Hệ thống pháp luật

Ý nghĩa quy định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết việc dân sự

Ngày gửi: 03/09/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15259

Câu hỏi:

Việc quy định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phía tòa án và đương sự.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Việc quy định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phía tòa án và đương sự.

*Đối với tòa án:

Việc quy định rõ ràng thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự là cơ sở pháp lý để xác định một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không. Tòa án sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định xem, đối với yêu cầu này thì mình có thẩm quyền giải quyết không. Từ đó, tòa án có thể thụ lý, giải quyết đúng các việc dân sự phát sinh trong xã hội thuộc thẩm quyền của mình, tránh trường hợp áp dụng không thống nhất gây kéo dài thời gian giải quyết do phải chuyển đi chuyển lại giữa các tòa án. Từ việc xác định được đúng thẩm quyền của mình, cũng tránh được trường hợp có tranh chấp thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp với nhau.

Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau. Từ đó, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các việc dân sự, nâng cao được hiệu quả giải quyết việc dân sự.

Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở tòa án. Trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án phải thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.

*Đối với đương sự:

Việc phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự là cơ sở để đương sự yêu cầu tòa án giải quyết các việc dân sự theo thủ tục TTDS. Trong cuộc sống, có nhiều việc dân sự mà tự bản thân đương sự không giải quyết được thì những quy định này sẽ là căn cứ để tổ chức, cá nhân biết được việc của mình có được giải quyết theo thủ tục TTDS hay không?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Ngoài ra, qua đó đương sự sẽ xác định được tòa án mà mình có thể gửi đơn yêu cầu tòa án thuận lợi cho mình trong việc tham gia tố tụng. Từ đó, giúp đương sự nhanh chóng thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn lên tòa án không có thẩm quyền gây mất thời gian và chi phí.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM