Hệ thống pháp luật

Xử phạt hành chính vì kinh doanh hàng hóa không dán nhãn

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32766

Câu hỏi:

Kính gửi công ty luật Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam, tôi là Thu giám đốc công ty nhựa hóa chất An Như Phúc. Tôi xin trình bày một vụ việc và nhờ công ty tư vấn cho tôi. Thời gian gần đây, công ty có nhập lô hàng từ Trung Quốc về. Hàng này dạng thùng giấy (hàng có đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc), công ty sản xuất quên dán nhãn bên ngoài. Quản lý thị trường vào kiểm tra và ra mức phạt 105 000.000đ (nói miệng). Sau một hồi thương lượng thì cơ quan quản lý thị trường quyết định phạt 20.000.000đ và nhận tiền nhưng không có phạt. Mong luật sư cho tôi biết rõ trường hợp của tôi mức phạt là bao nhiêu? Có phải 105 triệu như cơ quan quản lý thị trường nói không? Mong nhờ công ty TNHH Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trả lời sớm giúp. Trân trọng cảm ơn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Nghị định 80/2013/NĐ-CP; – Nghị định 89/2006/NĐ-CP; – Thông tư 19/2014/TT-BKHCN. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 80/2013/NĐ-CP;

– Nghị định 89/2006/NĐ-CP;

– Thông tư 19/2014/TT-BKHCN.

2. Luật sư tư vấn:

Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

a) Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa;

b) Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa;

c) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo;

d) Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từtrên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này."

Thông tư 19/2014/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết:

"Điều 18. Hành vi vi phạm về ghi nhãn trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa quy định tại Điều 25 Nghị định 80/2013/NĐ-CP 

1. Hành vi vi phạm về ghi nhãn trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân khi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán sản phẩm, hàng hóa không thực hiện ghi nhãn theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định 89/2006/NĐ-CP). 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Như vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi tàng trữ hàng hóa phải có nhãn mác mà không ghi nhãn của của công ty bạn phải chịu hai biện pháp xử lý là:

– Phạt tiền 

– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa

Trong đó, mức phạt tiền của phụ thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm. Mức phạt tiền tối đa, tương đương với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng là 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Do đó, mức phạt của cơ quan quản lý thị trường đưa ra trong trường hợp này là không đúng với quy định của pháp luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM