Hệ thống pháp luật

Xử phạt Đảng viên vì đưa ra nhiều ý kiến trong buổi sinh hoạt

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: HC75

Câu hỏi:

Thưa luật sư tôi là Đảng viên. Trong buổi sinh hoạt Chi bộ ngày 5/5/2016 vì bức xúc trong suốt quá trình chuyển sinh hoạt về Chi bộ địa phương từ tháng 12 năm 2012, tôi phát biểu ý kiến xây dựng được 2 lần nhưng cứ mỗi lần được 1 câu thì lạ bị chủ tọa yêu cầu ngồi xuống và qua buổi sinh hoạt vừa rồi cũng bị yêu cầu ngồi xuống nhưng tôi ý kiến rằng đây là lần thứ 3 tôi xin ý kiến nên tôi xin được hết ý kiến mới ngồi thì chủ tọa yêu cầu an ninh thôn cưỡng chế tôi ra ngoài và đánh tôi, áp giải lên công an xã trong khi đó tôi không có hành động chống đối hay lăng mạ bất kỳ ai. Tôi chỉ muốn thực hiện quyền đóng góp ý kiến và dân chủ trong Đảng. Tôi bị ghép vào lỗi vi phạm hành chính là uống rượu say gây rối trật tự công cộng bị phạt hành chính 750.000 đồng và không có biên bản hành chính tại chỗ nào. Quyết định xử phạt cũng chỉ được lập ngày hôm sau. Xin hỏi quý luật sư như vậy có đúng không và cuộc họp Chi bộ Đảng có được coi là nơi công cộng không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ vào Điều 3 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định về quyền của Đảng viên như sau:

Đảng viên có quyền :

1. Được thông tin và thảo thuận các vấn đề Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Mục 3 Quy đinh 45-QĐ/TW quy định về thi hành Điều lệ Đảng quy định cụ thể như sau:

3- Điều 3: Về quyền của đảng viên

3.1- Điều 3 (khoản 1): Quyền được thông tin của đảng viên.

Định kỳ hằng tháng, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng thông tin cho đảng viên về tình hình và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước và thế giới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2 - Điều 3 (khoản 2): Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

3.3 - Điều 3 (khoản 3): Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.

Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp, về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương và 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương; những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.

3.4 - Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét thi hành kỷ luật đối với mình.

Từ những quy định trên, có thể thấy việc chủ tọa buổi sinh hoạt không cho bạn đưa ra ý kiến của mình, cưỡng chế bạn ra ngoài và đánh bạn áp tải lên công an xã sau đó ghép bạn vào lỗi vi phạm hành chính và xử phạt với mức tiền là 750.000 đồng là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Quyền đưa ra ý kiến phát biểu về hoạt động của tổ chức Đảng là một trong những quyền của Đảng viên.

Cuộc họp chi bộ Đảng viên không phải là nơi công cộng vì đây là nơi chỉ có Đảng viên mới có quyền được tham gia.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM