TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Bản án số: 01/2023/DS-PT Ngày: 04/01/2023 "V/v tranh chấpvề thừa kế tài sản" | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Bà Vũ Thị Yển
Các thẩm phán: Ông Nguyễn Văn Lâm và ông Phạm Anh Tuyết
Thư ký phiên toà: Bà Phạm Thị Minh Hiền - Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương tham gia phiên tòa:Bà Phạm Thị Thùy - Kiểm sát viên.
Ngày 04 tháng 01 năm 2023, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm công khai vụ án Dân sự thụ lý số 36/2022/TLPT-DS ngày 05/10/2022 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Do bản án Dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 19/7/2022 của Tòa án nhân dân huyện Ninh Giang bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 46/2022/QĐXX-PT ngày 19/12/2022 và Thông báo thay đổi thời gian xét xử vụ án số 01/2022/TB-TA ngày 27/12/2022 giữa:
Nguyên đơn: Bà Đào Thị L, sinh năm 1952 Địa chỉ: Thôn Đ, xã N, huyện N, tỉnh Hải Dương.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Đăng H, sinh năm 1975 Địa chỉ: Thôn Đ, xã Ứ, huyện N, tỉnh Hải Dương.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Ư- Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hải Dương.
Bị đơn: Ông Đào Văn S, sinh năm 1960.
Địa chỉ: Thôn Đ, xã N, huyện N, tỉnh Hải Dương.
Người đại diện theo ủy quyền của ông S: Chị Nguyễn Thị Ngọc M, sinh năm 1993. Địa chỉ: Số 8, ngõ 66 Đ, phường P, quận Đ, TP. Hà Nội.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Trần Quốc H, bà Hoàng Y đều là Luật sư thuộc Văn phòng luật sư Trần Quốc H, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. (Có mặt bà Y, ông H đề nghị vắng mặt).
Địa chỉ: Số 8, ngõ 66 Đ, phường P, quận Đ, TP. Hà Nội
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
UBND xã N, huyện N, tỉnh Hải Dương.
Bà Lưu Thị X, sinh năm 1975 - Địa chỉ: Thôn Đ, xã N, huyện N, tỉnh Hải Dương (Bà X ủy quyền cho ông Đào Văn S ).
Bà Trần Thị B, sinh năm 1976; Địa chỉ: Đ, Ứ, N, Hải Dương (Bà B ủy quyền cho ông Nguyễn Đăng H).
Bà Đào Thị N, sinh năm 1949; Địa chỉ: Căn hộ 102, nhà D8b, tập thể Công ty GCTTU 1, phường P, quận Đ, thành phố Hà Nội.
Bà Trần Thị G (Tên khác: Đào Thị C), sinh năm 1944;
Bà Đào Thị G1, sinh năm 1944;
Bà Đào Thị N1, sinh năm 1953.
Đều ở địa chỉ: Thôn Đ, xã N, huyện N, tỉnh Hải Dương. (Bà Đào Thị N, bà Trần Thị G, bà Đào Thị G1, bà Đào Thị N1 ủy quyền cho ông Nguyễn Đăng H, sinh năm 1975; Địa chỉ: Thôn Đ, xã Ứ, huyện N, tỉnh Hải Dương tham gia tố tụng).
Ông Đào Văn T, sinh năm 1956; Ông Đào Văn T1, sinh năm 1961; Bà Đào Thị P, sinh năm 1963; Ông Vũ Văn D, sinh năm 1964 - Địa chỉ: Thôn Đ, xã N, huyện N, tỉnh Hải Dương; Ông Đào Văn T2, sinh năm 1957 - Địa chỉ: Thôn Do Nghĩa, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. (Ông Đào Văn T, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, ông Vũ Văn D ủy quyền cho ông Đào Văn T2 tham gia tố tụng).
Ông Đào Văn T3, sinh năm 1967; Địa chỉ: Thôn Đ, xã N, huyện N, tỉnh Hải Dương.
Bà Đào Thị P1, sinh năm 1953; Địa chỉ: Thôn G, xã D, huyện C, tỉnh Gia
Lai.
Bà Trịnh Thị L1, sinh năm 1982 và anh Đào Văn P3, sinh ngày 02/12/2005:
Địa chỉ: Tổ 12, L, K, Hải Phòng (bà Trịnh Thị L1 là người đại diện hợp pháp của anh P).
Người kháng cáo: bị đơn ông Đào Văn S.
(Có mặt anh H, ông S, chị M, bà Ư, bà Y, ông T, ông T1, ông T2, bà P, bà L1, ông D; các đương sự khác vắng mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN:
heo đơn khởi kiện, bản tự khai; các lời khai trong quá trình giải quyết vụBà Đào Thị L có bố đẻ là cụ Đào Văn K, sinh năm 1921, mẹ đẻ là cụ Vũ Thị D1, sinh năm 1920, hai cụ sinh được 06 người con gồm: Đào Thị L,Trần Thị G, Đào Thị G1, Đào Thị N1, Đào Thị N, Đào Văn S. Trong cùng khoảng thời gian chung sống với cụ D1 thì cụ K còn có quan hệ tình cảm với cụ Vũ Thị D2, sinh năm 1922 là người cùng thôn và sinh được 07 con chung gồm: Đào Thị P1, Đào Văn T2, Đào Văn T, Đào Văn T1, Đào Thị P, Đào Văn T3, Đào Văn P2 (đã chết). Ngày 21/9/1987 cụ Đào Trọng K (Tên khác Đào Văn K) chết; ngày 08/6/2000 cụ Vũ Thị D1 chết; ngày 03/10/1999 cụ Vũ Thị D2 chết không để lại di chúc. Di sản thừa kế của cụ Đào Văn K và cụ Vũ Thị D để lại là thửa đất số 737, tờ bản đồ số 08, diện tích 647m2, tại thôn Đ, xã N. Hiện nay bà L xây công trình nhà ở trên diện tích khoảng hơn 200m2 đất, gia đình ông S xây nhà ở và trồng cây trên phần diện tích đất còn lại. Khi chia đất canh tác năm 1993, gia đình nguyên đơn bị trừ là 58m2 đất canh tác ngoài đồng vào đất trồng cây hàng năm, các nhân khẩu bị trừ gồm cụ Vũ Thị D, bà Đào Thị L, ông Đào Văn S, bà Bà Lưu Thị X (Vợ ông S) và chị Trần Thị B (con gái bà Trần Thị G). Do anh em không thể tự phân chia được di sản thừa kế nên nguyên đơn yêu cầu Tòa án phân chia khối di sản thừa kế, nguyện vọng của
nguyên đơn xin được chia bằng hiện vật đối với diện tích đất đã xây dựng công trình và hiện nay đang sử dụng, ngoài ra đề nghị giải quyết về công sức nuôi dưỡng người để lại di sản và tôn tạo thửa đất, giải quyết diện tích đất ruộng canh tác bị trừ vào đất vườn theo quy định của pháp luật.
Bị đơn ông Đào Văn S (đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của bà Lưu Thị X) trình bày: Ông xác nhận mối quan hệ gia đình, thời điểm cụ K, cụ D1, cụ D2 mất cũng như khối di sản thừa kế, nhân khẩu bị trừ đất canh tác vào diện tích đất trồng cây hàng năm đúng như phía nguyên đơn đã trình bày, ngoài ra ông xác định đã hiến diện tích 5,8m2 đất nằm trong thửa đất thừa kế để xây nhà văn hóa thôn. Ngoài những người con đẻ nêu trên, cụ K, cụ D1 có một con nuôi tên là Vũ Văn D, anh D nhận làm con nuôi chứ không có quan hệ chung sống, nuôi dưỡng trong gia đình. Trong quá trình sử dụng đất là di sản thừa kế của bố mẹ, ông đã san lấp diện tích đất ao và diện tích đất dôi dư của thửa đất, vị trí diện tích đất ao ông đã san lấp hiện nay do bà L đang sử dụng và xây dựng công trình trên đất, phần diện tích đất còn lại gia đình ông đang sử dụng và xây dựng công trình, trồng cây trên thửa đất. Ông nhất trí yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc chia thừa kế theo pháp luật, đề nghị Tòa án xem xét công sức của ông trong việc phụng dưỡng bố mẹ, tôn tạo giữ gìn thửa đất; công sức vượt lập phần diện tích đất ao và đất dôi dư; giải quyết đất ruộng canh tác bị trừ vào đất vườn của vợ chồng ông theo quy định của pháp luật.
Theo biên bản lấy lời khai; các tài liệu có trong hồ sơ và tại phiên tòa,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - bà Đào Thị N, Trần Thị G, Đào Thị G1, Đào Thị N1 và người đại diện theo ủy quyền trình bày: Thống nhất lời khai theo các nội dung như nguyên đơn, bị đơn trình bày nêu trên. Riêng đối với bà Trần Thị G xác định có tên thật là Đào Thị C, do bà lấy lý lịch của người khác để đi làm công nhân Đường Sắt tại Uông Bí, Quảng Ninh, cho nên lấy tên là Trần Thị G, bà cam đoan là con đẻ của cụ Đào Văn K và cụ Vũ Thị D1 là đúng sự thật. Các bà đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, đối với kỷ phần thừa kế của các bà được hưởng đều thống nhất tặng cho bà L sử dụng để nhập thành một diện tích đất làm nơi thờ cúng bố mẹ.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T; ông Đào Văn T1; bà Đào Thị P trình bày: Xác nhận mối quan hệ gia đình, hàng thừa kế; thời điểm cụ K, cụ D1, cụ D2 mất cũng như khối di sản thừa kế đúng như phía nguyên đơn, bị đơn đã trình bày, đề nghị Tòa án giải quyết chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
Theo biên bản lấy lời khai, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - ông Đào Văn T3 trình bày: Thống nhất các nội dung như nguyên đơn, bị đơn trình bày nêu trên, ông tặng cho kỷ phần thừa kế của mình được hưởng cho ông Đào Văn S.
Theo biên bản lấy lời khai, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – bà Đào Thị P1 trình bày: Thống nhất lời khai như các nội dung như nguyên đơn, bị đơn trình bày nêu trên, ngoài ra bà xác định cụ K, cụ D1 không có con nuôi, bố mẹ nuôi. Bà từ chối kỷ phần thừa kế được hưởng trong phần di sản của cụ K, cụ D1 để lại.
Theo biên bản lấy lời khai, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – bà Trịnh Thị L1 (bà L1 đồng thời là người đại diện hợp pháp của anh Đào Văn P3) trình bày: Bà và ông Đào Văn P2 kết hôn năm 2005 và sinh được 01 con chung là Đào Văn P3, ngày 29/8/2018 ông P2 chết không để lại di chúc. Lời khai của bà L1 xác nhận mối quan hệ gia đình như phía nguyên đơn đã trình bày, đối với ông Vũ Văn D bà không quen biết, đề nghị Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Theo biên bản lấy lời khai và các tài liệu có trong hồ sơ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – ông Vũ Văn D trình bày: Gia đình ông và gia đình cụ K và cụ D1 là cùng thôn xóm, không có quan hệ họ hàng. Thời điểm còn bé, do ốm yếu khó nuôi nên bố mẹ ông cho làm con nuôi cụ K và cụ D1. Đây là quan niệm về tâm linh nhận làm con nuôi để dễ nuôi, chứ gia đình không làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật, thỉnh thoảng ông qua lại chơi chứ thực tế không phát sinh quan hệ chung sống, nuôi dưỡng, chăm sóc, ông đề nghị được hưởng kỷ phần thừa kế của mình trong khối di sản cụ K, cụ D1 để lại theo quy định của pháp luật.
Theo biên bản lấy lời khai, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trầntrình bày: Thống nhất lời khai như nguyên đơn, bị đơn trình bày nêu trên. Do mẹ bà là Trần Thị G đi làm công nhân xa nhà nên từ khi còn nhỏ bà đã ở cùng với dì ruột là bà Đào Thị L và cậu là ông Đào Văn S, bà ở cùng nhà và chung hộ khẩu với ông bà ngoại trên thửa đất số 737, tờ bản đồ số 08, diện tích 647m2, tại thôn Đ, xã N, khi nhà nước chia ruộng canh tác đã trừ các thành viên trong hộ gia đình cụ D1 là 58m2, mỗi người bị trừ 11,6m2, các nhân khẩu bị trừ đất canh tác gồm cụ Vũ Thị D, bà Đào Thị L, ông Đào Văn S, bà Bà Lưu Thị X (Vợ ông S). Diện tích đất nông nghiệp bị trừ vào đất trồng cây hàng năm của bà tự nguyện tặng cho bà Đào Thị L được sử dụng
Kết quả xác minh tại Ủy ban nhân dân xã N, huyện N thể hiện: Các lời khai của nguyên đơn, bị đơn về mối quan hệ gia đình, thời gian cụ K, cụ D1 chết, về khối di sản thừa kế và diện tích đất canh tác bị trừ vào đất trồng cây hàng năm là đúng. Về nguồn gốc thửa đất đang tranh chấp thừa kế theo hồ sơ 299 mang tên ông Đào Văn K sử dụng thửa số 208, tờ bản đồ số 4, đất thổ cư, diện tích 525m2 và thửa số 239, tờ bản đồ số 4, diện tích 176m2 đất ao. Năm 1999 thửa đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Đào Văn S sử dụng thửa số 737, tờ bản đồ số 08, diện tích 647m2, tại thôn Đ, xã N (Trong đó có 300m2 đất ở, 134m2 đất trồng cây hàng năm, 213m2 đất nuôi trồng thủy sản). Do cấp không đúng đối tượng nên ngày 05/3/2020, UBND huyện N ban hành Quyết định số 1137/QĐ-UBND, ngày 05/3/2020 về việc thu hồi, hủy bỏ bìa đỏ đã cấp cho ông Đào Văn S. Theo hồ sơ địa chính xác định thửa đất thuộc quyền sử dụng của cụ K, cụ D1, số liệu diện tích ghi tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Đào Văn S đã được hội đồng cấp GCNQSD đất xét duyệt sử dụng hợp pháp nên được coi là căn cứ để chia di sản thừa kế. Trong quá trình sử dụng đất gia đình ông S đã hiến 5,8m2 ao để làm nhà văn hóa thôn đồng thời vượt lập thêm về phía ao tập thể và về phía đường xóm nên diện tích đất tăng thêm, đây là đất dôi dư thuộc
quyền quản lý của nhà nước, quan điểm của địa phương đề nghị Tòa án xét xử chia thừa kế phần đất hợp pháp, phần đất dôi dư thì tiếp tục tạm giao cho đương sự trực tiếp sử dụng, sau này sẽ xem xét xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 19/7/2022, Tòa án nhân dân huyện N đã Căn cứ: Khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 227, Điều 228, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 1 Điều 623, Điều 649, Điều 650, Điều 651 của Bộ luật Dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.
Xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đào Thị L:
Xác định di sản thừa kế của cụ Đào Văn K (Đào Trọng K) và cụ Vũ Thị D1 là 583,2m2 đất (Trong đó có 300m2 đất ở, 76m2 đất trồng cây hàng năm, 207,2m2 đất nuôi trồng thủy sản) thuộc thửa đất số 737, tờ bản đồ số 08, địa chỉ tại thôn Đ, xã N. Cụ Vũ Thị D1 còn có di sản thừa kế riêng là 11,6m2 đất trồng cây hàng năm.
Xác định diện tích 58m2 đất trồng cây hàng năm thuộc thửa đất số 737, tờ bản đồ số 08, địa chỉ tại thôn Đ, xã N là đất bị trừ vào tiêu chuẩn đất canh tác ngoài đồng của cụ Vũ Thị D1, bà Đào Thị L, ông Đào Văn S, bà Lưu Thị X và bà Trần Thị B, mỗi người bị trừ 11,6m2.
Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng thừa kế hiến diện tích 5,8m2 đất nuôi trồng thủy sản (nằm trong thửa đất là di sản thừa kế) để làm nhà văn hóa thôn Đ, xã N; ghi nhận sự tự nguyện từ chối nhận di sản thừa kế của bà Đào Thị P1; ghi nhận sự tự nguyện của ông Đào Văn T3 tặng cho ông Đào Văn S toàn bộ di sản thừa kế ông được chia; ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Thị G, bà Đào Thị G1, bà Đào Thị N1, bà Đào Thị N tặng cho bà Đào Thị L toàn bộ di sản thừa kế các bà được chia; ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Thị B tặng cho 11,6m2 đất trồng cây hàng năm bị trừ vào đất canh tác thuộc tiêu chuẩn của mình cho bà Đào Thị L quản lý, sử dụng.
Xác định những người được hưởng di sản thừa kế của cụ Đào Văn K (Đào Trọng K) gồm: cụ Vũ Thị D1, cụ Vũ Thị D2, bà Đào Thị L, bà Trần Thị G, bà Đào Thị G1, bà Đào Thị N1, bà Đào Thị N, ông Đào Văn S, bà Đào Thị P1, ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, ông Đào Văn T3, ông Đào Văn P2 (ông P2 đã chết năm 2018, có vợ là Trịnh Thị L1 và con Đào Văn P3). Những người được hưởng di sản thừa kế của cụ Vũ Thị D1 gồm: bà Đào Thị L, bà Trần Thị G, bà Đào Thị G1, bà Đào Thị N1, bà Đào Thị N, ông Đào Văn S. Những người được hưởng di sản thừa kế của cụ Vũ Thị D2 gồm: bà Đào Thị P1, ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, ông Đào Văn T3, ông Đào Văn P2.
Bác yêu cầu của ông Vũ Văn D về việc đề nghị Tòa án xác nhận là con
nuôi của cụ K, cụ D1 và đề nghị được chia di sản thừa kế.
Giá trị di sản thừa kế và tài sản của mỗi người được chia như sau:
Ông Đào Văn S được chia 1.011.889.000 đồng; bà Đào Thị L được chia
2.841.020.000 đồng; ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, ông Đào Văn P2, mỗi người được chia 165.205.000 đồng.
Về chia trả chênh lệch di sản: Ông Đào Văn S có trách nhiệm chia trả giá trị di sản thừa kế cho bà Đào Thị L 1.566.040.000 đồng (đã đối trừ tiền công san lấp đất ao của ông S 68.040.000 đồng), chia trả giá trị di sản thừa kế cho ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P mỗi người 165.205.000 đồng; chia trả giá trị di sản thừa kế cho bà Trịnh Thị L1 82.602.500 đồng và anh Đào Văn P3 82.602.500 đồng (Anh Đào Văn P3 chưa thành niên nên bà Trịnh Thị L là người giám hộ có trách nhiệm quản lý phần di sản của anh P3 được hưởng theo quy định của pháp luật)
Chia hiện vật:
Chia cho bà Đào Thị L 207,2m2 đất ao, được giới hạn bởi các điểm B1, B2, B3, B4, A1, A4, A5, B1 và các tài sản trên đất của bà L. Tạm giao 19,6m2 đất dôi dư cho bà L tiếp tục quản lý, sử dụng, khi nào nhà nước xem xét xử lý sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. (Có sơ đồ phân chia di sản kèm theo)
Chia cho ông Đào Văn S 434m2 đất (Trong đó 300m2 đất ở, 134m2 đất trồng cây hàng năm), được giới hạn bởi các điểm B1, B2, B5, B6, B7, A6 .Trên đất có các tài sản của vợ chồng ông Đào Văn S, bà Lưu Thị X. Tạm giao 56,0m2 đất dôi dư cho ông S tiếp tục quản lý, sử dụng, khi nào nhà nước xem xét xử lý sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật, được giới hạn bằng các điểm B2, B5, B6, B7, A7, B8. (Có sơ đồ phân chia di sản kèm theo)
Buộc ông Đào Văn S phải di rời các cây trồng trên phần đất giao cho bà Đào Thị L ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra bản án còn tuyên nghĩa vụ chậm thanh toán nghĩa vụ, án phí và quyền kháng cáo.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 02/8/2022 bị đơn ông Đào Văn S kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm vì Tòa án cấp sơ thẩm thu thập đánh giá chứng cứ không khách quan, xác định thiếu di sản thừa kế là thửa đất 120, diện tích 170m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà L; không thu thập xác minh nguồn gốc quá trình sử dụng chia di sản: Cụ K sống cùng với hai người vợ là cụ D1, cụ D2 nhưng bản án sơ thẩm chỉ xác định di sản thừa kế là tài sản chung của cụ K cụ D1, bỏ qua quyền lợi của cụ D2 là không đúng.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Đại diện nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, không chấp nhận nội dung kháng cáo của bị đơn, đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Ư trình bày: Xác định ông D không phải là con nuôi cụ K, cụ D1. Cụ K, cụ D2 không sống cùng nhau trên thửa đất của cụ K, nên không xác định là tài sản chung của 3 cụ. Bản án sơ thẩm đã tính công sức, chia thừa kế bằng hiện vật cho hai bên là phù hợp pháp luật. Đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Bị đơn giữ nguyên nội dung kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm vì: Đối với diện tích đất thửa 120, diện tích 170m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà L là tài sản của bố mẹ ông, tại cấp sơ thẩm ông S đã yêu cầu giải quyết chia thừa kế đối với diện tích đất trên, nhưng sau đó lại rút nội dung yêu cầu này do muốn anh chị em hòa giải với nhau, việc không giải quyết tài sản này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các đồng thừa kế khác. Do vậy đề nghị cấp phúc thẩm xem xét giải quyết chia di sản phần diện tích này. Đồng thời xem xét công sức cho ông cho hợp lý đảm bảo quyền lợi cho ông vì ông ở đất này hơn 30 năm có nhiều công sức, ông là người chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ khi còn sống và chịu trách nhiệm thờ cúng bố mẹ và gia tiên. Đề nghị xác định ông Vũ Văn D là con nuôi cụ K, cụ D1.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Hoàng Y đề nghị hủy bản án sơ thẩm vì Bản án sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng, đưa thiếu người tham gia tố tụng là các con ông S sống cùng vợ chồng ông S có công sức cùng vợ chồng ông S xây dựng nhà cửa, việc bà L bị tàn tật chưa có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc bà L có đủ năng lực hành vi dân sự không, ông S đã có đơn yêu cầu phản tố nhưng chưa có đơn rút mà chỉ có lời khai rút yêu cầu phản tố là không khách quan. Về nội dung: Tòa sơ thẩm xác minh thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, không xác định ông D là con nuôi là xác định thiếu người được thừa kế, xác định thiếu di sản thửa kế là thửa đất 120, diện tích 170m2 mang tên bà L, tính công sức cho ông S chưa thỏa đáng. Tại phiên tòa phúc thẩm các con cụ D2 tặng cho ông S toàn bộ kỷ phần thừa kế được hưởng nên đề nghị Tòa ghi nhận sự tự nguyện trên, xác định di sản là của chung 3 cụ K, cụ D1, cụ D2 để chia thừa kế theo pháp luật.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Đào Văn T, ông Đào Văn T2,
ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, bà Trịnh Thị L1 thống nhất quan điểm; đề nghị Tòa án chấp nhận kháng cáo của ông Đào Văn S, các ông bà tặng cho kỷ phần thừa kế được hưởng của cụ K, cụ D2 cho ông S được hưởng để ông S thờ cúng bố mẹ, tổ tiên, không yêu cầu ông S phải thanh toán giá trị.
Ông Vũ Văn D trình bày giữa ông và cụ K, cụ D1 không có giấy tờ nhận con nuôi, ông không sống cùng hai cụ, không có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhưng ông vẫn qua lại, gia đình coi ông là con nuôi, ông không quan trọng vấn đề hưởng thừa kế nhưng đề nghị xác định ông là con nuôi của hai cụ.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương phát biểu ý kiến: Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự từ khi thụ lý đến khi xét xử; Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, sửa một phần bản án sơ thẩm: Xác định thửa đất số 737, tờ bản đồ số 08, địa chỉ tại thôn Đ, xã N là tài sản chung của 3 cụ là cụ K, cụ D2, cụ D1 để chia thừa kế theo pháp luật. Xác định công sức của ông S bằng 01 suất thừa kế. Đối với yêu cầu phản tố đã rút nên cấp sơ thẩm không xem xét là phù hợp. Ghi nhận việc các ông T, ông T1, ông T2, bà P, ông T3, bà L1 tự nguyện tặng cho ông S kỷ phần thừa kế
mình được hưởng. Chia thêm một phần đất cho bà L vì ông S không có điều kiện thanh toán giá trị lớn.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Về tố tụng:
Kháng cáo của bị đơn ông Đào Văn S trong thời hạn luật định là kháng cáo hợp lệ được xem xét theo thủ tục phúc thẩm.
Tại phiên tòa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày bản án sơ thẩm vi phạm tố tụng đưa thiếu người tham gia tố tụng là các con ông S. HĐXX thấy rằng: Tại thời điểm vợ chồng ông S xây dựng nhà, các con ông S còn nhỏ, không chứng minh được có công sức gì. Mặt khác phần công trình xây dựng của vợ chồng ông S có thể giao cho vợ chồng ông S quản lý sử dụng, không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của gia đình ông S, nên không chấp nhận quan điểm trên.
Về nội dung: Xét nội dung kháng cáo của bị đơn ông Đào Văn S:
Đối với nội dung kháng cáo cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ không đầy đủ, khách quan, xác định thiếu di sản thừa kế thấy rằng: Kết quả xác minh phù hợp với lời khai của các đương sự trong vụ án đều thống nhất xác định Di sản đương sự yêu cầu chia thừa kế là thửa đất số 737, tờ bản đồ số 08, diện tích 647m2 (diện tích đất còn lại sau khi hiến đất là 641,2m2) tại thôn đ, xã N. Kết quả thẩm định và đo đạc thể hiện thửa đất có hiện trạng 716,8m2, tăng 75,6m2 so với diện tích đất sử dụng hợp pháp, diện tích tăng này là đất dôi dư do UBND xã quản lý, ngoài ra trong thửa đất thừa kế có 58m2 đất trồng cây hàng năm bị trừ vào tiêu chuẩn đất canh tác ngoài đồng của 5 nhân khẩu gồm: cụ Vũ Thị D, bà Đào Thị L, ông Đào Văn S, bà Lưu Thị X (vợ ông S) và bà Trần Thị B (con gái bà Trần Thị G), mỗi người bị trừ 11,6m2. Tuy nhiên, bị đơn ông S kháng cáo cho rằng bản án sơ thẩm xác định thiếu di sản thừa kế của bố mẹ là diện tích đất thửa 120, tờ bản đồ 57, diện tích 170m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà L, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đồng thừa kế khác. Hồ sơ vụ án thể hiện: Tại Đơn yêu cầu phản tố của ông S (bút lục 131-133) ông S có yêu cầu chia di sản thừa kế diện tích đất tại thửa 120, tờ bản đồ 57 và hủy Quyết định hành chính số 1137/QĐ- UBND về việc thu hồi và hủy bỏ GCNQSDĐ đã cấp cho ông S. Tuy nhiên, tại biên bản lấy lời khai ngày 12/11/2021 (Bút lục 168) ông S có quan điểm rút toàn bộ yêu cầu phản tố, không yêu cầu Tòa án giải quyết vì nguyện vọng của ông mong muốn Tòa án tổ chức hòa giải để anh em trong gia đình tự phân chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại. Do ông S tự nguyện rút yêu cầu phản tố, nên Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét chia di sản đối với diện tích đất tại thửa 120, tờ bản đồ 57 là phù hợp pháp luật, đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt của đương sự. Do vậy đối với kháng cáo của bị đơn về nội dung này là không có căn cứ nên không được chấp nhận. Đối với phần di sản này ông S có thể khởi kiện yêu cầu chia thừa kế ở vụ án khác.
Đối với nội dung kháng cáo xác định thiếu người được hưởng thừa kế:
Căn cứ xác minh tại địa phương, giấy tờ nhân thân của đương sự, lời trình bày của đương sự, tại bản án sơ thẩm đã xác định đúng và đầy đủ những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của cụ K, cụ D1, cụ D2 là phù hợp quy định Điều 651 Bộ luật dân sự. Các con của cụ D1, cụ D2 do các cụ tự chăm sóc nuôi dưỡng nên không phát sinh quan hệ nuôi dưỡng qua lại giữa cụ D1 đối với các con cụ D2 và cụ D2 với các con của cụ D1. Đối với ông Vũ Văn D khai nhận là con nuôi của cụ K, cụ D1 nhưng không làm thủ tục theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông D xác định ông và cụ K, cụ D1 không ở cùng, không có quan hệ chăm sóc nuôi nuôi dưỡng, chăm sóc mà chỉ là nhận nuôi để dễ nuôi theo quan niệm tâm linh. Do vậy ông D không đủ điều kiện được coi là con nuôi hợp pháp và không được hưởng di sản cụ K, cụ D1 để lại, nên không có căn cứ chấp nhận nội dung kháng cáo này của bị đơn.
Đối với nội dung bị đơn kháng cáo đề nghị xem xét công sức, xác định
di sản của cụ K, cụ D1, cụ D2:
Lời khai của các đương sự phù hợp xác minh tại địa phương, căn cứ vào năm sinh của con chung giữa cụ K, cụ D1, cụ D2, có căn cứ xác định thời điểm cụ K và cụ D1, cụ K cụ D2 chung sống với nhau như vợ chồng từ trước năm 1959 (trước khi ban hành luật hôn nhân và gia đình 1959), do vậy xác định quan hệ hôn nhân giữa cụ K - cụ D1 và cụ K - cụ D2 là quan hệ hôn nhân hợp pháp. Do vậy, xác định thửa đất số 737, tờ bản đồ số 08, diện tích 647m2 (diện tích đất còn lại sau khi hiến đất là 641,2m2) trừ đi 58m2 đất trồng cây hàng năm bị trừ vào tiêu chuẩn đất canh tác ngoài đồng của 5 nhân khẩu gồm: cụ Vũ Thị D1, bà Đào Thị L, ông Đào Văn S, bà Lưu Thị X (vợ ông S) và bà Trần Thị B (con gái bà Trần Thị G), mỗi người bị trừ 11,6 m2. Diện tích đất còn lại là 583,2m2 (Trong đó có 300m2 đất ở trị giá 2.400.000.000đ, 76m2 đất trồng cây hàng năm trị giá 608.000.000đ, 207,2m2 đất nuôi trồng thủy sản trị giá 1.206.940.000đ), tổng trị giá 4.214.940.000đ là tài sản chung của ba cụ: cụ K, cụ D1, cụ D2. Xét thấy ông Đào Văn S là người chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ, đồng thời có công quản lý, gìn giữ, tôn tạo làm tăng giá trị thửa đất gần 30 năm, ông S còn là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thửa đất hàng năm, bà L không lấy chồng, không có con và ở cùng ông S trên phần đất bố mẹ để lại, bà L còn được cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất 734, diện tích 177m2. Do vậy cần chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, áng trích công sức của ông S là 334.940.000đ, bà L được hưởng 100.000.000đ. Giá trị di sản còn lại để chia thừa kế là 3.780.000.000đ.
Về xác định di sản và chia thừa kế: Như đã phân tích ở trên xác định
thửa đất số 737, tờ bản đồ số 08 là tài chung của cụ K, cụ D1, cụ D2 nên theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, thửa đất trên, sau khi trừ diện tích đất 03 bị trừ, công sức của ông S, bà L. Di sản 3 cụ còn lại là 583,2m2 trị giá 3.780.000.000đ, mỗi cụ 1.260.000.000đ. Do 3 cụ khi chết không để lại di chúc nên chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Di sản của cụ K gồm 1/3 thửa đất 737 giá trị là đ, được chia cho 15 thừa kế gồm cụ D1, cụ D2, bà L, bà G, bà G1, bà N1, bà N, ông S,
ông T, ông T1, bà P1, ông T2, bà P, ông T3, ông P2 (ông P2 đã chết năm 2018 nên kỷ phần thừa kế của ông P2 được thừa kế chuyển tiếp cho vợ là Trịnh Thị L1 và con Đào Văn P3). Do bà P1 từ chối nhận di sản thừa kế cho nên khối di sản của cụ K được chia đều cho 14 người, mỗi người được hưởng 90.000.000đ.
Di sản của cụ D1 gồm 1/3 thửa đất giá trị là đ, cộng với kỷ phần thừa kế cụ được hưởng từ cụ K 90.000.000đ và phần diện tích đất trồng cây hàng năm của cụ là 11,6m2, trị giá 92.800.000đ; Tổng cộnglà 1.442.800.000đ, được chia cho 06 người thừa kế gồm bà L, bà G, bà G1, bà N1, bà N, ông S, mỗi người được hưởng 240.466.667đ. Tổng cộng mỗi người được hưởng kỷ phần thừa kế của cụ K, cụ D1 là 330.466.667đ.
Di sản của cụ D2 gồm 1/3 thửa đất giá trị là đ, cộng với kỷ phần thừa kế cụ được hưởng từ cụ K 90.000.000đ; Tổng cộng 1.350.000đ, được chia đều cho 6 người là ông T, ông T1, ông T2, bà P, ông T3, ông P2 (ông P2 đã chết năm 2018 nên kỷ phần thừa kế của ông P2 được thừa kế chuyển tiếp cho vợ là Trịnh Thị L1 và con Đào Văn P3), mỗi người được hưởng 225.000.000đ. Ngoài ra các đồng thừa kế này còn được hưởng di sản thừa kế từ cụ K, do vậy tổng cộng mỗi người được hưởng thừa kế là 315.000.000đ. Tại phiên tòa phúc thẩm: ông T1, ông T, ông T2, bà P, ông T3, bà L1 đều đề nghị tự nguyện tặng cho ông S kỷ phần thừa kế mình được hưởng nên ghi nhận sự tự nguyện trên.
Do ông Đào Văn T3, Đào Văn T, ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, bà Trịnh Thị L1 tặng cho kỷ phần thừa kế của mình cho ông Đào Văn
S. Bà G, bà G1, bà N, bà N1 tặng cho kỷ phần thừa kế của mình cho bà L. Chị Trần Thị B tự nguyện tặng cho 11,6 m2 đất trồng cây hàng năm cho bà L. Xét thấy việc tặng cho của đương sự là tự nguyện nên chấp nhận sự tự nguyện của các đương sự trên.
Ông S được nhận di sản thừa kế của cụ K, cụ D1 330.466.667đ; kỷ phần
thừa kế của ông T3, ông T, ông T1, ông T2, bà P, bà L1 và con tặng cho ông S, tổng 6 x 315.000.000đ = 1.890.000.000đ; diện tích đất trồng cây hàng năm của vợ chồng ông S bị trừ vào tiêu chuẩn đất canh tác ngoài đồng 92.800.000đ x 2 = 185.600.000đ; công sức giữ gìn quản lý, duy trì, tôn tạo di sản 334.940.000đ; Tổng cộng ông S được nhận là 2.741.007.000đ (làm tròn).
Bà L được nhận di sản thừa kế của cụ K, cụ D1 330.466.667đ; kỷ phần thừa kế của bà G, bà G1, bà N, bà N1 tặng cho bà L (4 kỷ phần x 330.466.667đ = 1.321.866.668đ); diện tích đất 03 bị trừ của bà L và của bà Trần Thị B tặng cho 92.800.000đ x 2 = 185.600.000đ; tiền công sức của bà L 100.000.000đ; Tổng cộng bà L được nhận là 1.937.933.000đ (làm tròn).
Về chia giao hiện vật:
Căn cứ vào hiện trạng thửa đất và nhu cầu sử dụng, thấy rằng: ông S và bà L là người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất, các đồng thừa kế khác đều có chỗ ở riêng, không ai khó khăn về chỗ ở và đã tự nguyện tặng cho kỷ phần thừa kế cho bà L, ông
S. Cấp sơ thẩm đã chia giao diện tích đất cho ông S, bà L được tiếp tục sử dụng đất theo hiện trạng các bên đang sử dụng, bên nào được hưởng di sản bằng hiện vật lớn
hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán giá trị tài sản cho các đồng thừa kế khác là phù hợp. Tại phiên tòa phúc thẩm: ông S đề nghị do ông không có điều kiện kinh tế thanh toán, nên cắt thêm một phần diện tích đất cho bà L là phù hợp. Cụ thể:
Giao cho bà Đào Thị L 207,2m2 đất ao, trị giá 1.206.940.000đ và 50m2 đất ở trị giá 400.000.000đ và các công trình, tài sản của bà L trên đất của bà L gồm Nhà chính 180.174.000đ; nhà bếp 35.503.000đ; nhà vệ sinh, nhà tắm 28.518.000đ; giàn gấc 4.784.000đ; mái tôn sau nhà 4.710.000đ; bể nước 10.629.000đ; sân gạch đỏ 11.542.000đ; trụ cổng 2.247.000đ; cổng sắt hộp 6.811.000đ; giá trị san lấp cát 213m2 là 63.900.000đ.
Giao cho ông Đào Văn S 384m2 đất trị giá 3.072.000.000đ (Trong đó 250m2 đất ở, 134m2 đất trồng cây hàng năm). Trên đất gia đình ông S xây dựng tài sản gồm: Nhà chính 16.557.000đ; công trình phụ 250.848.000đ; tường bao phía Tây 492.000đ; nhà vệ sinh 8.364.000đ; mái tôn 5.588.000đ; sân gạch đỏ 10.634.000đ; tường hoa 144.000đ; trụ cổng 1.379.000đ; cổng sắt 2.043.000đ; giá trị san lấp cát 38.006.000đ.
Về đất dôi dư do lấn chiếm đất công có diện tích là 18,2m2 + 8,9m2 = 27,1m2 tiếp giáp với phần đất giao cho bà L và diện tích 48,5m2 tiếp giáp phần đất giao cho ông S cần tiếp tục tạm giao cho bà Loạn, ông S quản lý, sử dụng, khi nào nhà nước xem xét xử lý đất dôi dư sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Về thanh toán chênh lệch: Ông Đào Văn S được nhận phần đất trị giá lớn hơn phần di sản được chia nên phải thanh toán giá trị di sản thừa kế cho bà Đào Thị L 262.953.000đ (trong đó đã trừ giá trị ông S san lấp phần đất dôi dư theo kết quả định giá là 68.040.000đ).
Từ những nhận định nêu trên, HĐXX thấy rằng cấp sơ thẩm đã tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ đầy đủ, đúng trình tự tố tụng nên không có căn cứ hủy án theo ý kiến của bị đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn. Do tại cấp phúc thẩm các đồng thừa kế là ông T3, ông T, ông T1, ông T2, bà P, bà L1 và con (thừa kế của ông P2) tự nguyện tặng cho kỷ phần thừa kế cho ông S nên cần ghi nhận sự tự nguyện trên. Và có căn cứ chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn về xác định di sản, công sức, sửa bản án sơ thẩm theo phân tích nêu trên.
Về án phí: Kháng cáo của ông S được chấp nhận một phần, ông S, bà L, bà N, bà G, bà G1, bà N1, ông T, ông T1, ông T2 là người cao tuổi nên được miễn án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm.
Án phí chia thừa kế: Do sửa án sơ thẩm về kỷ phần thừa kế của các đồng thừa kế nên sửa án phí theo giá trị phần thừa kế họ được hưởng. Cụ thể như sau:
Ông T3, bà P, bà L1 mỗi người phải chịu 15.750.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm, ông S chịu án phí thay các ông bà trên, tổng cộng: 47.250.000đ.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự;
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn ông Đào Văn S; Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 19/7/2022 của Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Hải Dương.
Căn cứ: Khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 1 Điều 623, Điều 649, Điều 650, Điều 651của Bộ luật Dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Đào Thị L.
Không chấp nhận yêu cầu xác đinh ông Vũ Văn D là con nuôi của cụ K, cụ D1 và đề nghị được chia di sản thừa kế.
Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng thừa kế hiến diện tích 5,8m2 đất nuôi trồng thủy sản (nằm trong thửa đất là di sản thừa kế) để làm nhà văn hóa thôn Đ, xã N; ghi nhận sự tự nguyện từ chối nhận di sản thừa kế của bà Đào Thị P1; ghi nhận sự tự nguyện của ông Đào Văn T3, Đào Văn T, ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, bà Trịnh Thị L1 và anh Đào Văn P3 (hưởng thừa kế của ông Đào Văn P2) tặng cho ông Đào Văn S toàn bộ kỷ phần thừa kế được chia; ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Thị G, bà Đào Thị G1, bà Đào Thị N1, bà Đào Thị N tặng cho bà Đào Thị L toàn bộ kỷ phần thừa kế các bà được chia; ghi nhận sự tự nguyện của bà Trần Thị B tặng cho 11,6m2 đất trồng cây hàng năm bị trừ vào đất canh tác thuộc tiêu chuẩn của mình cho bà Đào Thị L quản lý, sử dụng.
Về hàng thừa kế:
Xác định những người được hưởng di sản thừa kế của cụ Đào Văn K (Đào Trọng K) gồm: cụ Vũ Thị D1, cụ Vũ Thị D2, bà Đào Thị L, bà Trần Thị G, bà Đào Thị G1, bà Đào Thị N1, bà Đào Thị N, ông Đào Văn S, bà Đào Thị P1, ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, ông Đào Văn T3, ông Đào Văn P2 (ông P2 đã chết năm 2018, có vợ là Trịnh Thị L1 và con Đào Văn P3).
Xác định những người được hưởng di sản thừa kế của cụ Vũ Thị D1 gồm: bà Đào Thị L, bà Trần Thị G, bà Đào Thị G1, bà Đào Thị N1, bà Đào Thị N, ông Đào Văn S.
Xác định những người được hưởng di sản thừa kế của cụ Vũ Thị D2 gồm: bà Đào Thị P1, ông Đào Văn T2, ông Đào Văn T, ông Đào Văn T1, bà Đào Thị P, ông Đào Văn T3, ông Đào Văn P2.
Di sản thừa kế và chia di sản:
Di sản của cụ K gồm 1/3 thửa đất 737 giá trị là đ, được chia cho 15 thừa kế gồm cụ D1, cụ D2, bà L, bà G, bà G1, bà N, bà N1, ông S, ông T, ông T1, bà P, ông T2, bà P1, ông T3, ông P2 (ông P2 đã chết năm 2018 nên kỷ phần thừa kế của ông P2 được thừa kế chuyển tiếp cho vợ là Trịnh Thị L1 và con Đào Văn P3). Do bà P1 từ chối nhận di sản thừa kế cho nên khối di sản của cụ K được chia đều cho 14 người, mỗi người được hưởng 90.000.000đ.
Di sản của cụ D1 gồm 1/3 thửa đất giá trị là đ, cộng với kỷ phần thừa kế cụ được hưởng từ cụ K 90.000.000đ và phần diện tích đất trồng
cây hàng năm của cụ là 11,6m2, trị giá 92.800.000đ; Tổng cộng là 1.442.800.000đ, được chia cho 06 người thừa kế gồm bà L, bà G, bà G1, bà N, bà N1, ông S, mỗi người được hưởng 240.466.667đ. Tổng cộng mỗi người được hưởng kỷ phần thừa kế của cụ K, cụ D1 là 330.466.667đ.
Di sản của cụ D2 gồm 1/3 thửa đất giá trị là đ, cộng với kỷ phần thừa kế cụ được hưởng từ cụ K 90.000.000đ; Tổng cộng 1.350.000đ, được chia đều cho 6 người là ông T, ông T1, ông T2, bà P, ông T3, ông P2, mỗi người được hưởng 225.000.000đ. Tổng cộng mỗi người được hưởng thừa kế của cụ K, cụ D2 là 315.000.000đ.
Giá trị kỷ thừa kế và tài sản của mỗi người được chia như sau:
Ông S được nhận di sản thừa kế của cụ K, cụ D1 330.466.667đ; kỷ phần thừa kế của ông T, ông T1, ông T2, ông T3, bà P, bà L1 tặng cho ông S, tổng 6 x 315.000.000đ = 1.890.000.000đ; Diện tích đất trồng cây hàng năm của vợ chồng ông S bị trừ vào tiêu chuẩn đất canh tác ngoài đồng 92.800.000đ x 2 = 185.600.000đ; Công sức giữ gìn quản lý, duy trì, tôn tạo di sản 334.940.000đ; Tổng cộng ông S được nhận là 2.741.007.000đ (làm tròn).
Bà L được nhận di sản thừa kế của cụ K, cụ D1 330.466.667đ; kỷ phần thừa kế của bà G, bà G1, bà N, bà N1 tặng cho bà L (4 kỷ phần x 330.466.667đ = 1.321.866.668đ); Diện tích đất 03 bị trừ của bà L và của bà Trần Thị B tặng cho 92.800.000đ x 2 = 185.600.000đ; Tiền công sức của bà L 100.000.000đ; Tổng cộng bà L được nhận là 1.937.933.000đ (làm tròn).
Chia giao hiện vật:
Giao cho bà Đào Thị L được quyền sử dụng 207,2m2 đất ao và 50m2 đất ở được giới hạn bởi các điểm B1, B2, B3, B4, A1, A4, A5, B1 và bà L có quyền sở hữu các tài sản trên đất của bà L xây dựng, gồm: Nhà chính, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, giàn gấc, mái tôn sau nhà, bể nước, sân gạch đỏ, trụ cổng, cổng sắt hộp. Tạm giao 18,2m2 đất dôi dư phía Đông được giới hạn bằng các điểm B2, B3, B4, A8, B8 và diện tích đất dôi dư phía Nam là 8.9m2 được giới hạn bằng các điểm A1, A2, A3, A4 cho bà L tiếp tục quản lý, sử dụng, khi nào nhà nước xem xét xử lý sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. (Hình thể kích thước thửa đất có sơ đồ phân
Giao cho ông Đào Văn S, bà Lưu Thị X được quyền sử dụng 384m2 đất (Trong đó 250 m2 đất ở, 134m2 đất trồng cây hàng năm), được giới hạn bởi các điểm B1, B2, B5, B6, B7, A6; ông S, bà X có quyền sở hữu các tài sản trên đất của vợ chồng ông Đào Văn S, bà Lưu Thị X xây dựng, gồm: Nhà chính, công trình phụ, tường bao phía tây, nhà vệ sinh, mái tôn, sân gạch đỏ, tường hoa, trụ cổng, cổng sắt. Tạm giao 48,5m2 đất dôi dư cho ông S tiếp tục quản lý, sử dụng, khi nào nhà nước xem xét xử lý sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật, được giới hạn bằng các điểm B2, B5, B6, B7, A7, B8. (Có sơ đồ kèm theo)
Buộc ông Đào Văn S phải di rời các cây trồng trên phần đất giao cho bà Đào Thị L ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Các đương sự có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Về thanh toán chênh lệch di sản được hưởng:
Ông Đào Văn S có trách nhiệm thanh toán chênh lệch giá trị di sản thừa kế cho bà Đào Thị L 262.953.000đ (Hai trăm sáu mươi hai triệu, chín trăm năm mươi ba nghìn đồng) (trong đó đã trừ giá trị ông S san lấp phần đất dôi dư giao cho bà L là 68.040.000đ).
Sau khi án có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án về khoản tiền nêu trên, nếu bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu lãi suất đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Lãi suất phát sinh do chậm trả do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự. Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự.
Về án phí:
Ông S, bà L, bà N, bà G, bà G1, bà N1, ông T, ông T1, ông T2 là người cao tuổi nên được miễn không phải không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm.
Án phí sơ thẩm: Ông Đào Văn T3, bà Đào Thị P, bà Trịnh Thị L1 mỗi người phải chịu 15.750.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm, do ông Đào Văn S tự nguyện chịu án phí thay các ông bà trên, tổng cộng: 47.250.000đ được đối trừ số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm 300.000đ ông S đã nộp theo biên lai số AA/2020/0000159 ngày 02/8/2022 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện N. Ông Đào Văn S còn phải thi hành 46.950.000đ. (Bốn mươi sáu triệu, chín trăm, năm mươi nghìn đồng).
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Nơi nhận:
| TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà
Vũ Thị Yển |
Bản án số 01/2023/DS-PT ngày 01/04/2023 của TAND tỉnh Hải Dương về tranh chấp về thừa kế tài sản
- Số bản án: 01/2023/DS-PT
- Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về thừa kế tài sản
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Ngày ban hành: 01/04/2023
- Loại vụ/việc: Dân sự
- Tòa án xét xử: TAND tỉnh Hải Dương
- Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
- Đính chính: Đang cập nhật
- Thông tin về vụ/việc: tranh chấpvề thừa kế tài sản