Hệ thống pháp luật

Xử phạt hành vi khai thác lâm sản trái phép

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32852

Câu hỏi:

Tôi đang công tác trong ngành Kiểm Lâm, do mới vào công tác nên chưa nghiên cứu hết các văn bản luật. Tôi có một tình huống như sau muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Tại địa bàn nơi tôi đang công tác có một hộ gia đình thu gom các loại lâm sản ngoài gỗ (Dây máu chó, song mây…) nhưng không có giấy tờ, hồ sơ hợp pháp. Chúng tôi chưa ra quyết định xử lý vi phạm đối với ông này vì chúng tôi đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã ra quyết định đình chỉ ngay từ khi mới bắt đầu thu gom và ông ấy cũng dừng lại. Sau thời điểm đó khoảng 4 tháng ông lại tiếp tục có dấu hiệu thu gom lâm sản (Song mây). Vậy, trong trường hợp này có được coi là tái phạm không? Hình thức xử lý ra sao và được quy định tại thông tư, nghị định hay văn bản nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như bạn trình bày, trong khu vực rừng bạn đang quản lý có hộ gia đình thu gom các loại lâm sản ngoài gỗ (Dây máu chó, song mây…) nhưng không có giấy tờ, hồ sơ hợp pháp. Đối với hành vi này có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP như sau:

"Điều 23. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước

Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt nhu sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

…"

Hiện nay, Nghị định 157/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 41/2017/NĐ-CP là Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý rừng. Bạn tham khảo thêm quy định tại Nghị định 157/2013/NĐ-CP để xác định rõ hành vi vi phạm của người vi phạm.

Hỏi về thủ tục giao đất rừng phòng hộ

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM