Hệ thống pháp luật

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – H Phúc

Bản án số: 02/2023/HS-PT Ngày: 04 - 01 - 2023

NHÂN DANH

NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông Phan Nhựt Bình Các Thẩm phán: Ông Phan Văn Yên

    Ông Nguyễn Văn Minh

  • Thư ký phiên tòa: Ông Phạm Phú Cường, Thư ký Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa: Ông Trần Anh Dũng - Kiểm sát viên.

    Trong các ngày 28 tháng 12 năm 2022 và ngày 04 tháng 01 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 110/2022/TLPT-HS ngày 17 tháng 02 năm 2022 đối với các bị cáo Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L và Lê Vũ Hồng H. Do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 23/2022/HS-ST ngày 11-01-2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Các bị cáo kháng cáo:

  1. Lê Thị Thanh T, sinh năm 1967 tại Đắk Lắk; nơi ĐKTT: tổ 2, Khu phố 5, thị trấn C, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh; nơi ở: số 441 Quốc lộ 22, ấp H1, xã TAH, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Củ Chi; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: kinh; giới tính: nữ; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Phát T1 và bà Phạm Thị B; có chồng và 02 con (tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo khai đã ly hôn); tiền án: không; tiền sự: không; bị tạm giam từ ngày 01/3/2021 đến ngày 29/7/2021 thay đổi biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, tại ngoại (có mặt).

  2. Nguyễn Thị L, sinh năm 1968 tại Thành phố Hồ Chí Minh; nơi ĐKTT: số 285A tỉnh lộ 2, ấp 3, xã A, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: Hiệu trưởng trường THPT An Nhơn Tây, nguyên Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: kinh; giới tính: nữ; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn Ng và bà Phan Thị N; có chồng (đã chết) và 02 con; tiền án: không; tiền sự: không; tại ngoại (có mặt)

  3. Lê Vũ Hồng H, sinh năm 1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh; nơi ĐKTT: số 12 Đường 11A, khu phố 1, thị trấn C, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh; nơi ở: số 11A, đường O, khu phố 2, thị trấn C, huyện C, Thành phố Hồ Chi Minh; nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Xuất nhập khẩu Đ; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: kinh; giới tính: nữ; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Đình H2 và bà Võ Thị Đ; có chồng nhưng đã ly hôn, có 02 con; tiền án: không; tiền sự: không; tại ngoại (có mặt)

    • Người bào chữa theo yêu cầu cho bị cáo Lê Thị Thanh T:

      1/ Luật sư Bùi Văn T3 - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt) 2/ Luật sư Đoàn Huy H3 - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)

    • Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị L theo Luật định: Luật sư Lê

      Ngọc Lam Đ1 - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)

    • Người bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Hồng H theo Luật định: Luật sư Trần Thị T4 - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

  1. Ông Nguyễn Việt NLQ1, sinh năm 1972, địa chỉ: 131 đường số 21, ấp T, xã H, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (xin vắng mặt).

  2. Bà Lê Thị NLQ2, sinh năm 1973, địa chỉ: đường Hoàng Bá H, tổ 3, khu phố 6, thị trấn C, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  3. Bà Huỳnh Thị NLQ3, sinh năm 1965, địa chỉ: 111D Hồ Thị L, xã Tân Phú T, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  4. Bà Đoàn Thị NLQ4, sinh năm 1965, địa chỉ: 1241 Nguyễn Văn K, ấp P, xã Phú Hòa Đ, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  5. Bà Ngô Thị NLQ5, sinh năm 1964, địa chỉ: 395A, ấp T5, xã Tân Thông H, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  6. Ông Ngô Minh NLQ6, sinh năm 1965, địa chỉ: 314C Quốc Lộ 22, ấp T5, xã Tân Thông H, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  7. Ông Nguyễn Văn NLQ7, sinh năm 1968, địa chỉ: 24 Đào Văn T6, ấp Xóm Q, xã Tân An H, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  8. Bà Trần Thị NLQ8, sinh năm 1977, địa chỉ: 14/30 đường 418, Tổ 5, xã Phước Vĩnh A, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  9. Bà Nguyễn Thị Ngọc NLQ10, sinh năm 1976, địa chỉ: 100 đường Suối L, ấp 1, xã Phước Vĩnh A, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  10. Bà Bùi Ngọc Phương NLQ10, sinh năm 1984, địa chỉ: 109A đường Cây T - Mỹ K, ấp Trại Đ, xã Phước H, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  11. Ông Lê NLQ11, sinh năm 1984, địa chỉ: 16/9 Kỳ Đ, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

  12. Bà Lê Thị Kim nlq12, sinh năm 1983, địa chỉ: Tổ 1, ấp T5, xã Tân Thông H, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

    • Người tham gia tố tụng khác:

      1. Phạm nhân Phan Văn D, sinh năm 1960 tại Long An; nơi ĐKTT: số 10 Đường 31, ấp Tân T6, xã Tân Thông H, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Xuất nhập khẩu Đ; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Phan Văn T7 và bà Nguyễn Thị B; có vợ và 02 con (có mặt khi xét xử vắng mặt khi tuyên án).

      2. Phạm nhân Phan Văn Bình T8, sinh năm 1973 tại Thành phố Hồ Chí Minh; nơi ĐKTT: 353A Nguyễn Ảnh T, Khu phố 1, phường Trung Mỹ T, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng T8 Phú Tài; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Phan Văn T7 và bà Nguyễn Thị B; có vợ và 02 con (có mặt khi xét xử vắng mặt khi tuyên án).

3/ Ông Trần Văn NLQ13, sinh năm 1964, địa chỉ: 34/2C đường 419, ấp 6, xã Phước Vĩnh A, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án);

4/ Bà Đỗ Thanh NLQ14, sinh năm 1990, địa chỉ: ấp Phước H, xã Phước H1, huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh (xin vắng mặt).

(Trong vụ án còn có những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác không kháng cáo, không liên quan đến kháng cáo nên Tòa án không triệu tập đến phiên tòa).

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 14/11/2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ban hành Kết luận thanh tra số 08/KL-UBND về thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định năm 2016 của 07 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi, gồm: Trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2, Trường Mầm non Thái Mỹ, Trường Mầm non Tân Thông Hội 2, Trường Mầm non Tân Phú Trung 2, Trường Tiểu học Tân Phú Trung, Trường Tiểu học Tân Phú và Trường Tiểu học Lê Thị Pha. Kết luận xác định: trên cơ sở dự toán kinh phí sữa chữa do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi cấp, Hiệu trưởng của 07 trường học duyệt ký các thủ tục giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Xây dựng Tâm Phú T8 (sau đây gọi là Công ty T8 Phú Tài) thực hiện các Hợp đồng tư vấn thiết kế; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Thương mại Xuất nhập khẩu Đ (sau đây gọi là Công ty Đ) thực hiện các hợp đồng thi công sửa chữa, dự toán được giao: 26.658.651.000 đồng. Đến ngày 30/6/2016, toàn bộ 64 gói thầu của 07 trường học đều đã nghiệm thu, quyết toán, với tổng số tiền: 26.639.430.000 đồng. Trong đó, Hợp đồng tư vấn thiết kế với Công ty T8 Phú Tài, các trường học đều đã nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng với tổng số tiền 1.439.899.000 đồng, trị giá thanh quyết toán này cao hơn so với định mức được Bộ Xây dựng quy định 1.014.883.500 đồng; đối với Hợp đồng thi công với Công ty Đ, các trường học đã hoàn tất việc nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng với tổng số tiền 25.199.531.000 đồng, các trường học đã thanh toán cao hơn định mức số tiền 9.051.468.000 đồng; thanh toán cao hơn khối lượng thực tế thi công: 5.851.239.000 đồng. Ngoài ra, Thanh tra huyện Củ Chi còn phát hiện tại Trường Tiểu học Tân Phú Trung có 3/8 hạng mục sửa chữa chưa thi công nhưng vẫn nghiệm thu, quyết toán với số tiền 1.171.429.000 đồng.

Từ kết quả thanh tra nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành điều tra, xác minh và kết quả như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xây dựng - Thương mại Xuất nhập khẩu Đ (sau đây gọi tắt là Công ty Đ), có mã doanh nghiệp 0311486696 là Công ty tư nhân, do Lê Vũ Hồng H thành lập đăng ký lần đầu ngày 11/01/2012,

trụ sở tại 12 Đường 11A, Khu phố 1, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, vốn điều lệ 02 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng nhà, công trình; Người đại diện pháp luật, Giám đốc Công ty là bà Lê Vũ Hồng H; Phan Văn D là Phó Giám đốc Công ty, phụ trách Phòng kỹ thuật, chỉ đạo quản lý thi công công trình, kiểm tra dự toán, bản vẽ, thanh quyết toán công trình dự án. Doanh nghiệp hiện đã giải thể do không phát sinh doanh thu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Xây dựng Tâm Phú T8 (sau đây gọi tắt là Công ty T8 Phú Tài), có mã số doanh nghiệp 0304262952, do Phan Văn Bình T8 thành lập và sở hữu, đăng ký lần đầu ngày 29/03/2006; trụ sở tại 353A Quang Trung, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, vốn điều lệ 01 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh: thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp, thiết kế kết cấu công trình giao thông (đường bộ), lập tổng dự toán công trình, lập dự toán đầu tư; Người đại diện pháp luật, Giám đốc Công ty là Phan Văn Bình T8. Ngày 16/12/2016, Công ty Tâm Phú T8 đã giải thể doanh nghiệp do hoạt động không hiệu quả.

Ngày 18/12/2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ký Quyết định số 9675/QĐ-UBND (sau đây gọi tắt là Quyết định 9675) giao chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2016 đối với cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, trong đó dự toán chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là 460.891.000.000 đồng; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi (sau đây gọi tắt là Phòng Giáo dục) có trách nhiệm tiến hành phân bổ và giao dự toán thu - chi ngân sách đối với các trường học, đơn vị trực thuộc nhưng phải khớp đúng dự toán được Ủy ban nhân dân huyện giao, phân bổ dự toán phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục. Căn cứ Quyết định 9675/QĐ-UBND nêu trên, Phòng Giáo dục phân bổ dự toán được giao đối với các đơn vị dự toán trực thuộc, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định (Công văn số 3417/UBND-TCKH ngày 08/12/2008);Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Củ Chi (sau đây gọi tắt là Phòng Tài chính) thẩm tra phân bổ dự toán năm 2016 đối với Phòng Giáo dục trên cơ sở Quyết định giao chỉ tiêu dự toán kinh phí của Ủy ban nhân dân huyện và đề xuất thẩm tra dự toán năm 2016 của Phòng Giáo dục, cụ thể:

  • Phòng Giáo dục: là đơn vị dự toán cấp 1, thực hiện quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được giao theo quy định tại Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các Cơ quan Nhà nước. Là đơn vị phân bổ dự toán được giao đối với các đơn vị dự toán trực thuộc (các), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định (Công văn số 3417/UBND-TCKH ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi); Phòng giáo dục có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu kinh phí, đảm bảo phân bổ kinh phí thực hiện các chế độ, định mức đúng quy định; ban hành Quyết định

    số 265/QĐ-GDĐT ngày 31/12/2015 về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016 đối với các đơn vị sử dụng ngân sách; phối hợp với Phòng Tài chính xác định nhu cầu, định mức phân bổ để đảm bảo nguồn kinh phí; tổng hợp nhu cầu sửa chữa để dự trù kinh phí;

  • Phòng Tài chính: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; phối hợp với Phòng Giáo dục phân bổ kinh phí, lập dự toán theo tính chất công việc, trình thủ trưởng đơn vị quyết định chủ trương sửa chữa; là đơn vị phối hợp thẩm định việc cấp kinh phí sau khi đã thống nhất định mức với Phòng Giáo dục, trình Thường trực Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt Kế hoạch sửa chữa thường xuyên tài sản cố định đảm bảo đúng quy định.

    • Các bước thực hiện việc phân bổ cấp kinh phí cho các đơn vị sửa chữa như sau:

      • Trước năm học mới (khoảng tháng 6), Phòng Giáo dục có văn bản về nhu cầu mua sắm, sửa chữa nhỏ gửi các trường trên địa bàn đề nghị kiểm tra, rà soát nhu cầu mua sắm, sửa chữa gửi về Phòng Giáo dục;

      • Sau khi các trường báo cáo nhu cầu sửa chữa, mua sắm, căn cứ Tờ trình đề xuất nhu cầu sửa chữa của các trường, Phòng Giáo dục tổng hợp danh sách đơn vị và các nội dung đề nghị sửa chữa; chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính đi khảo sát thực tế làm căn cứ quyết định các hạng mục cần sửa chữa.

      • Trường hợp thống nhất với nhu cầu sửa chữa, Phòng Giáo dục yêu cầu trường và các đơn vị lập dự toán, gửi khái toán kinh phí sửa chữa, gửi về Phòng Giáo dục để tổng hợp. Sau đó gửi đến Phòng Tài chính đối chiếu nhu cầu nội dung sửa chữa trên cơ sở thực tế khảo sát, để lấy ý kiến, cùng thẩm tra dự toán, thống nhất danh mục, trình Thường trực ủy ban nhân dân huyện duyệt để Phòng Giáo dục huyện ban hành Quyết định giao dự toán kinh phí đối với các trường.

      • Phòng Tài chính nhập kinh phí cho các trường thực hiện theo dự toán được duyệt. Các trường hoàn chỉnh dự toán gửi về Phòng Giáo dục và Kho bạc Nhà nước Củ Chi để thẩm định hồ sơ duyệt chi.

    • Cơ sở pháp lý và quy trình cấp kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa cho các trường học trên địa bàn huyện Củ Chi trong năm 2016

      • Đối với việc xác định loại hình dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm định, phê duyệt: căn cứ điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 32/2015/ND-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư có nghĩa vụ tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình; trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư để xác định loại hình dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm định, phê duyệt.

      • Đối với việc xác định mức kinh phí đầu tư sửa chữa: căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 31 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: các chủ đầu tư có nghĩa vụ tổ chức

        lập dự án đầu tư xây dựng công trình, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư. Ngoài ra, việc xác định mức kinh phí đầu tư sửa chữa phải tuân theo Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 103/2006/QĐ-UBND ngày 14/7/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành bộ đơn giá khảo sát xây dựng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 104/2006/QĐ- UBND ngày 14/7/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định 1129/QĐ- BXD ngày 07/12/2009 của Bộ Xây dựng về công bố định mức dự toán xây dựng công trình - phần sửa chữa.

      • Đối với quy trình đầu tư xây dựng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định: căn cứ Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, thì Thủ trưởng đơn vị - Chủ đầu tư (các trường học) chịu trách nhiệm lập dự toán công trình để thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực lập dự toán. Sau khi hồ sơ dự toán hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình, về quy trình đấu thầu căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11 /2013; Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

      • Đối với việc thanh quyết toán các khoản dự án nêu trên: Phòng Giáo dục huyện Củ Chi tổ chức quyết toán kinh phí đối với các trường học trên địa bàn bao gồm cả kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (Công văn 3417/UBND-TCKH ngày 08/12/2008 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi).

      • Quy trình đầu tư xây dựng được thực hiện như sau:

    Do nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo của 07 trường học tại huyện Củ Chi (Trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2,) là nguồn vốn ngân sách Nhà nước nên trình tự đầu tư xây dựng có 3 giai đoạn, gồm “chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án(Điều 50 Luật xây dựng số 50/2014/QH13).

  • Giai đoạn chuẩn bị dự án có các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên

    quan đến chuẩn bị dự án (điểm a, khoản 1, Điều 6, Nghị định số 59/2015/NĐ- CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ);

  • Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác (điểm b, khoản 1, Điều 6, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ);

  • Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng (điểm c, khoản 1, Điều 6, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ).

Tuy nhiên trên thực tế, việc tiến hành sửa chữa 07 trường học (nêu trên) tại huyện Củ chi không tuân theo các quy định về pháp luật tại thời điểm diễn ra các hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể:

Thực hiện Quyết định số 9675/QĐ-UBND nêu trên, Trưởng phòng Giáo dục huyện Củ Chi đã ký các Quyết định số 265/QĐ–GDĐT ngày 31/12/2015 và Quyết định số 108/QĐ-GDĐT ngày 23/5/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi về việc phân bổ đợt 1 và đợt 2 kinh phí sửa chữa cải tạo cho 07 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi. Theo đó, tổng kinh phí sửa chữa phân bổ cho từng trường như sau (đơn vị đồng được viết tắt đ): (1) Trường Mầm non thị trấn Củ Chi 2 (15 hạng mục): Kinh phí đợt 1 (QĐ 265) là 6.068.507.000đ, kinh phí đợt 2 (QĐ108) là 297.291.000đ; Tổng kinh phí là 6.365.798.000đ; (2) Trường Mầm non thị trấn Củ Chi 2 (05 hạng mục) kinh phí phân bổ trong đợt 2 là 2.048.693.000đ; (3) Trường Mầm non Thái Mỹ (11 hạng mục), kinh phí phân bổ trong đợt 1 là 4.477.855.000đ; (4) Trường Mầm non Tân Thông Hội 2 (19), kinh phí phân bổ trong đợt 2 là 8.180.424.000đ; (5) Trường tiểu học Lê Thị Pha (03 hạng mục) kinh phí phân bổ trong đợt 1 là 563.537.000đ; (6) Trường tiểu học Tân Phú (03 hạng mục) kinh phí phân bổ trong đợt 1 là 1.349.191.000đ; (7) Trường tiểu học Tân Phú Trung (08 hạng mục), kinh phí đợt 1 là 2.238.251.000đ, kinh phí đợt 2 là 1.434.902.000đ tổng kinh phí 3.673.153.000đ.

Tổng kinh phí xây dựng, sửa chữa, cải tạo 64 hạng mục của 07 trường học là 26.658.561.000 đồng. Trong đó, tổng kinh phí đợt 1 (QĐ 265) là 14.697.341.000đ; tổng kinh phí đợt 2 (QĐ108) là 11.961.310.000đ. Tính đến ngày 30/6/2016, toàn bộ 64 gói thầu trên đều đã nghiệm thu, quyết toán với tổng số tiền: 26.639.430.000 đồng.

Tuy nhiên, các Quyết định số 265/Qđ-GDĐT ngày 31/12/2015; Quyết định số 108/Qđ-GDĐT ngày 23/5/2016 của Phòng giáo dục không thể hiện cơ sở pháp lý và phương pháp xác định mức kinh phí sửa chữa, cải tạo cho từng hạng mục công trình của từng trường học phù hợp với các quy định của nhà nước tại thời điểm thực hiện để làm cơ sở trình Phòng Tài chính thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện. Do đó, việc phê duyệt các mức kinh phí sửa chữa ban đầu (đợt 1 hoặc đợt 2) cho từng hạng mục công trình của 07 trường học là không có sở pháp lý, không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, không phù hợp quy định hiện hành tại thời điểm thực hiện, vi phạm vào khoản 3, điều 5 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Đối chiếu với tổng mức kinh phí sửa chữa cho từng trường đều vượt mức trên 500 triệu đồng (thấp nhất là trường Tiểu học Lê Thị Pha: 563.537.000). Do đó “Thủ trưởng cơ quan, tổ chức (chủ đầu tư) tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ” (điểm b Điều 4 Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội và điểm

3.1.b phần IV mục B Công văn số 7925/STC-CS ngày 27/7/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động).

Về việc thẩm định, phân bổ nguồn kinh phí sửa chữa: Theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chủ đầu tư (các trường học) phải lập dự toán, xác định tổng mức đầu tư của từng gói thầu, nhưng Hiệu trưởng các trường học không lập dự toán; Phòng Giáo dục, Phòng Tài chính huyện Củ Chi không yêu cầu lập mà Phòng Giáo dục chỉ dựa trên các khái toán do Phan Văn D gửi cho Phòng Giáo dục không theo trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định, đơn giá đưa ra cao hơn so với định mức theo quy định để lập danh mục, kế hoạch sửa chữa. Sau khi, Phòng Giáo dục lập danh mục, kế hoạch sửa chữa thì gửi Phòng Tài chính thẩm định và trình Thường trực Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, trong đó chia dự án thành 64 gói thầu (mỗi gói thầu dưới 500 triệu đồng) để chỉ định thầu mà không căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án và sự hợp lý quy mô gói thầu. Hành vi này đã vi phạm quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu và Điều 6 Thông tư 10/2015-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Về thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư: Hiệu trưởng các trường học chỉ căn

cứ kế hoạch, danh mục, dự toán kinh phí của Phòng Giáo dục huyện để ký Quyết định chỉ định thầu, hợp đồng và ký nghiệm thu hồ sơ thiết kế, thi công; không xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu; không tổ chức đấu thầu, không thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán là vi phạm Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Quyết định số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/7/2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc Phòng Giáo dục và Phòng Tài chính huyện Củ Chi giao cho các trường học làm Chủ đầu tư các dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhưng không kiểm tra, hướng dẫn các thủ tục để các trường thực hiện theo đúng quy định; các Chủ đầu tư (Hiệu trưởng các trường) không có trình độ chuyên môn về đầu tư xây dựng; không được đào tạo về nghiệp vụ đấu thầu; không đủ điều kiện năng lực theo quy định để tổ chức thực hiện quản lý dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành; trước, trong và sau khi các trường học thực hiện các dự án Phòng Tài chính và Phòng Giáo dục huyện đều bỏ mặc việc thực hiện dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước.

Việc vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công trong vụ án này là xuyên suốt, liên quan tất cả các khâu từ lập danh mục, kế hoạch sửa chữa, trình duyệt dự toán, giao dự toán (Phòng Giáo dục, Phòng Tài chính huyện Củ Chi) đến thi công, nghiệm thu, quyết toán, rút dự toán ngân sách Nhà nước (Công ty Đ, Công ty Tâm Phú T8 và Hiệu trưởng các trường học). Việc làm trái quy định nêu trên đã gây thất thoát cho tài sản Nhà nước số tiền 17.763.394.218 đồng. Trong đó, giá trị thất thoát của ngân sách Nhà nước do đơn vị thiết kế gây ra ở giai đoạn khảo sát thiết kế và phê duyệt là: 1.394.642.657 đồng; giá trị thất thoát do đơn vị thi công gây ra ở giai đoạn thi công: 16.368.751.561 đồng, cụ thể:

* Thất thoát ở giai đoạn chi phí tư vấn, thiết kế và lập dự toán:

TT

TÊN TRƢỜNG HỌC

CHI PHÍ THIẾT KẾ VÀ LẬP DỰ

TOÁN THEO HỒ

SƠ DỰ TOÁN

THIẾT KẾ

CHI PHÍ LẬP DỰ TOÁN

THEO ĐƠN VỊ GIÁM ĐỊNH TÍNH

GIÁ TRỊ THẤT THOÁT

Trường Mầm non thị trấn Củ Chi 2 (15 HM)

343.837.000

11.608.343

332.228.657

Trường Mầm non Tân Phú Trung 2 (05 HM)

110.653.000

3.217.244

107.435.756

Trường Mầm non Thái Mỹ (11 HM)

241.856.000

6.522.521

235.333.479

Trường Mầm non Tân Thông Hội 2 (19 HM)

441.855.000

10.712.115

431.142.885

Trường Tiểu học Lê Thị Pha (03 HM)

30.412.000

1.320.000

29.092.000

Trường Tiểu học Tân Phú (03 HM)

72.878.000

2.703.078

70.174.922

Trường Tiểu học Tân Phú Trung (08 HM)

198.408.000

9.173.042

189.234.958

TỒNG CỘNG:

1.439.899.000

đồng

45.256.343

đồng

1.394.642.657

đồng

* Thất thoát ở giai đoạn thi công gây ra:

TT

TÊN TRƢỜNG HỌC

GIÁ TRỊ CÁC CÔNG TÁC KHÔNG CÓ CƠ SỞ XÁC ĐỊNH KHỐI LƢỢNG

GIÁ TRỊ CÁC CÔNG TÁC KHÔNG

THỰC HIỆN HOẶC THỰC HIỆN KHÔNG PHÙ HỢP

GIÁ TRỊ THẤT THOÁT

Trường Mầm non thị trấn Củ Chi 2 (15 HM)

2.792.254.932

831.791.161

4.461.286.674

Trường Mầm non Tân Phú Trung 2 (05 HM)

712.504.413

264.107.113

1.324.836.461

Trường Mầm non Thái Mỹ (11 HM)

1.934.102.347

557.177.836

2.958.512.805

Trường Mầm non Tân Thông Hội 2 (19 HM)

3.558.460.164

793.092.752

5.699.360.811

Trường Tiểu học Lê

12.605.881

57.706.924

176.895.747

Thị Pha (03 HM)

Trường Tiểu học Tân Phú (03 HM)

405.228.539

67.503.187

675.120.107

Trường Tiểu học Tân Phú Trung (08 HM)

427.716.178

113.170.737

1.072.738.956

TỒNG CỘNG:

9.842.872.454

đồng

2.684.549.710

đồng

16.368.751.561

đồng

(Chi phí nêu trên không bao gồm 03 hạng mục chuyển chủ đầu tư khác thực hiện).

Tại Cơ quan Điều tra, các bị can thừa nhận hành vi phạm tội và khai:

  1. Lê Thị Thanh T, nguyên Trưởng phòng Tài chính khai: T là người trực tiếp đi khảo sát nhu cầu sửa chữa tại các trường học cùng với Nguyễn Thị

    L. Phòng Giáo dục là đơn vị chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính thực hiện việc khảo sát, thông qua nội dung sửa chữa, tổng dự toán kinh phí so với khả năng dự toán ngân sách nhà nước trong năm được phân bổ cho ngành giáo dục tại kế hoạch và danh mục sửa chữa thường xuyên tài sản cố định năm 2016 các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Củ Chi - đợt 01 (14.827.341.000 đồng) và đợt 2 (11.961.310.000 đồng), còn dự toán kinh phí chi tiết đối với từng nội dung sửa chữa thì do Phòng Giáo dục là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện. Khi xem kế hoạch và danh mục sửa chữa thường xuyên tài sản cố định năm 2016 các đơn vị trường học đợt 01 và đợt 2 thì Lê Thị Thanh T chỉ thông qua nội dung sửa chữa, thông qua tổng nhu cầu dự toán kinh phí có đáp ứng khả năng dự toán ngân sách nhà nước trong năm được phân bổ cho ngành giáo dục và rà soát nội dung sửa chữa có trùng lắp với kế hoạch xây mới từ vốn đầu tư không; còn dự toán kinh phí chi tiết đối với từng nội dung sửa chữa thì do Phòng Giáo dục là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 và Văn bản số 7925/STC-CS ngày 27/7/2011 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động. Do đó, Lê Thị Thanh T không có ý kiến gì mà ký thông qua tại vị trí Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch và Danh mục sửa chữa đối với các hạng mục sửa chữa của 07 trường học trong đó các hạng mục đều ghi dự toán kinh phí với số tiền dưới 500 triệu đồng. Lê Thị Thanh T nhận thấy có sai sót đối với sự việc xảy ra vì tin tưởng vào kết quả lập danh mục và kế hoạch sửa chữa của Phòng Giáo dục.

  2. Nguyễn Thị L, nguyên Truởng phòng Giáo dục khai:

    Nguyễn Thị L đuợc bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Giáo dục, trực tiếp phụ

    trách lĩnh vực cơ sở vật chất từ tháng 11/2015. Sau khi được bổ nhiệm Trưởng phòng, theo đề nghị của Lê Thị Thanh T - Trưởng phòng Tài chính, Nguyễn Thị L có tham gia cùng Lê Thị Thanh T và bà Lệ - Phó phòng Tài chính trực tiếp đi khảo sát tại các trường học trên địa bàn huyện, lựa chọn 07 trường được sửa chữa từ kinh phí chi thường xuyên do huyện cấp. Tại các Biên bản khảo sát, Lê Thị Thanh T ghi nội dung đồng ý cho các trường được khái toán kinh phí sửa chữa. Sau khảo sát, Phan Văn D gọi điện cho Nguyễn Thị L hỏi danh sách các trường được khái toán kinh phí sửa chữa thì L cung cấp danh sách này cho D. Sau đó, Phan Văn D gửi một bộ nhiều bảng dự toán các hạng mục sửa chữa của các trường học được để trên bàn làm việc của Nguyễn Thị L, nên L đã chuyển cho Nguyễn Thị Ngọc Thủy - kế toán trưởng của Phòng để tổng hợp, lập Danh mục Kế hoạch sửa chữa và chuyển cho Phòng Tài chính huyện thẩm định, ký xác nhận trước, L ký sau. Khi Kế hoạch sửa chữa được duyệt, Nguyễn Thị L ký các Quyết định giao dự toán cho các trường, trong đó có dự toán kinh phí sửa chữa, các trường tổ chức thi công như thế nào, Nguyễn Thị L không rõ.

    Nguyễn Thị L nhận thức được sai phạm, nhận thấy có trách nhiệm đối với thất thoát xảy ra. L trình bày do bản thân không có chuyên môn về tài chính, xây dựng, mới được bổ nhiệm Trưởng phòng, chưa có điều kiện tìm hiểu các văn bản có liên quan, chưa được tập huấn bồi dưỡng kiến thức về đầu tư, sửa chữa, xây dựng nên không biết việc lập, trình danh mục kế hoạch sửa chữa phải thực hiện như thế nào. Chỉ thực hiện theo cách đã làm trước đó và do tin tưởng Lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kế toán trưởng của Phòng Giáo dục.

  3. Phan Văn D, Phó Giám đốc Công ty Đ khai: từ năm 2013 đến 2014, các hạng mục sửa chữa trường học tại Củ Chi đều do Xí nghiệp xây dựng, sửa chữa nhà Củ Chi (do Phan Văn D làm Giám đốc) thi công. Năm 2015, Xí nghiệp giải thể nên các công trình sửa chữa năm 2015, 2016 do Công ty Đ thi công. Toàn bộ các hạng mục sửa chữa nêu trên là do D ngoại giao mang về cho Xí nghiệp, sau này là Công ty Đ thi công. Năm 2016, Nguyễn Thị L lên làm Trưởng phòng Giáo dục Củ Chi, trực tiếp phụ trách cơ sở vật chất nên D liên hệ với Nguyễn Thị L để được giao khảo sát và thi công. Đối với các hạng mục sửa chữa năm 2016, D nhờ Phan Văn Bình T8 (em trai của D), sử dụng pháp nhân Công ty Tâm Phú T8 ký hồ sơ tư vấn thiết kế, dự toán; thừa nhận cùng Bùi Ngọc Phương NLQ10 mang hồ sơ hợp đồng tư vấn thiết kế, dự toán; hợp đồng thi công và các biên bản nghiệm thu, các Quyết định chỉ định thầu đến cho Hiệu trưởng các trường ký. Khi gặp các Hiệu trưởng, Phan Văn D nói là Phòng Giáo dục Đào tạo giao cho Công ty Đ thi công nên các Hiệu trưởng tin tưởng và đồng ý ký toàn bộ hồ sơ mà không có ý kiến gì. D thừa nhận Công ty Đ và các trường không tiến hành nghiệm thu trên thực tế mà lấy số liệu trên dự toán để ký nghiệm thu và thanh quyết toán.

  4. Phan Văn Bình T8, Giám đốc Công ty Tâm Phú T8 khai: Phan Văn Bình T8 là em trai của Phan Văn D. Năm 2005, T8 thành lập Công ty T8 Phú Tài, chuyên về tư vấn thiết kế, lập dự toán. Từ năm 2006 đến 2010, T8 làm hồ

    sơ tư vấn thiết kế, lập dự toán cho một số công trình sửa chữa trên địa bàn Quận 12, từ năm 2011 về sau công ty gần như không hoạt động. Đến năm 2015, 2016 Phan Văn D nhờ T8 chỉnh sửa, hoàn thiện các bản dự toán sửa chữa các trường học trên địa bàn huyện Củ Chi do Công ty Đ lập; đồng thời ký hợp đồng tư vấn thiết kế lập dự toán với các trường học để D hoàn tất thủ tục. Đối với các công trình sửa chữa năm 2016, D đưa cho T8 bản phô tô Kế hoạch và Danh mục sửa chữa đã được Phòng Giáo dục, Phòng Tài chính và UBND huyện Củ Chi ký phê duyệt sẵn với tổng kinh phí dự toán được duyệt trong 02 đợt năm 2016 của 07 trường học là 26.658.65l.000 đồng. Nhiệm vụ của T8 là chỉnh sửa lại các bản dự toán do D đưa về mặt chuyên môn, nhưng phải đảm bảo số tiền dự toán khớp đúng với kinh phí dự toán đã được duyệt. Do không đi khảo sát thực tế nên bản dự toán do D đưa có nhiều sai sót, áp mã số, đơn giá cao hơn quy định. Sau khi hoàn chỉnh xong dự thảo, Phan Văn Bình T8 in, ký tên đóng dấu Công ty Tâm Phú T8 gửi lại cho Phan Văn D nhưng không đề ngày, tháng mà để Công ty Đ tự điền. T8 ký đóng dấu trước trên Hợp đồng lập dự toán, thiết kế; Biên bản nghiệm thu, bàn giao hồ sơ dự toán thiết kế; Biên bản thanh lý hợp đồng, đưa lại cho D để chuyển các trường ký sau. Các hợp đồng, biên bản đều để trống thông tin ngày, tháng để Công ty Đ tự điền cho phù hợp với thực tế thi công. T8 có ký tên đóng dấu khống trên các Biên bản nghiệm thu khối lượng thi công của Công ty Đ do D đưa nhưng không tham gia nghiệm thu trên thực tế; khi T8 ký thì Biên bản nghiệm thu đã được Công ty Đ và Hiệu trưởng các trường ký tên, đóng dấu trước.

  5. Lê Vũ Hồng H, Giám đốc Công ty Đ khai: Năm 1998, H làm việc tại Xí nghiệp xây dựng, sửa chữa nhà Củ Chi (trực thuộc Công ty Địa ốc III, là doanh nghiệp Nhà nước, sau đây gọi là Xí nghiệp), do Phan Văn D làm Giám đốc. Năm 2013 và 2014, Xí nghiệp được giao thi công các công trình sữa chữa trường học tại Củ Chi. Mọi quan hệ để Xí nghiệp được giao thầu cho đến việc chỉ đạo thi công, quyết toán công trình đều do Phan Văn D đảm trách. Đến năm 2015, khi biết chủ trương Xí nghiệp giải thể, dừng việc thực hiện thi công sửa chữa các công trình trên địa bàn Củ Chi, Phan Văn D nhờ Lê Vũ Hồng H đứng tên làm người đại diện pháp luật và giám đốc Công ty Đ để ký kết và thực hiện các hợp đồng sửa chữa tại các trường học trên địa bàn huyện Củ Chi với mức lương 20 triệu/tháng. Nhiệm vụ của Lê Vũ Hồng H quản lý phòng kế toán, báo cáo thuế, thu chi vật liệu nhân công dưới sự chỉ đạo của Phan Văn D. Công ty Đ do Lê Vũ Hồng H làm Giám đốc nhưng thực tế chỉ trên danh nghĩa, còn Phan Văn D là Phó Giám đốc nhưng thực chất là người đứng đầu, phụ trách toàn bộ hoạt động của Công ty; H phụ trách về kế toán tài chính (tương tự như thời gian làm việc tại Xí nghiệp) nhưng H phải ký toàn bộ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán với tư cách Giám đốc Công ty Đ.

    Đối với các công trình sửa chữa trường học năm 2016: Phan Văn D là người trực tiếp chỉ đạo toàn bộ hoạt động thi công, nghiệm thu và thanh quyết

    toán công trình. D giao cho Lê NLQ11 - kỹ sư của Công ty phụ trách công tác giám sát thi công và mua vật tư cho công trình; giao cho Bùi Ngọc Phương NLQ10 - nhân viên Công ty thực hiện công tác lập hồ sơ hợp đồng thiết kế lập dự toán, hợp đồng thi công, nghiệm thu, thanh toán khối lượng; còn H phụ trách kế toán, là người ký toàn bộ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán với tư cách Giám đốc Công ty Đ, đứng tên chủ tài khoản Công ty và nhận tiền do các chủ đầu tư (các trường học) nhưng thực tế H không biết thi công tại công trường như thế nào. Nguồn tiền nhận được đã sử dụng để chi trả nhân công và mua nguyên vật liệu, giao lại cho Phan Văn D phục vụ sửa chữa các công trình trường học, nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công ty Đ. H không hưởng lợi gì từ việc ký các hồ sơ nêu trên ngoài tiền lương.

  6. Lời khai của ngƣời liên quan:

- Lê NLQ11, kỹ sư Công ty Đ khai: Hoàng làm nhân viên Xí nghiệp xây dựng, sửa chữa nhà Củ Chi, từ năm 2004 đến 2015. Năm 2015, Xí nghiệp giải thể, Hoàng và Thảo tiếp tục theo D và H về làm tại Công ty Đ. Công ty Đ do H đứng tên làm Giám đốc nhưng thực tế toàn bộ công việc do D điều hành, chỉ đạo. Đối với các công trình sửa chữa trường học năm 2016, sau khi Phòng Giáo dục và Phòng Tài chính huyện Củ Chi đi khảo sát, xác định hạng mục được sửa chữa, theo chỉ đạo của Phan Văn D, Hoàng cùng D đi đến các trường để khảo sát, đo đạc, lấy số liệu làm dự toán. D liên hệ với Hiệu trưởng các trường để khảo sát, Hoàng trực tiếp đo đạc, ghi số liệu cụ thể. Sau khi khảo sát xong, Hoàng chuyển số liệu cho D, rồi D giao cho Thảo lập dự toán, thiết kế, trình cho D kiểm tra, chỉnh sửa. Sau đó, Phan Văn D chuyển cho Phòng Giáo dục (trực tiếp là Nguyễn Thị L - Trưởng phòng) để trình phê duyệt dự toán. Sau khi dự toán kinh phí được duyệt, D liên hệ hiệu trưởng các trường để tập kết vật tư, triển khai thi công. Hoàng được D giao giám sát công trình, mua vật tư, chấm công cho công nhân, rồi đưa hóa đơn vật tư, bảng chấm công về cho H để thanh toán tiền. D giao cho các Đội thi công thực hiện và trực tiếp chỉ đạo tại công trường, về việc nghiệm thu, thanh quyết toán, D trực tiếp làm việc với các Hiệu trưởng để quyết toán. Công ty Tâm Phú T8 ký hồ sơ thiết kế, dự toán trên cơ sở hồ sơ do Bùi Ngọc Phương NLQ10 lập mà không tiến hành khảo sát để thiết kế trên thực tế.

  • Bùi Ngọc Phương NLQ10, nhân viên Công ty Đ khai: Bùi Ngọc Phương NLQ10 làm từ năm 2010 đến 2015, là cấp dưới của Phan Văn D và Lê Vũ Hồng H. Liên quan đến các công trình sửa chữa trường học năm 2016, nếu tính theo đơn giá do nhà nước quy định thì dự toán kinh phí của từng hạng mục sửa chữa chỉ khoảng 200 triệu đồng. Nhưng sau khi xem xét, Phan Văn D thấy đơn giá thi công một số công việc như đục sàn nền, đục bê tông, tháo dỡ mái tôn,... có đơn giá quá thấp nên yêu cầu Thảo điều chỉnh nâng giá cao hơn và sửa lại mục mã số thành “tạm tính”. Sau điều chỉnh, dự toán kinh phí tăng hơn 400 triệu đồng/hạng mục. Theo chỉ đạo của D, Thảo in dự toán và thiết kế rồi giao

    lại cho D để chuyển cho Phòng Giáo dục xem xét, trình duyệt cấp kinh phí. Sau khi có kinh phí được UBND huyện Củ Chi phê duyệt, theo chỉ đạo của Phan Văn D, Thảo tiếp tục in lại bộ dự toán, thiết kế giao cho D đế chuyển cho Công ty Tâm Phú T8 ký tên, đóng dấu hợp thức hóa. Cũng theo chỉ đạo của D, Thảo soạn sẵn Hợp đồng lập dự toán, thiết kế; Biên bản bàn giao hồ sơ dự toán thiết kế, Biên bản thanh lý hợp đồng lập dự toán thiêt kế thay Công ty T8 Phú Tài; Hợp đồng thi công, Biên bản nghiệm thu khối lượng; Biên bản thanh lý hợp đồng thi công, các Quyết định chỉ định thầu đối với Công ty T8 Phú Tài, Công ty Đ đưa cho H và Phan Văn Bình T8 ký đóng dấu trước, sau đó Thảo cùng D mang đến cho các trường ký, đóng dấu. Về số liệu để làm Biên bản nghiệm thu, Thảo khai dựa vào số liệu dự toán chứ không nghiệm thu trên thực tế. Toàn bộ công việc là do D chỉ đạo Thảo thực hiện, còn H không tham gia và không chỉ đạo. Trong việc thanh quyết toán, có một số hạng mục do yêu cầu phải quyết toán trước tháng 7/2016 nếu không sẽ bị cắt vốn nên các trường làm thủ tục thanh toán trước sau đó mới thi công hoặc thanh toán trong khi đang thi công.

    • Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Kế toán trưởng Phòng giáo dục khai: Thủy không được bà L giao tổng hợp, tham mưu, lập dự thảo Danh mục kế hoạch sửa chữa năm 2016 như bà L khai. Thủy chỉ nhận được bản Danh mục sửa chữa đã được bà L và Phòng Tài chính ký, đóng dấu để tổng hợp, dự thảo Bảng tổng hợp chi tiết dự kiến phân bổ dự toán ngân sách ngành giáo dục năm 2016 để bà L ký rồi chuyển Phòng Tài chính thẩm định theo quy định.

    • Lãnh đạo của 07 trường học đều khai: do trước đây toàn bộ các công trình sửa chữa trường học trên địa bàn huyện Củ Chi đều do Phan Văn D - Phó Giám đốc Công ty Đ (trước là Giám đốc Xí nghiệp xây dựng, sửa chữa nhà Củ Chi) thực hiện thi công, nên sau khi có dự toán ngân sách do Phòng Giáo dục ban hành, Phan Văn D đến các trường học đưa hợp đồng thi công, hợp đồng tư vấn thiết kế và các Quyết định chỉ định thầu cho Công ty Đ và Công ty Tâm Phú T8 thì Hiệu trưởng các trường học ký thủ tục để Phan Văn D tổ chức thi công như tiền lệ những năm trước chứ không tổ chức đấu thầu; các trường không tự chia dự án thành các gói thầu nhỏ, chỉ căn cứ vào dự toán kinh phí được cấp (trong Quyết định giao dự toán kinh phí đã nêu rõ từng gói thầu với số tiền cụ thể) để thực hiện. Tất cả các hạng mục đều không tổ chức nghiệm thu trên thực tế mà chỉ ký xác nhận trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu do Phan Văn D soạn thảo sẵn, quá trình thực hiện thi công và thực hiện các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán, các trường đều làm việc trực tiếp với Phan Văn D chứ không tiếp xúc làm việc với Lê Vũ Hồng H - Giám đốc Công ty Đ và Phan Văn Bình T8 - Giám đốc Công ty T8 Phú Tài.

    • Lê Thị Kim nlq12, Kế toán trưởng Trường Tiểu học Tân Phú Trung khai: Đối với 03 hạng mục là sửa chữa, cải tạo nhà xe giáo viên; phòng chức năng dãy B; nhà vệ sinh khu B dãy 6 phòng học tại thời điểm thời điểm nghiệm thu, quyết toán 03 hạng này chưa được thi công. Bà Lê Thị Kim nlq12 biết 03 hạng mục này chưa được thi công do được ông Ngô Minh Hùng (Hiệu trưởng)

thông báo và yêu cầu làm hồ sơ quyết toán các hạng mục cho đơn vị thi công với lý do vào ngày 07/6/2016, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi có công văn số 4647/UBND gửi các đơn vị dự toán sử dụng ngân sách huyện trong đó có nội dung: "... Thực hiện rà soát để lập thủ tục hủy dự toán các khoản kinh phí muaĐồng thời, bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Kế toán Phòng Giáo dục gọi cho bà Liên để hỏi tiến độ thực hiện các hạng mục, nhắc nhở thực hiện trước 30/6/2016 để không bị hủy dự toán, thu hồi kinh phí. Vì những lý do trên, bà Lê Thị Kim nlq12 đã làm hồ sơ thanh toán cho đơn vị thi công đối với 03 hạng mục chưa được thi công vào thời điểm đó, số tiền chi cho 03 hạng mục này sau đó đã thu hồi và được Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi giao cho Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện làm chủ đầu tư thuê đơn vị khác hoàn thành việc thi công (Văn bản số 9417/UBND-QLĐT ngày 12/10/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi).

Kết luận giám định số 05A/KLGĐ-TH ngày 19/3/2020, của Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng - Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Giá trị thất thoát cho Ngân sách Nhà nước trong việc thực hiện sửa chữa các trường học là 17.763.394.218 đồng, trong đó: giá trị thất thoát của ngân sách Nhà nước do đơn vị thiết kế gây ra ở giai đoạn khảo sát thiết kế và phê duyệt là: 1.394.642.657 đồng; giá trị thất thoát do đơn vị thi công gây ra ở giai đoạn thi công: 16.368.751.561 đồng.

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án: quá trình điều tra, các bị can đều thành khẩn khai báo hành vi phạm tội; Đã khắc phục phần lớn hậu quả ngân sách của nhà nước (bị can Lê Vũ Hồng H đại).

Tại bản cáo trạng số 454/CT-VKS-P3 ngày 19/10/2021, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố các bị can Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L, Phan Văn D, Phan Văn Bình T8 và Lê Vũ Hồng H về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 23/2022/HS-ST ngày 11-01-2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

Căn cứ khoản 3 khoản 4 (khoản 4 chỉ áp dụng đối với hai bị cáo Lê Thị Thanh T và Nguyễn Thị L) Điều 219, điểm b điểm s điểm v (điểm v chỉ áp dụng cho hai bị cáo Lê Thị Thanh T và Nguyễn Thị L) khoản 1 khoản 2 Điều 51, khoản 1 Điều 54, Điều 58 và Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

Xử phạt bị cáo Lê Thị Thanh T 03 (ba) năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Thời hạn chấp hành

hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án và được trừ đi thời gian tạm giam từ ngày 01/3/2021 đến ngày 29/7/2021.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị L 03 (ba) năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

Cấm hai bị cáo Lê Thị Thanh T và Nguyễn Thị L đảm nhiệm chức vụ tương tự trong thời hạn 02 (hai) năm kể từ ngày chấp hành xong bản án.

Xử phạt bị cáo Lê Vũ Hồng H 03 (ba) năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về tội danh và hình phạt đối với Phan Văn D, Phan Văn Bình T8, về biện pháp tư pháp, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Vào các ngày 17/01/2022, 18/01/2022 và 20/01/2022, các bị cáo Lê Vũ Hồng H, Nguyễn Thị L và Lê Thị Thanh T có đơn kháng cáo với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt và được hưởng án treo.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Các bị cáo Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L và Lê Vũ Hồng H đều thừa nhận hành vi phạm tội.

Bị cáo Lê Thị Thanh T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và được hưởng án treo với lý do bị cáo có nhân thân tốt; quá trình công tác có nhiều thành tích, được tặng thưởng huân chương lao động hạng 3; có ông ngoại là người có công với cách mạng được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì; sau khi xảy ra sự việc, bị cáo đã khắc phục hậu quả được tổng cộng 400.000.000 đồng (200.000.000 đồng khắc phục ở giai đoạn sơ thẩm và 200.000.000 đồng nộp tại cấp phúc thẩm); hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị cáo đã ly hôn chồng, là lao động chính phải nuôi dưỡng cha già bị suy giảm thị lực; bản thân bị cáo từng bị nhiễm Covid-19 nên sức khỏe bị ảnh hưởng.

Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị Thanh T là Luật sư Bùi Văn T3 và Luật sư Đoàn Huy H3, thống nhất phát biểu ý kiến đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo T vì việc thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo là thụ động, không có sự bàn bạc với bị cáo khác. Bị cáo không hưởng lợi gì từ số tiền thất thoát và đã khắc phục hậu quả tổng cộng là 400.000.000 đồng. Quá trình công tác, bị cáo chưa bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào, có nhiều đóng góp và được trao tặng huân chương lao động hạng 3; gia đình bị cáo có công với cách mạng, có người thân là liệt sĩ. Hiện nay, bị cáo đã ly hôn chồng, một mình phải nuôi

dưỡng 02 con, chăm sóc cha già 85 tuổi, sức khỏe của bị cáo cũng suy yếu sau khi nhiễm Covid-19. Như vậy, bị cáo bị tuyên phạt mức án là 3 năm tù, không có tình tiết tăng nặng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt, nơi cư trú rõ ràng và có khả năng tự cải tạo nên có đủ điều kiện được hưởng án treo theo quy định của pháp luật.

Bị cáo Nguyễn Thị L kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo với lý do bị cáo đã khắc phục một phần hậu quả với số tiền tổng cộng là 250.000.000 đồng (nộp tại cấp sơ thẩm là 150.000.000 đồng, tại cấp phúc thẩm nộp 100.000.000 đồng); quá trình công tác, bị cáo có nhiều thành tích, được tặng bằng khen, giấy khen; gia đình bị cáo có công với cách mạng, có cậu ruột, bác ruột, bác và chú chồng là liệt sĩ, bà nội chồng là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng; bị cáo có 02 con công tác trong lực lượng vũ trang thường xuyên vắng nhà nên bị cáo là người trực tiếp chăm sóc mẹ chồng 89 tuổi; ngoài ra, bị cáo phạm tội do mới được bổ nhiệm nên chưa nắm rõ quy định của pháp luật về lĩnh vực xây dựng.

Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị L là Luật sư Lê Ngọc Lam Đ1 phát biểu ý kiến: Ngoài những tình tiết giảm nhẹ cấp sơ thẩm đã xem xét áp dụng, bị cáo L còn có những tình tiết khác như: đã khắc phục hậu quả thêm 100.000.000 đồng tại cấp phúc thẩm (tổng cộng bị cáo đã khắc phục 250.000.000 đồng); bị cáo phạm tội do đảm nhận vị trí không phải chuyên môn được đào tạo, bị cáo cũng không hưởng lợi gì trong vụ án; gia đình bị cáo có nhiều người có công với cách mạng, là liệt sỹ, có bà nội chồng và bà ngoại là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng; bị cáo là người trực tiếp nuôi dưỡng mẹ chồng 89 tuổi. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo hưởng án treo.

Bị cáo Lê Vũ Hồng H kháng cáo xin được hưởng án treo do ngoài các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được áp dụng, bị cáo còn có tình tiết mới như có ông nội là liệt sĩ, bà ngoại được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng 3; cha ruột được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen do có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục; bị cáo có nhiều thành tích trong công tác, được tặng bằng khen chiến sĩ thi đua cấp thành phố; hiện nay bị cáo đã ly hôn chồng, một mình phải 02 con còn nhỏ.

Người bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Hồng H là Luật sư Trần Thị T4 phát biểu ý kiến: lời khai của nhân viên công ty Đ đều xác định việc sửa chữa 07 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi do D chỉ đạo, bị cáo H chỉ là người làm công ăn lương, nên bị cáo phạm tội với vai trò hạn chế. Ngoài ra, bị cáo còn các tình tiết giảm nhẹ như tự nguyện khắc phục hậu quả; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án;

có ông nội là liệt sĩ, bà ngoại là người có công với cách mạng được tặng huân hương hạng 3; cha bị cáo có nhiều thành tích trong lao động, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; bản thân bị cáo cũng được tặng giấy khen vì có nhiều đóng góp trong công tác; bị cáo là mẹ đơn thân hiện phải nuôi 02 con nhỏ. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm: bản án của Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L và Lê Thị Vũ Hồng H, mỗi bị cáo 03 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật, không oan sai. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo, có cung cấp một số tình tiết giảm nhẹ mới nhưng xét thấy các tình tiết này không làm thay đổi tính chất và hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của các bị cáo gây ra. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

  1. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo và người bào chữa không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

  2. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L và Lê Vũ Hồng H đã thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm đã nêu. Lời khai nhận của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với Kết luận thanh tra, Kết luận giám định, biên bản thu giữ tài liệu, lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra, lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và các tài liệu chứng cứ khác đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án. Qua đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ cơ sở để kết luận:

    [2.1] Quá trình thực hiện nhiệm vụ giao và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định năm 2016 để sửa chữa 07 trường học trên

    địa bàn huyện Củ Chi gồm: Trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2, Trường Mầm non Thái Mỹ, Trường Mầm non Tân Thông Hội 2, Trường Mầm non Tân Phú Trung 2, Trường Tiểu học Tân Phú Trung, Trường Tiểu học Tân Phú và Trường Tiểu học Lê Thị Pha, bị cáo Nguyễn Thị L và bị cáo Lê Thị Thanh T không thực hiện theo đúng các quy định pháp luật liên quan để cho nhà thầu lợi dụng các mối quan hệ để lập thủ tục về khảo sát thiết kế, nghiệm thu không đúng quy định, thi công sửa chữa các trường học, nâng khống khối lượng, dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước số tiền là 17.763.394.218 đồng. Cụ thể:

    • Bị cáo Lê Thị Thanh T, nguyên Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạchlà người tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi về chi ngân sách, Lê Thị Thanh T nắm rõ các quy định về tài chính, chi phí cần sử dụng sửa chữa của các hạng mục, định mức của Bộ Xây dựng; là người trực tiếp đi khảo sát các trường học cùng với Phòng Giáo dục để duyệt các hạng mục cần sửa chữa, biết rõ tình trạng các hạng mục cần sửa chữa tại các trường nhưng đã thẩm định và trình duyệt danh mục, kế hoạch sửa chữa, duyệt tổng mức đầu tư, dự toán sửa chữa các hạng mục của 07 trường học không có cơ sở pháp lý; không yêu cầu các trường học thực hiện các thủ tục theo đúng quy định về đầu tư xây dựng, duyệt danh mục trong đó hầu hết các hạng mục đều được chia nhỏ để có dự toán trị giá dưới 500 triệu đồng, vi phạm các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; vi phạm Điều 5, Điều 10, Nghị định 32/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 và Văn bản số 7925/STC-CS ngày 27/7/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Từ việc thẩm định, phê duyệt của Lê Thị Thanh T, các trường đã tổ chức thực hiện, thi công, gây thất thoát ngân sách Nhà nước số tiền là 17.763.394.218 đồng.

    • Bị cáo Nguyễn Thị L, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi: là người trực tiếp đi khảo sát các trường học nhưng đã lập, trình duyệt danh mục, kế hoạch sửa chữa, duyệt tổng mức đầu tư, dự toán sửa chữa các hạng mục không có cơ sở pháp lý, không phù hợp quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; giao cho các chủ đầu tư không có đủ điều kiện năng lực theo quy định để tổ chức thực hiện quản lý dự án theo các quy định của pháp luật về xây dựng; không yêu cầu các trường học thực hiện các thủ tục theo đúng quy định, cụ thể: không có hồ sơ về việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; không có Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng; không có Kế hoạch đấu thầu theo quy định; không lập hồ sơ thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng; Dự toán gói thầu thi công xây dựng không căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng. Có nhiều hạng mục được chia nhỏ để có dự toán giá

      trị dưới 500 triệu đồng sai quy định. Các hành vi nêu trên đã vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Điều 5, Điều 10 Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và điểm 3.1.b phần IV mục B Văn bản số 7925/STC-CS ngày 27/7/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đến hậu quả là khối lượng nghiệm thu cao hơn thực tế thi công, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước số tiền là 17.763.394.218.

    • Đối với bị cáo Lê Vũ Hồng H, nguyên Giám đốc Công ty Đ: là người ký các hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán với tư cách Giám đốc Công ty Đ, đứng tên chủ tài khoản Công ty Đ và nhận tiền do các chủ đầu tư (các trường học) thanh toán, nguồn tiền do Kho bạc Nhà nước huyện Củ Chi duyệt giải ngân, sử dụng tiền để chi trả nhân công và mua nguyên vật liệu, giao cho Phan Văn D (Phó Giám đốc Công ty Đ) phục vụ sửa chữa các công trình trường học. Với vai trò là người đại diện theo pháp luật và Giám đốc Công ty Đ, Lê Vũ Hồng H phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty Đ, chịu trách nhiệm toàn bộ về các hồ sơ, thủ tục chứng từ đã ký liên quan đến việc sửa chữa các công trình tại 07 trường học. Hành vi của Lê Vũ Hồng H đã giúp sức cho Phan Văn D, gây thất thoát ngân sách cho ngân sách nhà nước số tiền 16.368.751.561 đồng.

    [2.2] Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, gây thất thoát ngân sách nhà nước. Các bị cáo nhận thức được hành vi của mình, cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội nên phải cùng chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm.

    [2.3] Với các hành vi nêu trên, bản án của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên xử các bị cáo Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L và Lê Vũ Hồng H phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

  3. Khi lượng hình đối với các bị cáo, bản án của Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

    [3.1] Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: không có [3.2] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    [3.2.1] Các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; phạm tội lần đầu; đã khắc phục phần lớn hậu quả, nộp lại ngân sách nhà nước sau khi có kết luận

    thanh tra và trước khi khởi tố vụ án (đã nộp lại 14.470.536.820 đồng, đã trừ 10% thuế VAT), bị cáo T và bị cáo L đã nộp 350.000.000 đồng trước khi xét xử sơ thẩm. Do đó, các bị cáo T, L và H đều được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    [3.2.2] Riêng hai bị cáo T và L là người có thành tích xuất sắc trong công tác, trong đó: bị cáo T được tặng Huân chương lao động hạng ba; bị cáo L được tặng 03 Bằng khen cấp thành phố và 01 kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục cấp Bộ nên được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

  4. Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo của các bị cáo

    T, L.

    [4.1] Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt:

    Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm khi lượng hình đã xác định các bị cáo T, L

    không có tình tiết tăng nặng và xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nêu tại các mục [3.2.1] và [3.2.2], đồng thời áp dụng Điều 54 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xử phạt các bị cáo 03 năm tù.

    Tại cấp phúc thẩm, các bị cáo tiếp tục thể hiện thái độ thành khẩn, ăn năn hối cải. Bị cáo T khắc phục hậu quả thêm 200.000.000 đồng (tổng cộng bị cáo đã khắc phục 400.000.000 đồng, nhiều hơn số tiền cấp sơ thẩm buộc bị cáo phải liên đới khắc phục); xuất trình thêm các tình tiết giảm nhẹ mới như bị cáo có ông ngoại là ông Phạm Văn V là người có công với cách mạng (có giấy chứng nhận Tổ quốc ghi công); hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị cáo đã ly hôn chồng, phải chăm sóc cha già; bản thân bị cáo từng nhiễm Covid-19 nên sức khỏe yếu; bị cáo cũng không hưởng lợi gì trong số tiền thất thoát.

    Bị cáo L nộp khắc phục hậu quả bổ sung 100.000.000 đồng (tổng cộng bị cáo đã nộp 250.000.000 đồng). Mặt khác, bị cáo còn cung cấp thêm các tình tiết giảm nhẹ mới như bị cáo có cậu ruột là ông Phan Văn Ch, bác chồng là ông Kim Văn B1, Nguyễn Hồng Ph, Nguyễn Văn H5 là người có công với cách mạng (có giấy chứng nhận Tổ quốc ghi công), bà nội chồng của bị cáo là bà Võ Thị Đ1 (H8) được tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng; con của bị cáo được tặng bằng khen, giấy khen do có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác trong quân ngũ; chồng bị cáo đã chết, một mình bị cáo chăm sóc mẹ chồng 89 tuổi. Ngoài ra, bị cáo phạm tội khi mới được bổ nhiệm, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến xây dựng và cũng không hưởng lợi gì từ việc phạm tội.

    Như vậy, các bị cáo T, L không có tình tiết tăng nặng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, đã tích cực khắc phục hậu quả nên xét thấy cần giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo này.

    [4.2] Đối với kháng cáo xin hưởng án treo:

    Xét tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bị cáo T và bị cáo L, về hình phạt đặt ra phải là tù có thời hạn mới đủ sức răn đe, giáo dục các bị cáo ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nên không chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo L và bị cáo T.

  5. Xét kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo H.

    [5.1] Xét vai trò của bị cáo H trong vụ án, căn cứ lời khai của bị cáo H (BL 297, 301, 304, 307, 322, 348, 356), Bùi Ngọc Phương NLQ10 (là nhân viên hành chính Công ty Đ) (BL 486, 491, 494- 496), Lê NLQ11 (nhân viên kỹ thuật Công ty Đ – người khảo sát các hạng mục sửa chữa tại các trường và giám sát việc thi công các công trình) (BL 501-508), Đỗ Thanh Vân (kế toán Công ty Đ) (BL 543-545), lời khai của bị cáo L (BL 247-248), Phan Văn Bình T8 (BL 211- 212, 218, 221, 226), 06 hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng của 07 trường học, đều thống nhất thể hiện, bị cáo H chỉ đứng tên đại diện theo pháp luật của Công ty Đ trên danh nghĩa, thực tế mọi hoạt động của công ty Đ đều do Phan Văn D chỉ đạo, điều hành, quyết định. Các thủ tục từ việc liên hệ với bị cáo L để lấy danh sách các trường được duyệt sửa chữa; khảo sát các hạng mục sửa chữa, kiểm tra, chỉnh sửa dự toán, nâng khống đơn giá dự toán các hạng mục; chuyển hồ sơ dự toán, thiết kế cho công ty Tâm Phú T8 ký hợp thức hóa; chuyển Phòng Giáo dục xem xét, trình phê duyệt; đến các trường để ký hợp đồng cho đến việc thuê nhân công, mua vật tư, giám sát, điều hành việc thi công và nghiệm thu, thanh quyết toán đều do bị cáo D trực tiếp thực hiện và chỉ đạo thực hiện. Bị cáo H chỉ ký các hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán với tư cách Giám đốc Công ty Đ, và nhận tiền do các chủ đầu tư thanh toán, chi trả nhân công và mua nguyên vật liệu theo chỉ đạo của D, bị cáo không hưởng lợi gì. Tại phiên tòa phúc thẩm, Phan Văn D cũng thừa nhận các tình tiết nêu trên, và xác định D là người chỉ đạo chính trong việc thi công, sửa chữa, nghiệm thu 07 trường học. Do đó, có cơ sở xác định, bị cáo H chỉ là người làm công ăn lương, thực hiện tội phạm theo chỉ đạo của D nên có vai trò giúp sức không tích cực.

    [5.2] Mặt khác, quá trình điều tra, bị cáo H có thái độ tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, tích cực khắc phục hậu quả, cung cấp đầy đủ và kịp thời các chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, được Cơ quan điều tra ghi nhận tại Kết luận điều tra bổ sung số 517-25/KLĐTBS-PC03 ngày 07/7/2021 (BL 9276). Tại cấp phúc thẩm, bị cáo xuất trình thêm các tình tiết giảm nhẹ như bị cáo có thành tích xuất sắc trong công tác, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp thành phố; gia đình bị cáo có công với cách mạng: có bà ngoại được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng 3, ông nội là liệt sĩ; cha bị cáo có thành tích xuất sắc trong lao động, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; bị cáo đã ly hôn chồng và hiện đang là người nuôi 02 con nhỏ chưa đủ 18 tuổi. Như vậy, ngoài các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cấp sơ thẩm đã áp dụng nêu tại mục [3.2.1], bị cáo H còn có các tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại các điểm v, t khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    [5.3] Ngoài ra, bị cáo H còn có nhân thân tốt, có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng, có khả năng tự cải tạo.

    [5.4] Do đó, bị cáo H có đủ điều kiện để được cho hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Việc cho bị cáo được hưởng án treo với thời gian thử thách nhất định không gây nguy hiểm cho xã hội, vừa đảm bảo mục đích răn đe, giáo dục bị cáo, vừa thể hiện sự khoan hồng của pháp luật nên chấp nhận kháng cáo của bị cáo H.

    [5.5] Tại phiên tòa phúc thẩm, người bào chữa cho bị cáo H đề nghị Hội đồng xét xử miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Tuy nhiên, bị cáo H không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nên đề nghị của người bào chữa là không có cơ sở chấp nhận.

  6. Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L; chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lê Vũ Hồng H, sửa một phần quyết định của bản án sơ thẩm về phần hình phạt đối với bị cáo T, L và H theo hướng phân tích trên. Lập luận này cũng là căn cứ để không chấp nhận đề nghị giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa.

  7. Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

  8. Án phí hình sự phúc thẩm: các bị cáo Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L và Lê Vũ Hồng H, không phải chịu theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355; các điểm c, e khoản 1 Điều 357 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo Lê Thị Thanh T và Nguyễn Thị L; Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lê Vũ Hồng H. Sửa một phần Bản án hình sự sơ thẩm số: 23/2022/HS-ST ngày 11-01-2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phần hình phạt đối với các bị cáo Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L và Lê Vũ Hồng H.

Tuyên xử:

  1. Căn cứ khoản 3 khoản 4 Điều 219, điểm b, điểm s, điểm v khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 58, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

    Xử phạt bị cáo Lê Thị Thanh T 02 (hai) năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án và được trừ đi thời gian tạm giam từ ngày 01/3/2021 đến ngày 29/7/2021.

    Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị L 02 (hai) năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

    Cấm hai bị cáo Lê Thị Thanh T và Nguyễn Thị L đảm nhiệm chức vụ tương tự trong thời hạn 02 (hai) năm kể từ ngày chấp hành xong bản án.

  2. Căn cứ khoản 3 Điều 219, điểm b, điểm s, điểm v, điểm t khoản 1, khoản 2 Điều 51, khoản 1 Điều 54, Điều 58, và Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

    Xử phạt bị cáo Lê Vũ Hồng H 03 (ba) năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” nhưng cho hưởng án treo.

    Thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án phúc thẩm (ngày 04/01/2023).

    Giao bị cáo Lê Vũ Hồng H cho Ủy ban nhân dân thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh để giám sát giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp bị cáo Lê Vũ Hồng H thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật thi hành án hình sự.

    Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật hình sự.

    (Đã giải thích chế định án treo).

  3. Số tiền bị cáo Lê Thị Thanh T đã nộp là 200.000.000 (Hai trăm triệu) đồng và số tiền bị cáo Nguyễn Thị L đã nộp là 100.000.000 (Một trăm triệu) đồng theo các biên lai thu số 0002509 ngày 23/6/2022 và số 0002471 ngày 20/6/2022 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ được đối trừ trong giai đoạn thi hành án.

  4. Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

  5. Án phí hình sự phúc thẩm: Lê Thị Thanh T, Nguyễn Thị L và Lê Vũ Hồng H, không phải chịu.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nơi nhận:

  • Tòa án nhân dân tối cao;

  • VKSNDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh;

  • TAND Thành phố Hồ Chí Minh;

  • VKSND Thành phố Hồ Chí Minh;

  • Công an Thành phố Hồ Chí Minh;

  • Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh;

  • Cục THA DS Thành phố Hồ Chí Minh

  • Các bị cáo;

  • UBND xã nơi bị cáo cư trú;

  • Lưu hồ sơ vụ án (1), VP (5). 21b. (PPC).

(1)

(1)

(4)

(1)

(1)

(1)

(1)

(3)

(3)

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

(ĐÃ KÝ)

Phan Nhựt Bình

THÔNG TIN BẢN ÁN

Bản án số 02/2023/HS-PT ngày 01/04/2023 của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh

  • Số bản án: 02/2023/HS-PT
  • Quan hệ pháp luật:
  • Cấp xét xử: Phúc thẩm
  • Ngày ban hành: 01/04/2023
  • Loại vụ/việc: Hình sự
  • Tòa án xét xử: TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh
  • Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
  • Đính chính: Đang cập nhật
  • Thông tin về vụ/việc: Sửa một phần bản án sơ thẩm
Tải về bản án