Hệ thống pháp luật

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

TỈNH ÐẮK LẮK Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01/2020/LĐ-PT Ngày 21 - 5 - 2020

V/v Tranh chấp hợp đồng lao động

NHÂN DANH

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH ÐẮK LẮK

  • Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:

    Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Bà Lê Thị Tùng

  • Các Thẩm phán: Ông Trần Anh Tuấn; Ông Y Phi Kbuôr.

  • Thư ký phiên tòa: Ông Hoàng Văn Nam - Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

  • Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk tham gia phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Ban - Kiểm sát viên.

Ngày 21 tháng 5 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử phúc thẩm công khai vụ án lao động thụ lý số: 03/2020/TLPT-LĐ ngày 24/02/2020, về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do không giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động”.

Do Bản án lao động sơ thẩm số: 01/2019/LĐ-ST ngày 26 tháng 12 năm 2019, của Tòa án nhân dân huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 07/2020/QĐ-PT ngày 05 tháng 3 năm 2020, giữa các đương sự:

  1. Nguyên đơn: Ông Y K RCăm (Ma P); trú tại: Buôn K, xã N, huyện B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Luật sư Hoàng Văn L - Chi nhánh Văn phòng luật sư T - Thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk; địa chỉ: Thôn 8a, xã P, huyện B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

  2. Bị đơn: Công ty cổ phần cà phê P; đại chỉ trụ sở: Km 26, Quốc lộ A, xã Y, huyện P, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

    Người đại diện theo pháp luật: Ông Hồ Sỹ T - Chức vụ: Tổng giám đốc.

    Đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng của bị đơn: Bà Nguyễn Thị Mỹ H; trú tại: Số 383/63/35, đường C, phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

  3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    + Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; địa chỉ: Số 16, đường Đ, phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

    Người đại diện theo pháp luật: Ông Trương Văn S - Chức vụ: Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk.

    Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk: Ông Trương Văn B - Chức vụ: Phó trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra. Có mặt.

    bày:

    + Bà Hồ Thị H; trú tại: Thôn T, xã Y, huyện P, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

  4. Người kháng cáo: Nguyên đơn ông Y K RCăm.

    NỘI DUNG VỤ ÁN:

    Theo đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn ông Y K Rcăm trình

    Vào ngày 01/01/1998, ông bắt đầu làm việc tại Xí nghiệp cà phê A, thuộc Công ty

    cà phê P (nay là Công ty cổ phần cà phê P, viết tắt là Công ty), đã đảm nhiệm qua nhiều vị trí như Nhân viên, phó giám đốc xí nghiệp, trước khi nghỉ việc ông là đội trưởng đội sản xuất Đội 3.

    Năm 2009, Công ty giao cho ông quản lý diện tích 81,12 ha cà phê, không lập hợp đồng. Ông có trách nhiệm quản lý, đôn đốc, bảo vệ sản phẩm cà phê và cây muồng đen chắn gió trên diện tích cà phê của các hộ đang nhận khoán. Quá trình thực hiện hợp đồng thì tại Đội 3 sản lượng cà phê vụ 2010 hụt khoán, căn cứ vào chứng từ chốt giá của Đội 3, thì có hộ bà Giang Thị M còn nợ số lượng cà phê với công ty là 2.754kg. Bà M đã không trả được nợ sản lượng cho Công ty, về khoản nợ của bà M, Công ty cũng đã có biên bản ngày 23/02/2011, chốt nợ.

    Đầu tháng 6/2011, vì lý do sức khỏe nên ông viết đơn xin nghỉ việc, ngày 17/5/2011, Công ty đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Sau đó, ông có đến Công ty xin làm thủ tục hưởng lương hưu nhưng Công ty yêu cầu phải trả khoản nợ sản lượng thay bà M, mới giải quyết chế độ. Đến ngày 12/9/2011, Công ty gọi ông lên làm việc để xử lý công nợ còn tồn đọng tại Đội 3, tại biên bản làm việc hai bên đã thống nhất với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên và Công ty cam kết sau khi ông thanh toán đủ số công nợ tại Đội 3 thì Công ty sẽ giải quyết chế độ lương, bảo hiểm cho ông. Do tin tưởng Công ty ngày 13/9/2011, ông đã chủ động nộp số tiền 30.240.000 đồng (ba mươi triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng) thay bà M, để hoàn thành công nợ trước thời hạn ngày 20/9/2011, nhưng sau đó Công ty cà phê P đã thất hứa, không giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội để ông được nhận chế độ lương hưu làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích chính đáng của ông. Nhận thấy, việc Công ty buộc ông trả khoản nợ thay bà M cho Công ty là trái quy định pháp luật, vì theo hợp đồng với Công ty thì ông không phải là người bảo lãnh cho bà M, mà chỉ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, theo dõi, đôn đốc để bên nhận khoán chăm sóc tốt cho cà phê, trả sản lượng giao khoán cho Công ty đúng hạn.

    Sau khi làm biên bản nhận trợ cấp thôi việc từ năm 2011, trong suốt 07 năm ông đã nhiều lần đề nghị Công ty để yêu cầu Công ty trả sổ bảo hiểm cho ông để hoàn tất thủ tục hưởng lương hưu nhưng Công ty vẫn không giải quyết. Sau đó, ông đã làm đơn kiến nghị gửi đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu được hưởng chế độ lương hưu. Đến ngày 17/9/2018, Công ty mới cho cán bộ là ông Nguyễn Văn C, Lê Văn H đến Bảo hiểm xã hội huyện B bàn giao Sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ cho ông. Sau đó, Bảo hiểm xã hội huyện B hướng dẫn ông đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk làm việc.

    Ngày 21/9/2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã làm việc, có kết luận và hướng dẫn ông đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đóng bảo hiểm cho thời gian còn thiếu, do thời

    gian đóng bảo hiểm xã hội là 18 năm 08 tháng, còn thiếu 01 năm 04 tháng, mới được hưởng chế độ lương hưu. Việc Công ty đã không hướng dẫn cho ông nộp hồ sơ để hoàn tất thủ tục hưởng lương hưu là xâm phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông. Sau khi đóng thêm 01 năm 04 tháng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến ngày 19/10/2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra quyết định về việc ông được hưởng chế độ lương hưu. Đến tháng 10/2018, ông mới được hưởng lương hưu, thực nhận cả hai tháng 10 và tháng 11/2018 và được hưởng cho đến nay.

    Như vậy, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, do Công ty không giải quyết chế độ bảo hiểm tức là không hoàn tất thủ tục về bảo hiểm xã hội, không trả số bảo hiểm xã hội, giấy tờ liên quan cho ông từ năm 2011, không hướng dẫn thủ tục để ông đóng bảo hiểm xã hội thêm 01 năm 04 tháng, để đủ thời gian được nhận lương hưu, dẫn tới từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 11 năm 2018 là 88 tháng, ông không được hưởng lương hưu là vi phạm quy định tại:

    Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của người sử

    1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Theo quy định tại điều luật này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan, nghĩa là bên Công ty sẽ phải thanh toán các khoản trợ cấp cho ông Y K kèm theo Sổ bảo hiểm xã hội trong vòng 07 ngày.

“Tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định:

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định thì “Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có

Từ khi ông và Công ty chấm dứt hợp đồng lao động ông không nhận được bất cứ văn bản giải trình nào từ Công ty về việc chậm giải quyết chế độ bảo hiểm cho ông. Như vậy, Công ty đã thiếu trách nhiệm, đồng thời làm trái với quy định của pháp luật. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, ông đã nhiều lần đến Công ty yêu cầu giải quyết, trao đổi bằng miệng nhưng ông vẫn không được Công ty giải quyết. Vì vậy, ông khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

- Buộc Công ty phải bồi thường số tiền lương hưu từ ngày 01/6/2011 đến ngày 06/11/2018 là 88 tháng nhân với hệ số lương 3.741.475 đồng thành tiền là

329.249.800 đồng (ba trăm hai mươi chín triệu, hai trăm bốn mươi chín nghìn tám

- Trả lại cho ông số tiền 30.240.000 đồng (ba mươi triệu hai trăm bốn mươimà Công ty đã yêu cầu ông phải nộp cho bà Giang Thị M.

Tại đơn thay đổi nội dung khởi kiện đề ngày 16/7/2019, sau khi xem xét lại thì đến 18/3/2017 ông mới đủ điều kiện về tuổi (60 tuổi) nhận lương hưu và đến ngày 18/9/2018, ông mới được Công ty trả Sổ bảo hiểm để làm thủ tục nhận lương hưu, nên ông thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty phải bồi thường số tiền do chậm trễ, không giải quyết chế độ cho ông tính từ ngày 18 tháng 3 năm 2017 đến ngày 01 tháng 10 năm 2018 là 18 tháng nhân với mức lương hưu hàng tháng là

3.741.475 đồng/ tháng = 67.346.550 đồng Công ty đã có lỗi trong việc chậm giải quyết chế độ tức là không giao Sổ bảo hiểm và các giấy tờ liên quan cho ông sau khi nghỉ việc mà đến ngày 18/9/2018, ông mới được Công ty trả Sổ bảo hiểm, giấy tờ liên quan để làm thủ tục nhận lương hưu, dẫn đến ông không thể làm được chế độ bảo hiểm, để được nhận lương hưu trong khoảng thời gian này và thực tế ông đã bị thiệt hại số tiền 67.346.550 đồng.

Tại Đơn xin rút một phần nội dung khởi kiện đề ngày 13/6/2019, ông đã rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với nội dung yêu cầu buộc Công ty trả cho ông số tiền 30.240.000 đồng mà ông đã nộp thay cho bà M.

Ông thừa nhận từ sau khi nghỉ việc đến khoảng tháng 9/2018, ông cùng bà H nhiều lần mang hồ sơ bảo hiểm đến Bảo hiểm xã hội tỉnh là để hỏi về thủ tục. Trong đó các lần cùng bà H đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ông có hỏi bà K, ông T, ông B về việc giải quyết hồ sơ bảo hiểm của ông nhưng đều được trả lời là không đủ điều kiện cộng nối thời gian công tác trong quân đội và hướng dẫn ông về tìm kiếm hồ sơ liên quan đến thời gian trong quân đội. Ông đã liên hệ với huyện đội Krông Búk, Ban chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk để được xác nhận, tìm kiếm hồ sơ nhưng đều không được, trong khi đơn vị cũ nơi ông công tác là tiểu đoàn 353 đã chuyển về Gia Lai nên ông không thể xin xác nhận được. Sau thời gian chờ đợi không được nên ông có làm đơn khiếu nại nên Bảo hiểm xã hội tỉnh đã mời ông đến làm việc vào ngày 21/9/2018 và có lập biên bản cùng ngày. Sau đó, ông được xem xét hưởng chế độ lương hưu từ tháng 10/2018 và được hưởng cho đến nay. Sau khi làm việc với bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thì ông cũng không có đơn khiếu nại, kiến nghị gì về việc ông không được giải quyết chế độ bảo hiểm đối với Công ty hay đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh. Trên thực tế từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2018 sau khi liên hệ với Bảo hiểm xã hội tỉnh ông đã tiến hành bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn và đã được xem xét giải quyết hưởng chế độ lương hưu từ tháng 10/2018 cho đến nay.

Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa ông Lưu Hải H là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày:

Năm 1998, ông Y K vào làm việc tại xí nghiệp Cà phê A thuộc Công ty cà phê P (nay là Công ty Cổ phần cà phê P) và được Công ty đóng Bảo hiểm xã hội cho ông Y K từ tháng 01/1998. Ngày 16/5/2011, ông Y K có đơn xin thôi việc gửi Giám đốc Công ty cà phê P. Ngày 17/5/2011 Công ty cà phê P ra quyết định số 674/QĐCDHĐLĐ-VP về việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông Y K kể từ ngày 01/6/2011. Tại Điều 2 của Quyết định ông Y K

RCăm có thời gian công tác liên tục là 13 năm 4 tháng, được hưởng 6,5 tháng lương (cứ mỗi năm công tác được hưởng ½ tháng lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có), gồm các khoản: Lương chính: 3.743.300x6,5 = 24.331.450; Các khoản phụ cấp: 249.000 x 6,5= 1.681.500; Tổng cộng: 25.949.950 đồng).

Ngày 16/9/2011, Công ty cà phê Phước An đã lập Phiếu chi cho ông Y K RCăm số tiền 25.949.950 đồng tiền trợ cấp thôi việc.

Đối với yêu cầu của ông Y K RCăm buộc Công ty phải bồi thường số tiền

67.346.550 đồng vì cho rằng Công ty chậm trễ, không giải quyết chế độ bảo hiểm, không giao trả Sổ bảo hiểm sau khi ông nghỉ việc mà đến ngày 18/9/2018, mới giao trả, dẫn đến từ ngày 18/3/2017 đến ngày 01/10/2018 ông bị thiệt hại không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, tương ứng là 18 tháng nhân với mức lương hưu hàng tháng là 3.741.475 đồng/ tháng với số tiền thiệt hại 67.346.550 đồng thì Công ty không đồng ý yêu cầu này vì các lý do:

Thứ nhất: Sau khi nhận được đơn xin thôi việc của ông Y K RCăm thì Công ty đã thực hiện đúng trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động năm 1994. Không chậm trễ trong việc giải quyết chế độ cho ông Y K, tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 17/5/2011 thì Công ty đã thanh toán khoản trợ cấp, trả lại hồ sơ lao động cho ông Y K, căn cứ lời khai của bà H, bản khai cá nhân đề nghị được hưởng trợ cấp hàng tháng của ông Y K đề ngày 09/6/2012, sau khi ông Y K nghỉ việc đã mang hồ sơ của bản thân đi liên hệ Bảo hiểm xã hội tỉnh và đều được trả lời là chưa đủ điều kiện, việc này cũng thể hiện rõ tại biên bản làm việc vào hồi 08 giờ 45 phút ngày 21/9/2018 tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, ông Y K đã trình bày: “Ôngtại Sổ bảo hiểm của ông Y K cũng thể hiện việc ông đã được chốt Sổ bảo hiểm, nếu không có Sổ bảo hiểm thì căn cứ đâu ông Y K lên làm việc với Bảo hiểm xã hội. Như vậy, ông Y K không đủ điều kiện hưởng chế độ chứ không phải ông Y K không được giải quyết cho hưởng lương hưu vì ông không có Sổ bảo hiểm xã hội để nộp.

Thứ hai: Tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty thì ông Y K có thời gian công tác là 13 năm 4 tháng, tuổi đời là 54 tuổi. Đối chiếu với điều kiện được hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì ông Y K RCăm chưa đủ điều kiện về độ tuổi và năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là thuộc trách nhiệm của ông Y K, không phải lỗi của Công ty, trong biên bản làm việc ngày 18/9/218 của Bảo hiểm xã hội huyện B cũng xác định: “Thời gian công tác của ông Y Ktại biên bản này ông Y K cung cấp: Từ tháng 6/2011 đã nghỉ việc tuy nhiên hồ sơ thời gian tham gia quân đội trước năm 1995 của ông đã thất lạc và tìm kiếm không thấy, ông đã lên cơ quan liên quan tới thời gian trước (chỗ tiểu đoàn 353) đã chuyển về Gia Lai. Vì vậy, tìm kiếm hồ sơ gốc để xác minh thời gian liên quan thì rất khó khăn, nên ông Y K đề nghị Bảo hiểm xã hội xác minh thời gian cần xác minh cho ông Y K. Như vậy, ông Y K đã trực tiếp lên làm việc với Bảo hiểm xã hội các cấp và đều được trả lời hồ sơ của ông không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí do thời gian công tác

trước năm 1995 của ông Y K không có hồ sơ nên không đủ điều kiện chứ không phải do Công ty chậm, không làm hồ sơ như ông Y K trình bày.

Thứ ba: Ông Y K cho rằng công ty chậm giao Sổ bảo hiểm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông là không có cơ sở vì căn cứ đơn xin xác nhận thời gian trong quân đội, đơn đề nghị hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, lời khai của ông Y K, lời khai của bà H thì có thể xác định ông Y K đã nhiều lần mang hồ sơ đi liên hệ Bảo hiểm xã hội, Sổ bảo hiểm xã hội của ông Y K cũng thể hiện thời gian đóng bảo hiểm của ông Y K là 13 năm 05 tháng, do cơ quan bảo hiểm trả lời hồ sơ của ông không đủ điều kiện nên ngày 18/6/2018 ông Y K có đơn xin tìm kiếm lại hồ sơ gốc lưu trữ tại cơ quan đơn vị những năm tham gia trong quân đội, tại biên bản xác minh tại Bảo hiểm xã hội huyện Krông Búk cũng xác định, ông Y K một mình liên hệ, có cầm hồ sơ đến làm việc, không có ai đi cùng cũng như không có người giao hồ sơ như trình bày của ông Y K. Ngoài ra, từ khi nghỉ việc đến khi được hưởng chế độ hưu trí thì không có bất kỳ đơn từ khiếu nại nào của ông Y K đối với Công ty về việc Công ty không trả sổ bảo hiểm, giấy tờ, hồ sơ lao động cho ông.

Thứ tư: Công ty không có nghĩa vụ phải nộp hồ sơ hưu trí cho ông Y K và Công ty cũng không có chức năng giải quyết chế độ hưu trí cho ông Y K.

Đối với Đơn xin rút một phần nội dung khởi kiện, ông Y K rút yêu cầu khởi kiện về việc buộc Công ty trả số tiền 30.240.000 đồng mà Công ty đã yêu cầu ông Y K nộp thay cho bà Giang Thị M thì Công ty đồng ý, không có ý kiến hay yêu cầu gì khác.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Hồ Thị H trình bày:

Bà H làm việc tại Công ty từ năm 1983, trước năm 2012 là nhân viên văn phòng, đến năm 2012 được bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng Công ty. Từ năm 1998 ông Y K được tuyển dụng vào Công ty, đến năm 2011 thì xin nghỉ việc, ngày 17/5/2011 công ty đã quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Y K và thanh toán các chế độ cho ông Y K theo quy định của pháp luật. Ngày 12/9/2011 ông Y K thực hiện đối chiếu, quyết toán công nợ và đề nghị Công ty làm hồ sơ hưu trí nhưng ông Y K không đồng ý hưởng chế độ một lần nên Công ty đã hoàn trả toàn bộ hồ sơ cho ông Y K, trong đó có Sổ bảo hiểm xã hội ngay tại thời điểm đó, Công ty giao Sổ bảo hiểm và hồ sơ cho ông Y K ngay khi ông Y K trả nợ thay cho bà M. Bà H là người trực tiếp giao toàn bộ hồ sơ bảo hiểm cho ông Y K, tại thời điểm trả hồ sơ do thời gian đã lâu nên bà H không nhớ rõ hồ sơ bảo hiểm gồm nhưng tài liệu gì, thời gian giao cụ thể và cũng không có chứng cứ thể hiện việc giao hồ sơ nhưng từ đó đến nay ông Y K không có ý kiến, khiếu nại gì. Vì có quan hệ là anh em đồng nghiệp cùng Công ty nên bà H có nhắn tin tư vấn cho ông Y K về tính toán chế độ bảo hiểm các tin nhắn đã được ông Y K cung cấp cho Tòa án, sau khi Công ty trả sổ bảo hiểm, hồ sơ bảo hiểm thì ông Y K tự liên hệ cơ quan chức năng để làm chế độ nhưng không được nên có nhờ bà H tư vấn. Ngoài ra, thực tế bà H có nhiều lần đi cùng ông Y K đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, các cơ quan khác để hỏi, được hướng dẫn về thủ tục, do hồ sơ ông Y K không đủ thủ tục, chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm, nên không được xem xét, vào năm 2015 Công ty đã chốt Sổ bảo hiểm cho ông Y K vì không thể chờ việc ông Y K xác nhận thời gian công tác trong quân đội, mỗi lần đi cùng ông Y K bà H đều báo với Công ty, việc bà H đi cùng là đều giúp ông Y K liên hệ, khi đó hồ sơ bảo hiểm, Sổ bảo hiểm đều do

ông Y K giữ, cứ mỗi lần bổ sung được tài liệu gì ông Y K lại mang hồ sơ bảo hiểm xã hội sang Công ty nhờ tư vấn, giúp liên hệ. Việc ông Y K không được hưởng chế độ là do hồ sơ ông cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh không đầy đủ nên không được giải quyết, ông Y K cũng đã kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh và đã được giải quyết chế độ.

- Người đại diện theo ủy quyền của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ông Trương Văn B trình bày: Ông Y K Rcăm nguyên là đội trưởng đội sản xuất Công ty cà phê P, Sổ bảo hiểm xã hội số 6608013625, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 20 năm được giải quyết hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/10/2018.

Về thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội của ông Y K thì ông Y K có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại xí nghiệp A, thuộc Công ty cổ phần cà phê P từ tháng 01/1998 đến tháng 5/2011 khi nghỉ việc là 13 năm 05 tháng, ngày 25/9/2018 ông Y K nộp hồ sơ đề nghị tính bổ sung thời gian công tác trong quân đội từ tháng 4/1975 đến tháng 6/1980 để được hưởng bảo hiểm xã hội, căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ nội vụ (nay là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) hướng dẫn quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức Nhà nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã xác nhận thời gian công tác trong quân đội của ông Y K được tính hưởng bảo hiểm xã hội, tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của ông Y K là 18 năm 8 tháng. Ngày 26/9/2018 ông Y K đã đóng bảo hiểm xã hội một lần cho đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tư nguyện, thời gian đóng là 01 năm 04 tháng, số tiền đóng là 33.468.388 đồng (mức đóng một lần 9.100.000 đồng/tháng). Sau khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, ông Y K có đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, căn cứ đơn đề nghị ngày 11/10/2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ban hành Quyết định số 5953/QĐ-BHXH ngày 19/10/2018 về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đối với ông Y K kể từ ngày 01/10/2018 theo đúng quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Tại thời điểm ông Y K dừng đóng bảo hiểm xã hội tại Công ty cổ phần cà phê P (tháng 5/2011) ông chưa đủ điều kiện về tuổi đời cũng như thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được giải quyết hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật. Đối với lời khai của ông Y K về việc ông đã nhiều lần liên hệ Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian từ sau khi nghỉ việc đến trước tháng 9/2018 là do bản thân ông liên hệ với tư cách cá nhân, không nộp hồ sơ hay có yêu cầu về việc giải quyết chế độ hưu trí.

Tại Bản án lao động sơ thẩm số 01/2019/LÐ-ST ngày 26 tháng 12 năm 2019, của Tòa án nhân dân huyện Krông Búk, tỉnh Ðắk Lắk đã quyết định:

Căn cứ Điều 32, điểm c khoản 1 Điều 35, điểm đ khoản 1 Điều 40, Điều 147, Điều

227, 228, khoản 2 Điều 242, Điều 264, 266 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 47, Điều 187 Luật lao động năm 2012, Điều 53, 54, 55, 59, 60 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội.

Căn cứ điểm a khoản 1, Điều 12, 14, khoản 3 Điều 26 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Y K Rcăm về việc yêu cầu bị đơn Công ty cổ phần cà phê Phước An phải bồi thường số tiền 67.346.550 đồng (sáu mươi bảy triệu ba trăm bốn mươi sáu ngàn năm trăm năm mươi đồng).

Đình chỉ giải quyết đối với một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Y K Rcăm về việc buộc bị đơn Công ty cổ phần cà phê Phước An trả số tiền 30.240.000 đồng (ba mươi triệu hai trăm bốn mươi ngàn đồng) do ông Y K Rcăm tự nguyện rút yêu cầu khởi kiện đối với số tiền này.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 09/01/2020, nguyên đơn ông Y K Rcăm kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn vẫn giữ nguyên đơn khởi kiện và nội dung đơn kháng cáo.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk phát biểu ý kiến:

Về tố tụng: Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, Thẩm phán, Thư ký, Hội đồng xét xử, các đương sự đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Đại diện Viện kiểm sát đánh giá các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn giữ nguyên bản án sơ thẩm số 01/2019/LĐ-ST ngày 26 tháng 12 năm 2019, của Tòa án nhân dân huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

NHẬN ÐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và các đương sự.

  1. Xét kháng cáo của ông Y K yêu cầu Công ty phải bồi thường cho ông số tiền

    67.346.550 đồng do không giao Sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ liên quan dẫn đến việc ông không thể làm chế độ bảo hiểm gây thiệt hại, Hội đồng xét xử nhận thấy.

    Ngày 01/01/1998, ông Y K bắt đầu làm việc tại Xí nghiệp cà phê A, thuộc Công cà phê P (nay là Công ty cổ phần cà phê P). Đến năm 2011, ông Y K có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, được Công ty cà phê P chấp nhận và ban hành Quyết định số 674/QĐCDHĐLĐ-VP ngày 17/5/2011, về việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông Y K Rcăm. Theo quy định của pháp luật điều kiện để ông Y K được hưởng chế độ hưu trí là phải đóng bảo hiểm đủ 20 năm và thời gian ông Y K bắt đầu được hưởng lương hưu tính từ khi đủ 60 tuổi. Ông Y K sinh ngày 18/3/1957, thì phải tới ngày 19/3/2017, mới đủ tuổi hưởng lương hưu. Tuy nhiên, khi chấm dứt hợp đồng lao động ông Y K Rcăm có thời gian công tác là 13 năm 04 tháng, đã được giải quyết chế độ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Ông Y K có thời gian đi bộ đội từ tháng 04/1975 đến tháng 6/1980, được ông Niê L, nguyên Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện B xác nhận và có kê khai trong lý lịch

    đảng viên, đủ cơ sở cộng nối với thời gian công tác có đóng Bảo hiểm xã hội nên thời gian được cộng nối của ông Y K là 05 năm 03 tháng. Ngày 15/12/2015, Công ty đã chốt sổ bảo hiểm cho ông Y K nhưng đến ngày 28/9/2018, ông Y K mới được chốt bảo hiểm đối với thời gian ông phục vụ trong quân đội. Như vậy, việc ông Y K được hưởng chế độ hưu trí phụ thuộc vào ngày chốt sổ bảo hiểm đối với thời gian ông phục vụ trong quân đội. Tại thời điểm này, Công ty cũng đã bàn giao và chốt sổ bảo hiểm cho ông Y K. Vì vậy, ông Y K cho rằng, do Công ty không giao Sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ liên quan dẫn đến việc ông không thể làm chế độ bảo hiểm gây thiệt hại cho ông là không có cơ sở.

  2. Từ những phân tích, nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử cần áp dụng khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, không chấp nhận kháng cáo của ông Y K, giữ nguyên Bản án lao động sơ thẩm số: 01/2019/LĐ-ST ngày 26 tháng 12 năm 2019, của Tòa án nhân dân huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

  3. Về án phí dân sự phúc thẩm: Ông Y K là người cao tuổi nên được miễn án phí dân sự phúc thẩm.

  4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ÐỊNH:

  1. Căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, không chấp nhận kháng cáo của ông Y K, giữ nguyên Bản án lao động sơ thẩm số: 01/2019/LĐ-ST ngày 26 tháng 12 năm 2019, của Tòa án nhân dân huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

  2. Căn cứ khoản 2, 3 Điều 47, Điều 187 Luật lao động năm 2012, Điều 53, 54, 55,

    59, 60 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội.

    Căn cứ Điều 12, 14, khoản 3 Điều 26 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

    Tuyên xử:

    • Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Y K Rcăm về việc yêu cầu bị đơn Công ty cổ phần cà phê P phải bồi thường số tiền 67.346.550 đồng (sáu mươi bảy triệu ba trăm bốn mươi sáu ngàn năm trăm năm mươi đồng).

    • Đình chỉ giải quyết đối với một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Y K Rcăm về việc buộc bị đơn Công ty cổ phần cà phê P trả số tiền 30.240.000 đồng (ba mươido ông Y K Rcăm tự nguyện rút yêu cầu khởi kiện đối với số tiền này.

  3. Về án phí dân sự phúc thẩm: Ông Y K là người cao tuổi nên được miễn án phí dân sự phúc thẩm.

  4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

  5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nơi nhận:

  • TAND cấp cao tại Đà Nẵng;

  • VKSND tỉnh Đắk Lắk;

  • TAND huyện Krông Búk;

  • VKSND huyện Krông Búk;

  • CCTHADS huyện Krông Búk;

  • Đương sự;

  • Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ÐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

(Đã ký)

Lê Thị Tùng

THÔNG TIN BẢN ÁN

Bản án số 01/2020/LĐPT ngày 21/05/2020 của TAND tỉnh Đắk Lắk về tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động

  • Số bản án: 01/2020/LĐPT
  • Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Cấp xét xử: Phúc thẩm
  • Ngày ban hành: 21/05/2020
  • Loại vụ/việc: Lao động
  • Tòa án xét xử: TAND tỉnh Đắk Lắk
  • Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
  • Đính chính: Đang cập nhật
  • Thông tin về vụ/việc: Ông Y R yêu cầu Công ty cà phê bồi thường thiệt hại do cung cấp sổ bảo hiệm cho ông chậm so với thời gian ông được hưởng chế độ
Tải về bản án