Hệ thống pháp luật

Xử lý trường hợp bị xã hội đen đe dọa yêu cầu thanh toán nợ

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40888

Câu hỏi:

Cho em hỏi cả gia đình em sống chung 1 căn nhà gồm bác, cô, anh và em. Nhưng vì cô em thiếu 1 khoảng nợ lớn do vay nặng lãi trả lãi không nổi nên bỏ trốn. Mấy ngày nay xã hội đen lại đòi nợ và la hét um sùm em có thể làm gì? Nếu không may ngày mai họ xiếc đồ của nhà em hoặc đập đồ nhà em thì sao?? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý:  – Bộ luật hình sự 1999; – Nghị định 167/2013/NĐ-CP; – Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Bộ luật hình sự 1999;

Nghị định 167/2013/NĐ-CP;

– Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP.

2. Luật sư tư vấn:

Thông tin bạn cung cấp cho công ty có nói đến việc những người đòi nợ đã đến nhà và thực hiện hành vi “la hét um sùm” nên đây được coi là hành vi gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

a, Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;….

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a, Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b, Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c, Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d, Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ, Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;….

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

 a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong

lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;…

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;"

Bên cạnh đó, người gây rối trật tự công cộng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 245 Bộ luật hình sự 1999 nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Hậu quả nghiêm trọng xác định dựa theo Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP 

"a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; 

b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; 

c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; 

d. Chết người; 

đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên; 

e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên; 

g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên; 

h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên. 

Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội… "

Vì thông tin bạn đưa ra không nói rõ hành vi “la hét” của những người đòi nợ như thế nào? Có xúc phạm đến gia đình bạn hay có lời nói đe dọa nào hay không nên tùy vào những hành vi của những người đòi nợ mà họ bị xử phạt hành chính và có đủ điều kiện để cấu thành tội gây rối mất trật tự công cộng hay không? Điều này chúng tôi không thể xác định được. Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn và những người thân thì bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an cấp huyện nơi bạn cư trú để được bảo vệ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM