Bản án số 02/2023/DS-PT ngày 01/10/2023 của TAND tỉnh Cao Bằng về tranh chấp quyền sử dụng đất
Số bản án: 02/2023/DS-PT
Quan hệ pháp luật: Tranh chấp quyền sử dụng đất
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Ngày ban hành: 01/10/2023
Loại vụ/việc: Dân sự
Tòa án xét xử: TAND tỉnh Cao Bằng
Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
Đính chính: Đang cập nhật
Thông tin về vụ/việc: Gia đình bà được thừa kế mảnh đất rừng có tên thường gọi là Pú Dằm, đã được Ủy ban nhân dân huyện Hòa An cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00057 ngày 25 tháng 02 năm 2004 tại thửa đất số 41, diện tích 17.400m2 mang tên Triệu Văn Q. Năm 2018 ông Triệu Văn Q chết, đến năm 2019 bà Lương Thị B, trú tại xóm M, xã N, huyện Hòa An đã lấn chiếm vào diện tích đất rừng của gia đình bà, cụ thể là chặt phá cây rừng tự nhiên và đốt để trồng cây keo.
Từ khi gia đình bà phát hiện bà B chiếm vào đất rừng của gia đình được cấp quyền sử dụng đất thì đã nói với gia đình bà B và báo cơ quan chức năng can thiệp nhưng bà B vẫn tiếp tục chặt phá. Sau đó bà làm đơn gửi vào xóm để giải quyết nhưng bà B vẫn khăng khăng là đất của bà nên hòa giải không thành. Nên bà làm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết buộc bà B phải trả lại phần đất đã lấn chiếm vào diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Triệu Văn Q, ông Q là bố đẻ của ông A, hiện nay ông A là người thừa kế hợp hợp pháp. Bà cũng tham khảo ý kiến của người già trong làng thì họ khẳng định bà B không có đất ở rừng Pú Dằm, trước khi bà B trồng keo thì bà có thấy bà B và người ở trong làng lên lấy củi ở chỗ đất tranh chấp. Bà khẳng định chỗ đất tranh chấp nằm trong GCNQSDĐ mang tên Triệu Văn Q, phần đất hiện nay gia đình quản lý là liền mạch phần tiếp giáp với khu nghĩa địa có hào do bộ đội đào, phần tiếp giáp với ông Chẹn có khe rừng. Trước đây gia đình neo người nhưng vẫn đi quản lý phần đất tranh chấp, trên phần đất tranh chấp trước khi bà B trồng keo thì có các bụi rậm cây guột và các cây rừng tự nhiên.
Năm 2019 bà B phát rừng tự nhiên trồng keo, diện tích bà B trồng ước tính khoảng 2000m2, việc trồng keo của bà B không liên tục phát được chỗ nào thì trồng chỗ đấy, cây keo hiện nay đường kính khoảng 7-8 cm.
Nay bà yêu cầu bà B chặt bỏ cây keo và trả lại phần đất đã lấn chiếm đồng thời buộc bà B phải bồi thường thiệt hại về những cây tự nhiên mà bà B đã chặt trước khi trồng cay keo đồng thời yêu cầu bà B phải chịu một phần chi phí đo đạc khi thẩm tại chỗ
Bản án liên quan
THÔNG TIN BẢN ÁN
Bản án số 02/2023/DS-PT ngày 01/10/2023 của TAND tỉnh Cao Bằng về tranh chấp quyền sử dụng đất
Số bản án: 02/2023/DS-PT
Quan hệ pháp luật: Tranh chấp quyền sử dụng đất
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Ngày ban hành: 01/10/2023
Loại vụ/việc: Dân sự
Tòa án xét xử: TAND tỉnh Cao Bằng
Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
Đính chính: Đang cập nhật
Thông tin về vụ/việc: Gia đình bà được thừa kế mảnh đất rừng có tên thường gọi là Pú Dằm, đã được Ủy ban nhân dân huyện Hòa An cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00057 ngày 25 tháng 02 năm 2004 tại thửa đất số 41, diện tích 17.400m2 mang tên Triệu Văn Q. Năm 2018 ông Triệu Văn Q chết, đến năm 2019 bà Lương Thị B, trú tại xóm M, xã N, huyện Hòa An đã lấn chiếm vào diện tích đất rừng của gia đình bà, cụ thể là chặt phá cây rừng tự nhiên và đốt để trồng cây keo.
Từ khi gia đình bà phát hiện bà B chiếm vào đất rừng của gia đình được cấp quyền sử dụng đất thì đã nói với gia đình bà B và báo cơ quan chức năng can thiệp nhưng bà B vẫn tiếp tục chặt phá. Sau đó bà làm đơn gửi vào xóm để giải quyết nhưng bà B vẫn khăng khăng là đất của bà nên hòa giải không thành. Nên bà làm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết buộc bà B phải trả lại phần đất đã lấn chiếm vào diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Triệu Văn Q, ông Q là bố đẻ của ông A, hiện nay ông A là người thừa kế hợp hợp pháp. Bà cũng tham khảo ý kiến của người già trong làng thì họ khẳng định bà B không có đất ở rừng Pú Dằm, trước khi bà B trồng keo thì bà có thấy bà B và người ở trong làng lên lấy củi ở chỗ đất tranh chấp. Bà khẳng định chỗ đất tranh chấp nằm trong GCNQSDĐ mang tên Triệu Văn Q, phần đất hiện nay gia đình quản lý là liền mạch phần tiếp giáp với khu nghĩa địa có hào do bộ đội đào, phần tiếp giáp với ông Chẹn có khe rừng. Trước đây gia đình neo người nhưng vẫn đi quản lý phần đất tranh chấp, trên phần đất tranh chấp trước khi bà B trồng keo thì có các bụi rậm cây guột và các cây rừng tự nhiên.
Năm 2019 bà B phát rừng tự nhiên trồng keo, diện tích bà B trồng ước tính khoảng 2000m2, việc trồng keo của bà B không liên tục phát được chỗ nào thì trồng chỗ đấy, cây keo hiện nay đường kính khoảng 7-8 cm.
Nay bà yêu cầu bà B chặt bỏ cây keo và trả lại phần đất đã lấn chiếm đồng thời buộc bà B phải bồi thường thiệt hại về những cây tự nhiên mà bà B đã chặt trước khi trồng cay keo đồng thời yêu cầu bà B phải chịu một phần chi phí đo đạc khi thẩm tại chỗ