công trình nên trong quá trình thi công đã bị sự cố sụp lún, sạt lở và khiếm khuyết phải điều chỉnh dự án như:
Dự án Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư An Nghĩa (đoạn từ rạch nhánh đến sông Lòng Tàu), ấp An Nghĩa; Dự án Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Hòa (đoạn từ kè Bà Tổng đến ngã ba sông Soài Rạp), xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ do Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình khu vực huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư (Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo tại điểm c Mục 1 Công văn số 3001/UBND-KT ngày 23 tháng 7 năm 2019);
Dự án Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư Tắc Sông Chà thuộc ấp Bình Mỹ, Xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố (trước đây là Khu Quản lý Đường thủy nội địa) làm chủ đầu tư (Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo tại điểm a Mục 4 Công văn số 3001/UBND-KT ngày 23 tháng 7 năm 2019).
3. Các dự án kè chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch thi công chưa đạt tiến độ đề ra do gặp khó khăn về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (chưa phê duyệt đơn giá đền bù T1, T2) dẫn đến không có mặt bằng để triển khai thi công, tiến độ đầu tư kéo dài, đặc biệt như: Dự án Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - Đoạn 2; Đoạn 3 và Đoạn 4 thuộc quận Bình Thạnh; Dự án xây dựng kiên cố tuyến kè bảo vệ khu dân cư ấp Bình Mỹ và Dự án Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp Bình Trường thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ; 07 dự án kè kiên cố giai đoạn 2016 -2018 trên địa bàn huyện Cần Giờ; Dự án xây dựng kè chống sạt lở thuộc địa bàn Quận 2 và huyện Nhà Bè. Ngoài ra, dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, giai đoạn 2 (gói thầu F2) tại Kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, trước kho 277 - 289, Bến Bình Đông, phường 14, Quận 8 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư chưa triển khai thi công do vướng di dời hệ thống điện.
4. Các dự án kè sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, các chủ đầu tư chưa bàn giao cho đơn vị quản lý, khai thác và duy tu, sửa chữa thường xuyên nên một số hạng mục công trình nhanh xuống cấp, một số đoạn bị sụp lún mái kè, hở hàm ếch, hư hỏng không đảm bảo phát huy hiệu quả phòng chống sạt lở, ngăn triều cường, bảo vệ an toàn khu dân cư như: bờ trái rạch Tôm, nhánh Phước Kiển, cách cầu rạch Tôm 100m về hạ lưu, huyện Nhà Bè; đoạn kè sông Nhà Bè, khu dân cư Mỹ Khánh, đoạn kè sông Tắc Tây Đen, khu dân cư Bà Xán (xã Bình Khánh); đoạn kè sông Vàm Sát, khu dân cư ấp Lý Hòa Hiệp (xã Lý Nhơn); đoạn kè sông Lòng Tàu, khu dân cư An Nghĩa, đoạn kè sông Bà Tổng, khu dân cư An Hòa (xã An Thới Đông); đoạn kè sông Lòng Tàu, khu dân cư ấp Trần Hưng Đạo và khu dân cư ấp An Lộc, đoạn kè rạch Mốc Keo, khu dân cư An Hòa (xã Tam Thôn Hiệp); đoạn kè sông Hà Thanh, khu dân cư Hòa Hiệp (xã Long Hòa), huyện Cần Giờ và dự án Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn. Các công trình này cần phải có kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên để đảm bảo công trình phát huy hiệu quả lâu dài.
5. Tình trạng người dân xây dựng công trình lấn chiếm hành lang an toàn các công trình kè bảo vệ bờ sông, kênh, rạch không được chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ đã làm gia tăng tải trọng sát mép bờ sông dẫn đến công trình bị sạt lở, sụp lún, điển hình như: khu vực kè sông Phú Xuân (đoạn giáp cầu Phú Xuân), khu vực kè sông Mương Chuối (đoạn giáp cầu Mương Chuối), huyện Nhà Bè; khu dân cư Mỹ Khánh, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
6. Tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch do ảnh hưởng từ các dự án nạo vét (Dự án nạo vét sông Soài Rạp; Dự án Xã hội hóa nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia); vấn nạn khai thác cát lòng sông trái phép tại các vùng phụ cận sông Sài Gòn phía huyện Củ Chi giáp ranh các tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương, khu vực sông Đồng Nai phía Quận 9 giáp ranh tỉnh Đồng Nai, khu vực sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp và vùng ven cửa biển huyện Cần Giờ làm thay đổi chế độ dòng chảy, gây mất cân bằng bùn cát, dẫn đến gia tăng xói lở bờ sông, ảnh hưởng đến an toàn các khu vực dân cư và các công trình hạ tầng kỹ thuật tại nhiều khu vực trên địa bàn Thành phố.
Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án kè phòng, chống sạt lở bảo vệ khu dân cư, sớm hoàn thành các dự án và đưa vào sử dụng kịp thời phát huy hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, nhà nước trong các khu vực bị ảnh hưởng của sạt lở, phấn đấu kéo giảm số điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn thành phố xuống thấp nhất; đồng thời, cảnh báo, tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh các khu vực sạt lở biết và chủ động phòng tránh, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố có ý kiến chỉ đạo:
1. Yêu cầu các chủ đầu tư gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố (chủ đầu tư 21 dự án/21 vị trí sạt lở); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố (chủ đầu tư 02 dự án/03 vị trí sạt lở), Ủy ban nhân dân Quận 2 (chủ đầu tư 01 dự án/01 vị trí sạt lở), quận Thủ Đức (chủ đầu tư 02 dự án/02 vị trí sạt lở), huyện Nhà Bè (chủ đầu tư 05 dự án/05 vị trí sạt lở), huyện Cần Giờ (chủ đầu tư 04 dự án/04 vị trí sạt lở) khẩn trương đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt và sớm triển khai thi công các dự án kè phòng, chống sạt lở thuộc thẩm quyền của đơn vị làm chủ đầu tư, phấn đấu sớm hoàn thành đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, nhà nước trong các khu vực bị ảnh hưởng của sạt lở. Các dự án kè trong quá trình triển khai thi công phải đảm bảo chất lượng, bền vững, an toàn tuyệt đối để phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở.
Giao Ủy ban nhân dân huyện huyện Cần Giờ khẩn trương tổ chức thực hiện giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Quyết định 16/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 về ban hành quy trình giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với các dự án kè xảy ra sự cố sạt lở trên địa bàn (theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại điểm c mục 1 Công văn số 3001/UBND-KT ngày 23 tháng 7 năm 2019). Báo cáo kết quả khắc phục cho Ủy ban nhân dân Thành phố trong tháng 9 năm 2019.
Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố khẩn trương khắc phục sự cố sụp lún 160m kè kiên cố thuộc Dự án Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư Tắc Sông Chà thuộc ấp Bình Mỹ, Xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, báo cáo kết quả khắc phục cho Ủy ban nhân dân Thành phố trong tháng 9 năm 2019 (theo chỉ đạo tại điểm a Mục 4 Công văn số 3001/UBND-KT ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
Giao Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn đề xuất biện pháp khắc phục khẩn cấp sạt lở đê bao tại gói thầu 4A (đoạn 100m thượng và hạ lưu cống SG18, rạch Cầu Cụt) thuộc dự án Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn, hoàn thành trong tháng 9 năm 2019.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
a) Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án công trình kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư trong thời gian ngắn nhất để sớm có mặt bằng phục vụ thi công hoàn thành dứt điểm các dự kè trên địa bàn thành phố nhằm phát huy hiệu quả phòng chống sạt lở, ngăn triều bảo vệ an toàn khu dân cư.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý triệt để các chủ phương tiện khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông trái phép, không phép trên tuyến sông Sài Gòn (khu vực huyện Củ Chi), sông Đồng Nai (khu vực Quận 9), sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp và vùng ven biển huyện Cần Giờ.
3. Giao Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
a) Chấn chỉnh công tác quản lý, tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng công trình, nhà ở lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, bờ bao, bờ đê, bờ kè đảm bảo an toàn hệ thống công trình phục vụ ngăn triều, phòng, chống sạt lở.
b) Đối với các dự án kè sau khi đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phải tổ chức bàn giao cho đơn vị quản lý, vận hành, khai thác đảm bảo phát huy hiệu quả công trình. Giao Ủy ban nhân dân các quận - huyện lập kế hoạch duy tu, sửa chữa các vị trí kè xuống cấp, sụp lún, có nguy cơ sạt lở thuộc đơn vị quản lý và báo cáo kết quả về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng hợp, kiểm tra, tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét giải quyết nhằm đảm bảo công trình ổn định, phát huy hiệu quả lâu dài, bảo vệ an toàn ổn định đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn Thành phố.
4. Trên cơ sở danh mục các vị trí sạt lở đã công bố, giao Ủy ban nhân dân các quận - huyện thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh khu vực sạt lở để biết và chủ động phòng, tránh, ứng phó. Đối với các vị trí đã xảy ra sạt lở, tổ chức rào chắn, khoanh vùng ngăn không cho người và phương tiện vào khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn; bố trí cán bộ thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi tạm cư an toàn. Xây dựng và triển khai phương án ứng phó và xử lý cấp bách khu vực sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước.
5. Chấp thuận chủ trương giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố (Chi cục Thủy lợi) tổ chức cắm biển cảnh báo sạt lở bờ sông, kênh, rạch đối với danh mục các vị trí sạt lở đã được công bố năm 2019 - 2020.
6. Giao các Sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện quán triệt nghiêm túc triển khai có hiệu quả Quyết định số 16/2019/QĐ- UBND ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn Thành phố. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Trên đây là báo cáo công bố danh mục các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn Thành phố năm 2019.
(Đính kèm: Sơ đồ chi tiết các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch được công bố; đăng tải tại website của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh: https://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn)./.
| KT. TRƯỞNG BAN |
BẢNG TỔNG HỢP CÁC VỊ TRÍ SẠT LỞ BỜ SÔNG, KÊNH, RẠCH NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2019
(Đính kèm theo Báo cáo số 150/BC-PCTT ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn)
TT | Quận/huyện | Tổng | Mức độ sạt lở | Phát sinh | ||
Đặc biệt nguy hiểm | Nguy hiểm | Tăng | Giảm | |||
1 | Huyện Nhà Bè | 12 | 07 | 05 | 01 (nguy hiểm) | 01 (đặc biệt nguy hiểm) |
2 | Huyện Cần Giờ | 06 | 03 | 03 | 01 (nguy hiểm) | 01 (nguy hiểm) |
3 | Huyện Bình Chánh | 03 | 02 | 01 |
| 01 (đặc biệt nguy hiểm) |
4 | Quận 2 | 05 | 03 | 02 |
|
|
5 | Quận Bình Thạnh | 04 | 03 | 01 | 01 (nguy hiểm) |
|
6 | Quận Thủ Đức | 04 | 01 | 03 |
|
|
7 | Quận 8 | 01 | - | 01 |
|
|
8 | Huyện Hóc Môn | 02 | - | 02 | 01 (nguy hiểm) |
|
9 | Quận 7 | - | - | - |
| 01 (nguy hiểm) |
| Tổng | 37 | 19 | 18 | 04 | 04 |
DANH SÁCH CHI TIẾT CÁC VỊ TRÍ SẠT LỞ BỜ SÔNG, KÊNH, RẠCH NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2019
(Đính kèm theo Báo cáo số 150/BC-PCTT ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn)
TT | Vị trí sạt lở | Tuyến sông, kênh, rạch | Phạm vi sạt lở (m) Dài x Rộng | Đánh giá mức độ sạt lở | Ảnh hưởng | Chủ đầu tư | Tên dự án | Quy mô dự án (m kè) | Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) | Tiến độ thực hiện | Ghi chú |
Tổng cộng: 37 vị trí sạt lở | 23.496,76m kè | 4.613,83 tỷ đồng |
|
| |||||||
I. Huyện Nhà Bè (12 vị trí) | |||||||||||
1 | Bờ trái, cầu Phước Lộc về phía hạ lưu 1.000m, xã Phước Kiến (vị trí này được lập thành 02 dự án) | Rạch Ông Lớn 2 - Phước Kiểng - Mương Chuối | - Đoạn 1= 200 x 10; - Đoạn 2= 415 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Khu vực đông dân cư | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | XD kè CSL bờ trái phía hạ lưu cầu Phước Lộc | 100m | 25,574 | Đã thi công hoàn thành Dự án 1 |
|
Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Xây dựng kè CSL bờ tả thượng lưu rạch Ông Lớn 2 | 677m | 149,842 | Đang thi công 28% khối lượng Dự án 2 | Đang trình duyệt đơn giá T2 | ||||||
2 | Kênh Cây Khô (ngã ba kênh Cây Khô - Tắc Bến Rô) vòng qua Tắc Bến Rô, cách cầu Tắc Bến Rô 100m | Kênh Cây Khô | 100 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Đây là khu dân cư tập trung (có nhiều nhà dân sống sát mép bờ cao rạch, gần cầu Tắc Bến Rô) | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | XD kè CSL bờ hữu rạch Tắc Bến Rô KV ngã 3 rạch Tắc Bến Rô - kênh Cây Khô | 130m | 48.464 | Đang thi công 78% khối lượng | Đã vận động bàn giao, không vướng mặt bằng |
3 | Bờ trái, thượng lưu ngã 3 Kinh Lộ đến ngã Tắc Mương Lớn, xã Hiệp Phước | Rạch Giồng - Sông Kinh Lộ | 809 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - 200m gần cầu Kênh Lộ có 15 hộ dân, cách bờ 10m | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | XD kè CSL bờ tả Rạch Giồng - sông Kinh Lộ (02 đoạn kè, đoạn 1 dài 253.72m, đoạn 2 dài 555,68m) | 809m | 400 | Đang thi công đạt 50% khối lượng | Chưa trình duyệt đơn giá T1 |
4 | Bờ trái từ cầu Long Kiển về thượng lưu 100m, về hạ lưu 630m | Sông Phước Kiểng | 630 x 10 | Nguy hiểm | - Khu vực có nhiều cụm dân cư sát bờ (dân chưa chấp thuận di dời) | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Xây dựng kè bảo vệ chống xói lở bờ sông khu vực KDC xã Phước Kiểng | 630m | 40,138 | Đang thi công đạt 35% khối lượng | Đang trình duyệt đơn giá T2 |
5 | Bờ phải, thượng lưu cầu Phước Lộc | Rạch Ông Lớn 2 - Phước Kiểng - Mương Chuối | 247 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Đây là khu vực tập trung dân cư | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Chống xói lở bờ sông khu vực cầu Phước Lộc | 247m | 85,027 | Đang thi công 46% khối lượng | Đã chi trả bồi thường |
6 | Bờ phải, thượng lưu ngã 3 Kinh Lộ - Tắc Mương Lớn, xã Hiệp Phước | Rạch Giồng - Sông Kinh Lộ | 900x 2 | Đặc biệt nguy hiểm | - Đây là khu vực tập trung dân cư | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Xây dựng kè chống sạt lở bờ hữu Rạch Giồng - Sông Kinh Lộ | 986m | 183,026 | Đang thi công 90% khối lượng | Chưa trình duyệt đơn giá T1 |
7 | Bờ phải từ cầu Long Kiển về thượng lưu 146m | Sông Phước Kiểng | 146 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Còn nhiều cụm dân cư sát bờ | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Xây dựng kè bảo vệ chống sạt lở khu vực cầu Long Kiểng | 220m | 21,349 | Đã phê duyệt dự án. Chưa triển khai thi công | Đang trình duyệt đơn giá T2 (vướng 27 hộ) |
8 | Km 03 150. ngay Cầu tàu Bến Đò ấp 3, xã Hiệp Phước | Rạch Giồng - Sông Kinh Lộ | 600x3 | Nguy hiểm | - Khu vực bến đò; - Ảnh hưởng 01 hộ dân đang sinh sống; 02 trụ điện. | UBND Huyện Nhà Bè | Chống sạt lở rạch Giồng - sông Kinh Lộ (đoạn từ tổ 16 đến rạch Gò Mc, ấp 3, xã Hiệp Phước | 600m | 79 | Đang thi công (60% khối lượng) | Không giải phóng mặt bằng |
9 | Bờ phải Km 3 600 thuộc tổ 3, ấp 4, xã Hiệp Phước | Rạch Giồng - Sông Kinh Lộ | 520x3 | Nguy hiểm | - Ảnh hưởng 01 hộ dân đang sinh sống | UBND Huyện Nhà Bè | Chống sạt lở rạch Giồng - sông Kinh Lộ (đoạn tổ 3 ấp 4, xã Hiệp Phước | 520m | 75 | Đang thi công (70% khối lượng) | Không giải phóng mặt bằng |
10 | Bờ phải, thượng lưu cầu Trạm Xá - 80m đến - 130m, xã Hiệp Phước. | Rạch Tắc Mương Lớn | 200 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Khu vực tập trung đông dân cư | UBND huyện Nhà Bè | Dự án chống sạt lở cấp bách bờ phải rạch Tắc Mương Lớn, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè | 350m | 34,798 | Đang thi công (85% khối lượng) | Vận động 04 hộ dân hiến đất, không giải phóng mặt bằng |
11 | Rạch Giồng, bờ phải, từ rạch Gò Me đến tiếp giáp kè tổ 3, ấp 4 | Rạch Giồng | 480 x 2 | Nguy hiểm | - Ảnh hưởng khoảng 22 hộ dân; - Vị trí đã xảy ra sạt lở vào ngày 25/11/2018 đoạn giáp kè Trung tâm Quản lý đường thủy làm chủ đầu tư. | UBND Huyện Nhà Bè | Xây dựng kè chống sạt lở đoạn bờ phải rạch Giồng (từ rạch Gò Me đến tiếp giáp kè tổ 3, ấp 4), xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè |
|
| Đang lập, trình duyệt hồ sơ dự án | Công văn số 1814/UB-KT ngày 13 tháng 5 năm 2019 |
12 | Bờ phải rạch Bầu Le (thượng lưu cầu Bầu Le), xã Hiệp Phước | Rạch Bàu Le | 150 x 5 | Nguy hiểm | - Ảnh hưởng 05 hộ dân | UBND Huyện Nhà Bè | Dự án Xây dựng kè chống sạt lở tại bờ phải rạch Bầu Le, tổ 2, ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè |
|
| Đang lập, trình duyệt hồ sơ dự án | Công văn số 1814/UB-KT ngày 13 tháng 5 năm 2019 |
II | Huyện Cần Giờ (06 vị trí) | ||||||||||
13 | Tắc Sông Chà, bờ phải, giao với sông Soài Rạp về hạ lưu Tắc Sông Chà | Tắc Sông Chà | 160 x 10 | Nguy hiểm | - Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đã di dời dân | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | XD kè bảo vệ khu dân cư Tắc Sông Chà thuộc ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh | 581m | 158,86 | Đang thi công gặp sự cố sụp lún 160m kè | Đã chi trả bồi thường |
14 | Kênh Bà Tổng, bờ phải, cách cầu Bà Tổng khoảng 300m về thượng lưu, xã An Thới Đông | Kênh Bà Tổng | 100 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Khu vực tập trung đông dân cư | UBND huyện Cần Giờ | Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp Rạch Lá xã An Thới Đông | 829m | 79 | Đang thi công (khoảng 90% khối lượng) | Chưa trình duyệt đơn giá T1 |
15 | Kênh Bà Tổng, bờ trái kè ấp An Hòa đến ngã 3 sông Soài Rạp, xã An Thới Đông, Huyện Cần Giờ | Kênh Bà Tổng | 70m (02 đoạn); đoạn 1 = 40m; đoạn 2 = 30m | Nguy hiểm | - Khu vực tập trung đông dân cư | UBND huyện Cần Giờ | Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Hoà (đoạn từ kè Bà Tổng đến ngã 3 sông Soài Rạp) | 656m | 79 | Đang thi công 90% khối lượng; điều chỉnh dự án lên nhóm B | Chưa trình duyệt đơn giá T1 |
16 | Kênh Bà Tổng, bờ phải, hạ lưu cầu Bà Tổng, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ | Kênh Bà Tổng | 30 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Khu vực tập trung đông dân cư | UBND huyện Cần Giờ | Dự án Kè ven sông Bà Tổng đoạn từ cầu Bà Tổng đến ngã ba sông Soài Rạp (khu dân cư ấp Rạch Lá) xã An Thới Đông | 790m | 79 | Đã phê duyệt chưa thi công | Chưa có kế hoạch sử dụng đất năm 2019 |
17 | Km00 500, bờ trái tuyến Tắc An Nghĩa (cách hạ lưu cầu An Nghĩa khoảng 400m), ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông | Tắc An Nghĩa | 60x20 | Đặc biệt nguy hiểm | - Khu vực tập trung đông dân cư đang vướng mặt bằng 03 hộ | UBND huyện Cần Giờ | Dự án Xây dựng kè kiên cố bảo vệ khu dân cư ấp An Nghĩa (đoạn từ rạch nhánh đến ngã ba sông Lòng Tàu), xã An Thới Đông | 670m | 79 | Đang thi công 75% khối lượng; điều chỉnh dự án lên nhóm B | Chưa trình duyệt đơn giá T1 |
18 | Rạch Mốc Keo, bờ phải, khu dân cư An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp | Rạch Mốc Keo | 150x2 | Nguy hiểm | - Hiện trạng bờ rạch sạt lở, dân cư sinh sống sát bờ rạch (khoảng 150 hộ) |
|
|
|
|
| Phát sinh năm 2019 |
III. Huyện Bình Chánh (03 vị trí) | |||||||||||
19 | Rạch Xóm Củi, bờ trái, thượng lưu cầu Xóm Củi 100m, xã Bình Hưng. | Rạch Xóm Củi | 570 x 2 | Đặc biệt nguy hiểm | - Đây là khu dân cư tập trung 146 hộ (có 25 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm cần di dời khẩn cấp) | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Xây dựng kè chống sạt lở bờ tả thượng lưu cầu Xóm Củi | 860m | 198,821 | Đã khởi công thi công | Đang chi trả bồi thường |
20 | Bờ phải sông Cần Giuộc ấp 2 xã Qui Đức (phía sau trụ sở UBND xã Qui Đức) | Sông Cần Giuộc | 200 x 7 | Nguy hiểm | - Nằm trong khu vực có 20 hộ dân sinh sống | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Dự án Xây dựng kè chống sạt lở bờ phải sông Cần Giuộc (phía sau trụ sở UBND xã Qui Đức) | 199m | 78 | Đang lập hồ sơ dự án | Công văn số 4522/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND TP |
21 | Bờ phải sông Chợ Đệm - Bến Lức, xã Tân Kiên | Sông Chợ Đệm - Bến Lức | 30x4 | Đặc biệt nguy hiểm | - Khu vực có 02 nhà sống ven sông; - Phạm vi ảnh hưởng chiều dài dọc bờ là 5m. | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Chống sạt lở bờ phải thượng lưu sông Chợ Đệm - Bến Lức (cách cầu Chợ Đệm 820m) | 600m | 132,5 | Đang lập, trình duyệt hồ sơ dự án |
|
IV. Quận 2 (05 vị trí) | |||||||||||
22 | Sông Sài Gòn, bờ trái, hạ lưu cách cầu Sài Gòn 500m, phường Bình An | Sông Sài Gòn | 180 x 10 | Nguy hiểm | Đây là khu dân cư tập trung, có nhiều hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng (11 hộ di dời) | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Sài Gòn, bờ trái, hạ lưu cách cầu Sài Gòn 500m | 250m | 78 | Đang thi công 18% khối lượng | Đã duyệt đơn giá T2 |
23 | Sông Sài Gòn, bờ trái, đối diện nhà 16/5 đến 16/13 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền | Sông Sài Gòn | 100 x 10 | Nguy hiểm | Đây là khu dân cư tập trung (08 hộ di dời) | UBND Quận 2 | Kè chống sạt lở bờ sông Sài Gòn, KP4, phường Thảo Điền | 120m | 30 | Đã khởi công thi công | Đã duyệt đơn giá T2 |
24 | Rạch Giồng Ông Tố, bờ phải, thượng và hạ lưu cầu Giồng Ông Tố 1, phường An Phú | Rạch Giồng Ông Tố | 150m mỗi bên mố cầu | Đặc biệt nguy hiểm | Đây là khu dân cư tập trung, có nhiều hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng (19 hộ) | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Dự án Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông khu vực cầu Giồng Ông Tố tại phường An Phú - Bình Trưng Tây, Quận 2 | 77,5m kè mỗi bên mố cầu | 46,215 | Đã phê duyệt dự án. Chưa triển khai thi công | Chưa duyệt đơn giá T2 |
25 | Rạch Giồng Ông Tố, bờ trái, thượng và hạ lưu cầu Giồng Ông Tố 1, P. Bình Trưng Tây | ||||||||||
26 | Bờ trái sông Sài Gòn (cách cầu Sài Gòn 4,5km về phía thượng lưu thuộc khu đất số 61 đường Trần Ngọc Diện, phường Thảo Điền) | Sông Sài Gòn | 100 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | 01 hộ và khu đất của Văn phòng Thành ủy | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Dự án Xây dựng kè chống sạt lở bờ trái sông Sài Gòn (khu vực phường Thảo Điền, Quận 2) | 148m | 51,614 | Đã phê duyệt dự án. Dự kiến tháng 11 triển khai thi công | Không giải phóng mặt bằng |
V. Quận Bình Thạnh (04 vị trí) | |||||||||||
27 | Sông Sài Gòn - ngã ba sông Sài Gòn - thượng lưu kênh Thanh Đa đến xưởng cơ khí Tiền Phong | Sông Sài Gòn | 2.797 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Đây là khu dân cư tập trung, có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (Đoạn 2) | 2.797m kè (trong đó kè cũ 1.365m, kè mới 1 432m) | 319,128 | Đang thi công đạt 45% khối lượng | Đang chi trả bồi thường |
28 | Sông Sài Gòn, từ xưởng cơ khí Tiền Phong đến ngã ba rạch Chùa | Sông Sài Gòn | 4.270 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Đây là khu dân cư tập trung, có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (Đoạn 3) | 4.000m | 643,226 | Đang thi công | Đang lập hồ sơ để trình duyệt đơn giá |
29 | Sông Sài Gòn, từ rạch Chùa đến ngã ba sông Sài Gòn - hạ lưu kênh Thanh Đa | Sông Sài Gòn | 2.772 x 10 | Đặc biệt nguy hiểm | - Khu dân cư tập trung (khu vực biệt thự Lý Hoàng, có 3 hộ dân bị ảnh hưởng | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (Đoạn 4) | 2.112m kè (trong đó kè mới 1.413m, kè cũ 1.359m) | 380,659 | Đang thi công | Đang chi trả bồi thường |
30 | Sông Sài Gòn, bờ phải, từ ngã 3 kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn về phía hạ lưu 550m | Sông Sài Gòn | 100 x 7 | Nguy hiểm | - Đây là khu vực đất quốc phòng (Kho xăng dầu VK 102 Phường 25 do Bộ tư lệnh Quân khu 7 quản lý); - Thượng lưu tiếp giáp Bờ kè Thanh Đa 1.1; hạ lưu tiếp giáp khu dân cư và khu đất của Công ty than miền Nam. | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Xây dựng kè thủy lợi chống sạt lở bờ phải sông Sài Gòn, phường 25, quận Bình Thạnh (khu vực kho VK 102 cũ do Quân Khu 7 quản lý) |
|
| Đang lập hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định | Công văn số 3503/UBND-KT ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố |
VI. Quận Thủ Đức (04 vị trí) | |||||||||||
31 | Bờ trái sông Sài Gòn, cuối đường số 7, khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức (cách cầu Binh Phước khoảng 1000m về phía hạ lưu) | Sông Sài Gòn | 100x20 | Đặc biệt nguy hiểm | - Đây là khu vực tập trung dân cư, có khoảng 5 hộ dân bị ảnh hưởng | UBND quận Thủ Đức | Kè chống sạt lở ven sông Sài Gòn (đoạn từ cầu rạch cầu Đúc Nhỏ đến tiếp giáp dự án của Công ty CPĐT địa ốc Vạn Phúc) | 700,76m | 192 | Đang thi công | Đang chi trả bồi thường |
32 | Sông Sài Gòn, bờ trái, khu vực ký túc xá Đại học Mỹ Thuật, phường Hiệp Bình Chánh. | Sông Sài Gòn | 150x5 | Nguy hiểm | - Đây là khu vực tập trung dân cư; - Có 2 nhà dân lân cận bị ảnh hưởng. | Ban QLDA ĐTXD HTĐT TP | Dự án Xây dựng 04 đoạn đê bao xung yếu khu vực quận Thủ Đức thuộc bờ tả sông Sài Gòn | 350m | 443,702 | Đang thi công đạt 32% khối lượng | Chưa có kế hoạch sử dụng đất năm 2019 |
33 | Sông Sài Gòn, bờ trái, khu vực đình Bình Phước, ngã ba rạch Vĩnh Bình - sông Sài Gòn, khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước. | 250 x 10 | - Đây là khu dân cư tập trung; - Có 2 nhà dân bị ảnh hưởng. | 500m | |||||||
34 | Sông Sài Gòn, bờ trái, khu vực nhà thờ Fatima, phường Hiệp Bình Chánh | Sông Sài Gòn | 300 x 10 | Nguy hiểm | - Nhà dân cách khu vực sạt lở khoảng 15m, có công trình kè của nhà thờ Fatima lân cận (80 hộ ảnh hưởng) | UBND quận Thủ Đức | Dự án chống sạt lở bờ trái sông Sài Gòn khu vực nhà thờ Fatima, phường Hiệp Bình Chánh | 995m | 275 | Đang lập, trình duyệt hồ sơ dự án | Công văn số 7516/UBND-KT ngày 05/12/2017 của UBND TP |
VII. Quận 8 (01 vị trí) | |||||||||||
35 | Kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, trước kho 277 - 289, Bến Bình Đông, phường 14 | Kênh Tàu Hủ - Lò Gốm | 100 x 2 | Nguy hiểm | - Phạm vi ảnh hưởng: chiều dài dọc bờ là 100m; - Trước khu vực này có đường Bến Bình Đông, xe cộ thường xuyên qua lại. | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Cải thiện môi trường nước thành phố, giai đoạn 2 (gói thầu F2) | Tổng dự án kè dài 9.600m; đoạn kè sạt lở 100m | Tổng mức dự án 976 tỷ đồng (đoạn kè 100m khoảng 11 tỷ đồng) | Chưa thi công do vướng đường dây điện | Không giải phóng mặt bằng |
VIII. Hóc Môn (02 vị trí) | |||||||||||
36 | Bờ phải rạch Tra, xã Tân Hiệp | Rạch Tra | 02 đoạn: mỗi đoạn = 30 x 8 | Nguy hiểm | - Đường giao thông vào HTX thực phẩm Tân Hiệp; - Cách đường khoảng 8m có một số hộ dân. | Ban QLDA ĐTXD các CTGT | Dự án chống sạt lở bờ phải rạch Tra - Khu vực nhà máy thực phẩm Tân Hiệp | 680m | 116,889 | Đã phê duyệt chưa thi công | Không giải phóng mặt bằng |
37 | Sông Sài Gòn. gói thầu 4A, dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn | Sông Sài Gòn | 100 x 2 | Nguy hiểm | - Ảnh hưởng khoảng 69ha và 726 hộ dân với 2.600 nhân khẩu thuộc ấp 3, xã Nhị Bình | Ban QLDA ĐTXD HTĐT TP | Dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn (nam Rạch Tra) |
|
| Dự án dã thi công xong nhưng chưa được bàn giao, chưa quyết toán, hiện bị sạt lở nghiêm trọng | Phát sinh năm 2019 |
- 1Quyết định 4845/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025
- 2Quyết định 1176/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nhằm thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3Quyết định 1245/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 1Quyết định 01/2011/QĐ-TTg Ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 16/2018/QĐ-UBND quy định về quy trình giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 4845/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 1176/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nhằm thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Quyết định 1245/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Báo cáo 150/BC-PCTT công bố danh mục các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn Thành phố năm 2019 do Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 150/BC-PCTT
- Loại văn bản: Báo cáo
- Ngày ban hành: 17/09/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Văn Trực
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra