- 1Quyết định 85/2002/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TƯ ngày về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 3Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 4Nghị quyết 17-NQ/TW năm 2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 5Kế hoạch 1660/KH-BQP tổng kết 10 năm đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (2002-2012) do Bộ Quốc phòng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/BC-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2013 |
BÁO CÁO
TỔNG KẾT 10 NĂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUÂN SỰ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN (2002 - 2012)
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”;
Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo;
Thực hiện Kế hoạch số 1660/KH-BQP ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Bộ Quốc phòng và Kế hoạch số 455/KH-BTL ngày 26 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về việc tổng kết 10 năm đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (2002 - 2012);
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tổng kết 10 năm công tác đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn như sau:
Phần I
KẾT QUẢ 10 NĂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUÂN SỰ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN (2002 - 2012)
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế; là địa bàn rất nhạy cảm về chính trị, kinh tế, xã hội. Về mặt quốc phòng - an ninh, là một địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu, then chốt trong khu vực phòng thủ của Quân khu 7 và phía Nam.
- Thành phố có diện tích 2095,1 km2, được tổ chức thành 24 quận, huyện với 322 phường, xã, thị trấn; dân số trên 8 triệu người, có khoảng 2 triệu người từ địa phương khác đến tạm trú làm việc; hàng năm, có gần 3 triệu lượt người nước ngoài nhập cảnh vào thành phố tham quan, du lịch, làm việc, học tập; có 1.360 cơ sở tôn giáo, 36 cơ quan đại diện ngoại giao, 5 tổ chức quốc tế, trên 1.700 văn phòng đại diện công ty nước ngoài, 3 khu công nghệ cao và 12 khu công nghiệp lớn.
- Trước khi có chủ trương của Bộ Quốc phòng về đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự phường, xã, thị trấn, công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư, lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng còn gặp khó khăn trong công tác tạo nguồn, bố trí và sử dụng cán bộ quân sự. Để khắc phục khó khăn trên, một số địa phương đã tăng cường sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đảm nhiệm Chỉ huy trưởng; hoặc bố trí quân nhân phục viên, xuất ngũ, cán bộ Đảng, đoàn thể kiêm nhiệm vào các chức danh Chỉ huy trưởng; hoặc bố trí quân nhân phục viên, xuất ngũ, cán bộ Đảng, đoàn thể kiêm nhiệm vào các chức danh Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó; một số cán bộ dân quân trưởng thành từ thực tiễn công tác quân sự địa phương. Do cán bộ được bố trí từ nhiều nguồn và chỉ qua bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác quân sự địa phương nên chất lượng cán bộ không đồng đều, trình độ và kinh nghiệm công tác quân sự - quốc phòng địa phương còn có mặt hạn chế.
- Quán triệt Nghị quyết 17 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” và các văn bản của Chính phủ về công tác đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn. Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản chuyên đề về lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự phường, xã, thị trấn; định hướng chỉ đạo cho các cơ quan, địa phương triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới. Đến nay, Thành phố đã tổ chức 5 khóa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đưa đi đào tạo 2 khóa cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở tại Trường Quân sự Quân khu 7 và Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Những đặc điểm nêu trên, đã tác động trực tiếp đến nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn trong quá trình.
1. Thuận lợi:
- Thực hiện Đề án 799 của Bộ Quốc phòng và chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã đầu tư toàn diện và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
- Luật Dân quân tự vệ được ban hành là cơ sở thuận lợi giúp cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, cơ quan quân sự các cấp thực hiện công tác dân quân tự vệ, trong đó có công tác đào tạo cán bộ quân sự phường, xã, thị trấn.
- Giai đoạn (2004 - 2010), Thành phố tổ chức 3 khóa trung cấp chuyên nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự phường, xã, thị trấn; tuy gặp khó khăn của bước đầu thực hiện công tác đào tạo, nhưng Thành phố luôn được các cơ quan chức năng của Cục Dân quân tự vệ và Bộ Tham mưu Quân khu giúp đỡ, chỉ đạo về nghiệp vụ, bảo đảm tài liệu, giáo trình đồng bộ, giúp thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo.
- Quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo, luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị của thành phố trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự địa phương.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực và kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ chuyên môn phù hợp, nhiệt tình, trách nhiệm, yêu nghề, có quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn.
- Học viên được tuyển chọn đúng quy định của trên, 100% tốt nghiệp THPT, có phẩm chất chính trị vững vàng, từ khóa 2 trung cấp chuyên nghiệp 100% học viên là Đảng viên, đã có thời gian hoạt động thực tiễn, đủ điều kiện tham gia cấp ủy và là nguồn cán bộ lâu dài của địa phương sau đào tạo.
2. Khó khăn:
- Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở còn gặp khó khăn trong khâu quy hoạch, chọn nguồn đạo tạo trung cấp chuyên nghiệp, đăng ký tuyển sinh cao đẳng, đại học tại các trường.
- Các chế độ, chính sách hiện hành dành cho học viên chưa thật sự thu hút nguồn cán bộ tham gia tuyển sinh, đào tạo; thời gian đào tạo kéo dài; chính sách đối với cán bộ quân sự phường, xã, thị trấn chưa tương xứng với những nỗ lực học tập của học viên. Định hướng quy hoạch, sử dụng cán bộ sau đào tạo của một số địa phương còn bất cập, chưa nhất quán.
- Điều kiện cơ sở vật chất, thao trường huấn luyện phục vụ công tác đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của Trường Quân sự thành phố gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác giảng dạy.
- Những năm đầu thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở còn bất cập, chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên vai trò tham mưu của cơ quan quân sự các cấp còn lúng túng, thực hiện quy trình công tác tuyển sinh còn có mặt hạn chế, nhất là khâu tuyển chọn, động viên, khám sức khỏe, hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức đào tạo cũng như đội ngũ giáo viên của Trường Quân sự thành phố còn thiếu.
II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, QUÁN TRIỆT TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quán triệt sâu sắc Quyết định số 85 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 36 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; Chỉ thị số 34 của Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn giai đoạn từ năm 2004 đến 2010; Chỉ thị số 616 của Tư lệnh Quân khu 7 về nhiệm vụ đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn từ năm 2004 đến 2010; Quyết định 799 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Từ nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và yêu cầu đào tạo cán bộ quân sự cơ sở, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Quốc phòng, Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản: Quyết định 274 về mở các lớp đào tạo Chỉ huy trưởng phường, xã, thị trấn; Quyết định 276 về thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện đào tạo Chỉ huy trưởng phường, xã, thị trấn; Quyết định số 332 về phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đến năm 2020 và những năm tiếp theo; đồng thời chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện cụ thể.
Từ cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố, công tác đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, đưa cán bộ tham gia đào tạo cao đẳng, đại học trong 10 năm qua (2002-2012) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
III. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
1. Đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở:
- Thực hiện Chỉ thị số 34 của Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn giai đoạn từ năm 2004 đến 2010, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố triển khai quy định về tiêu chuẩn chính trị, trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức, sức khỏe đối với cán bộ quân sự cơ sở và chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quân sự cơ sở.
- Trong quá trình đào tạo, thành phố từng bước chuẩn hóa chương trình đào tạo theo yêu cầu phát triển của nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và tình hình thực tế của địa phương. Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ về bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận, có kiến thức về quản lý nhà nước để thực hiện tốt nhiệm vụ và tạo nguồn phát triển lên các vị trí cao hơn trong hệ thống chính trị cơ sở, ngay từ khóa 3 trung cấp chuyên nghiệp, Thành phố chủ động tăng thời gian đào tạo thêm 6 tháng để bổ sung nội dung đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị và trung cấp quản lý hành chánh.
- Từ năm 2002 đến nay thành phố đã và đang đào tạo được 5 khóa trung cấp chuyên nghiệp, gồm:
+ Khóa 1, 2, 3 đào tạo theo chương trình 54 của Bộ Quốc phòng, thời gian đào tạo khóa 1, 2 là 14 tháng, khóa 3 là 20 tháng; đã tốt nghiệp 335 đồng chí. Năm 2012, thành phố tiếp tục đào tạo bổ sung hoàn thiện chương trình 73 của Bộ Giáo dục và đào tạo cho cán bộ Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn đã tốt nghiệp các khóa 1, 2, 3.
+ Khóa 4, thời gian đào tạo 22 tháng (hơn 4 tháng so với chương trình số 73) để bổ sung chương trình trung cấp lý luận chính trị và trung cấp quản lý hành chánh, có 108 học viên tốt nghiệp (mỗi học viên nhận 3 bằng, gồm: trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, trung cấp lý luận chính trị và trung cấp quản lý hành chánh).
+ Đang tổ chức đào tạo khóa 5 theo chương trình 73, quân số 217 đồng chí.
- Số lượng cán bộ qua 5 khóa đào tạo: chỉ tiêu 660, thực hiện 660, đạt 100%, trong đó:
+ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó: 383/660 đồng chí, đạt 58,03%.
+ Thống kê quân sự: 121/660 đồng chí, đạt 18,34%.
+ Cán bộ nguồn: 156/660 đồng chí, đạt 23,63%.
+ Đảng viên: 624/660 đồng chí, đạt 94,54 %
+ Đoàn viên: 26/660 đồng chí, đạt 5,46%.
- Kết quả tốt nghiệp qua 4 khóa (1, 2, 3, 4) là 443 đồng chí:
+ Loại giỏi: 56/443 đồng chí, đạt 12,6%
+ Loại khá: 359/443 đồng chí, đạt 81%
+ Loại trung bình khá: 14/443 đồng chí, đạt 3,2%
+ Loại trung bình: 14/443 đồng chí, đạt 3,2%
Trong quá trình đào tạo đã có 7 đồng chí đoàn viên ưu tú được kết nạp đảng; 443 đồng chí được phong quân hàm Sĩ quan dự bị.
2. Đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở:
- Thực hiện Quyết định số 799 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 332/QĐ-UBND-M ngày 31 tháng 5 năm 2012 về phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
- Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp quy hoạch cán bộ đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng, xây dựng và cử cán bộ tham gia thi tuyển, dự tuyển theo chỉ tiêu được giao.
- Kết quả tuyển sinh cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở:
+ Năm 2011: Chỉ tiêu Quân khu giao 36, đăng ký dự thi 57, đạt 158,3%; trúng tuyển 24; nhập học 22, gồm: 1 đại học hệ chính quy; 9 cao đẳng hệ chính quy và 12 liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.
- Năm 2012: Chỉ tiêu quân khu giao 68, đăng ký dự thi 101, đạt 148,5%; trúng tuyển 55; nhập học 43, gồm: 03 đại học hệ chính quy, 17 đại học văn bằng 2; 06 cao đẳng hệ chính quy và 17 liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.
IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SẮP XẾP BỔ NHIỆM SAU ĐÀO TẠO
Sau 4 khóa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, có 443 cán bộ tốt nghiệp. Hiện nay, được các địa phương bố trí vào các chức danh:
- Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó: 343 đồng chí; trong đó: Chỉ huy trưởng 172 đồng chí, Chỉ huy phó 171 đồng chí.
- Phát triển lên các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị của địa phương: 47 đồng chí, chiếm 10,6%, trong đó:
+ Bí thư, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường, xã, thị trấn: 13 đồng chí;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn: 29 đồng chí;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã: 05 đồng chí;
- Chuyển công tác khác: 49 đồng chí, chiếm 11,1%
- Cán bộ chuyển ra: 02 đồng chí, chiếm 0,5%.
- Cán bộ bị tai nạn, bệnh chết: 02 đồng chí, chiếm 0,5%.
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố luôn quan tâm bố trí ngân sách địa phương bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hậu cần, kỹ thuật, xây dựng, sữa chửa hệ thống thao trường, giảng đường theo yêu cầu đào tạo; đảm bảo các chế độ chính sách đối với học viên và cán bộ giảng viên theo quy định. Ngoài mức lương, phụ cấp hàng tháng, thành phố và các địa phương còn hỗ trợ thêm sinh hoạt phí cho học viên yên tâm học tập rèn luyện.
Tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong 10 năm (2002 - 2012) là 37,4 tỷ đồng từ ngân sách của thành phố (quận, huyện bảo đảm nguyên lương, phụ cấp cho cán bộ học viên của địa phương trong thời gian tập trung đào tạo tại các trường là 12,7 tỷ đồng).
VI. ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM
1. Ưu điểm:
Cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể các cấp của thành phố đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 17/NQ-TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền và triển khai đồng bộ công tác đào tạo cán bộ quân sự cơ sở;
Các cơ quan của thành phố đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành đầy đủ, kịp thời hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh bổ sung nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, chế độ chính sách nhằm chuẩn hóa trình độ đào tạo cho cán bộ quân sự cơ sở.
Có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành chức năng, nhất là Bộ Tư lệnh thành phố, Sở Nội vụ và các quận - huyện, phường - xã, thị trấn trong thực hiện công tác quy hoạch, tuyển chọn cử cán bộ đi đào tạo, gắn chặt giữa đào tạo với bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo. Việc Ủy ban nhân dân thành phố quyết định tăng thời gian đào tạo, bổ sung nội dung chương trình, tổ chức thi và cấp bằng trung cấp lý luận chính trị, trung cấp quản lý hành chánh cho học viên trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở là sáng tạo, thiết thực hiệu quả, tạo điều kiện cho cán bộ học viên về cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đã thực hiện tốt công tác đảm bảo cho nhiệm vụ đào tạo như đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở, vật chất, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cho Trường Quân sự thành phố thực hiện nhiệm vụ đào tạo; cấp ủy, chính quyền cơ sở đã làm tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn cán bộ tham gia các lớp đào tạo đúng tiêu chuẩn, đủ chỉ tiêu, tạo điều kiện thuận lợi, động viên và quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ đi đào tạo đúng quy định, phù hợp với thực tiễn ở địa phương.
Cán bộ sau khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác đã phát huy tốt kiến thức được đào tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn, tham mưu cấp ủy, chính quyền triển khai và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương ở cơ sở, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, nhiều đồng chí đã được phát triển, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở.
Cán bộ học viên sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo ngành quân sự cơ sở đã được đề bạt quân hàm sĩ quan dự bị. Đây là nguồn bổ sung lực lượng sĩ quan dự bị có chất lượng của Thành phố.
2. Khuyết điểm:
Việc quán triệt văn bản của Đảng, Nhà nước và tổ chức thực hiện công tác đào tạo cán bộ quân sự phường, xã, thị trấn của một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự sâu sắc, chưa làm tốt công tác quy hoạch nguồn cán bộ Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn.
Một số phường, xã, thị trấn cử cán bộ tham gia tuyển sinh, đào tạo chưa phù hợp các quy định về tiêu chuẩn tham gia các lớp đào tạo (còn 9 trường hợp phải trả về địa phương do không đủ sức khỏe). Công tác bố trí, quản lý, sử dụng cán bộ sau đào tạo còn bất cập; công tác bảo đảm chế độ chính sách cho cán bộ trong thời gian đào tạo chưa kịp thời.
Công tác bảo đảm cho nhiệm vụ đào tạo về trang bị, cơ sở vật chất, thao trường bãi tập, nơi ăn ở cho học viên của Trường Quân sự thành phố còn hạn chế.
VII. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
1. Nếu cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ huy quân sự quan tâm, quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và tổ chức thực hiện nghiêm túc thì sẽ hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự cơ sở.
2. Làm tốt công tác quy hoạch, công tác tuyển chọn, cử cán bộ đi đào tạo, công tác bố trí, sử dụng, cất nhắc, đề bạt cán bộ khi ra trường, có hướng bố trí chuyển sang công tác ở lĩnh vực khác cao hơn.
3. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác đào tạo, bảo đảm chế độ chính sách hậu phương gia đình phù hợp, thực hiện tốt công tác động viên tư tưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí cán bộ được cử đi đào tạo yên tâm học tập.
4. Vai trò làm tham mưu của cơ quan quân sự cho cấp ủy, chính quyền các cấp và phối hợp các ban ngành, đoàn thể có liên quan đã góp phần thành công trong việc đào tạo cán bộ quân sự cơ sở.
5. Thường xuyên hoàn thiện chương trình, giáo trình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn vừa có kiến thức chuyên sâu về quân sự địa phương vừa có kiến thức hiểu biết về kinh tế, văn hóa - xã hội và pháp luật, để người học thấy được ý nghĩa quan trọng của các lớp đào tạo.
6. Kiện toàn, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đủ về số lượng, có chất lượng, phù hợp với cơ cấu, tổ chức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ dạy và học và có sự quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đội ngũ giáo viên.
Phần II
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUÂN SỰ CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2020
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung:
Hoàn thành mục tiêu đào tạo theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; Quyết định số 332/QĐ-UBND-M ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo: Đến năm 2015, có 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, trong đó 35% đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở. Đến năm 2020 có 80% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Dự kiến đào tạo từ năm 2013 đến năm 2015:
+ Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở: 535 đồng chí (tổng số đào tạo từ năm 2002 đến 2015 là 1.195 đồng chí);
+ Cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở: 323 đồng chí (tổng số đào tạo cao đẳng, đại học từ 2011 năm 2015 là 388 đồng chí, đạt 40,1%).
- Dự kiến đào tạo từ năm 2016 đến năm 2020:
+ Trung cấp chuyên nghiệp: đào tạo bổ sung 145 đồng chí (đây là số dự kiến biến động do chuyển công tác hoặc chuyển ra);
+ Cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở: 617 đồng chí (đến năm 2020 có 1.005 đồng chí đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở, đạt 80%).
II. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; Quyết định số 332/QĐ-UBND-M ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
2. Tiếp tục thực hiện các kế hoạch về đào tạo, tuyển sinh và hoàn thiện quy hoạch, kiện toàn đội ngũ cán bộ quân sự phường, xã, thị trấn. Duy trì và tổ chức thực hiện có nền nếp việc đánh giá, nhận xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quân sự, quan tâm bố trí sắp xếp bổ nhiệm cán bộ đúng ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp.
3. Kịp thời bổ sung nội dung chương trình đào tạo theo quy định của trên và sát thực tiễn công tác quốc phòng, quân sự địa phương; tổ chức quản lý chặt chẽ, kết hợp đào tạo với rèn luyện kỷ luật, giữa lý luận với thực tiễn để học viên ra trường phát huy tốt các kiến thức đã học, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
4. Bảo đảm tốt cơ sở vật chất cho công tác đào tạo; chế độ, chính sách cho học viên, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm học tập, rèn luyện. Sau mỗi khóa học tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời.
5. Thực hiện đúng quy định pháp luật về chế độ, chính sách lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với cán bộ quân sự phường, xã, thị trấn.
Phần III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Thành phố có 322 phường, xã, thị trấn, số lượng cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn gần 1000 người, trong đó có nhiều đồng chí có kinh nghiệm thực tiễn, có trình độ chuyên môn, có sức khỏe tốt nhưng không còn đủ điều kiện quy hoạch của địa phương (do lớn tuổi). Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Tư lệnh Quân khu chấp thuận cho thành phố được đặc cách sử dụng cán bộ quân sự phường, xã, thị trấn trong trường hợp nêu trên để làm nhiệm vụ trợ lý công tác dân quân tự vệ của quận, huyện hoặc thành phố, nhằm tận dụng khả năng của cán bộ và bảo đảm cho cán bộ có đủ thời gian công tác (đóng bảo hiểm xã hội) để được nghỉ hưu khi đủ tuổi theo chế độ./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy chế đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Kế hoạch 3536/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học ngành quân sự cơ sở giai đoạn từ năm 2022-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Kế hoạch 105/KH-UBND về đào tạo nghề cho Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự (Quân nhân Xuất ngũ), nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Kế hoạch 3905/KH-UBND năm 2022 về xét tuyển chức danh Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- 5Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2023 về đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đến năm 2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Quyết định 85/2002/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TƯ ngày về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 3Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 4Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 17-NQ/TW năm 2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 6Kế hoạch 1660/KH-BQP tổng kết 10 năm đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (2002-2012) do Bộ Quốc phòng ban hành
- 7Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy chế đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 8Kế hoạch 3536/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học ngành quân sự cơ sở giai đoạn từ năm 2022-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 9Kế hoạch 105/KH-UBND về đào tạo nghề cho Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự (Quân nhân Xuất ngũ), nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 10Kế hoạch 3905/KH-UBND năm 2022 về xét tuyển chức danh Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- 11Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2023 về đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đến năm 2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Báo cáo 106/BC-UBND năm 2013 về tổng kết 10 năm đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường, xã, thị trấn (2002-2012) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 106/BC-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/06/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Hứa Ngọc Thuận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định