Hệ thống pháp luật

Xử lý tài sản của người bị mất tích

Ngày gửi: 13/09/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15143

Câu hỏi:

Xử lý tài sản của người bị mất tích. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện ra sao khi chủ thể hợp đồng mất tích?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khi hợp đồng được giao kết, thực hiện thì các bên chủ thể của hợp đồng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.Tuy nhiên, nếu một bên chủ thể bị mất tích và sự biệt tích quá lâu của một người khỏi nơi cư trú sẽ làm gián đoạn các quan hệ xã hội mà họ đã tham gia, làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của những người có liên quan đến họ và các quan hệ mà họ giao kết. Do đó mà khoản 1 Điều 130
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định những người có quyền, lợi ích liên quan đến người biệt tích có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.

Do đó, khi một bên chủ thể của hợp đồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì chủ thể còn lại có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ từ những người có quyền sở hữu tài sản chung. Có thể thấy, khi một người bị tuyên bố mất tích thì tư cách chủ thể của họ tạm thời bị đình chỉ, và những quan hệ xã hội họ đã tham gia sẽ bị dừng lại. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có liên quan tới quan hệ này sẽ không được đảm bảo. Khi đó, tài sản của người mất tích sẽ được mang ra để thực hiện nghĩa vụ của người này. Theo Điều 79 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

“ Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền,nghĩa vụ quy định tại Điều 76, Điều 77 của Bộ luật này”.

Mà theo Điều 76 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ:

“Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Như vậy, nếu một chủ thể của hợp đồng bị tuyên bố mất tích mà họ có tài sản riêng thì tài sản đó sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ của người mất tích. Nếu người mất tích có tài sản chung với những người khác, thì phần tài sản của họ trong khối tài sản chung đó sẽ được lấy ra để thực hiện nghĩa vụ cho chủ thể này.Theo quy định tại Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005 về định đoạt tài sản chung thì:

“Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

Việc pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có liên quan với người sở hữu tài sản đó ngay cả khi họ bị mất tích, tuyên bố mất tích thì nghĩa vụ của họ vẫn phải được thực hiện khi họ có tài sản để thực hiện nghĩa vụ đó.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM