Hệ thống pháp luật

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật hình sự 2015

Ngày gửi: 08/08/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42167

Câu hỏi:

Chào luật sư, luật sư có thể giải đáp cho cháu về các dấu hiệu của mặt chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan của tội nhận hối lộ được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 được không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hành vi nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Điều 1 Sắc lệnh số 223-SL ngày 17-11-1946 quy định: Công chức nhận hối lộ bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ. Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản.

Tuy nhiên, tội hối lộ lại chỉ phát triển trong những gia đoạn nhất định. Nếu trong thời kỳ đất nước tập trung cho hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thì tệ tham ô, hối lộ, tính chất, mức độ chưa nghiêm trọng như trong giai đoạn hiện nay khi mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cũng chính vì vậy, sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, cùng với nhiều tội phạm khác, Điều 226 quy định về tội nhận hối lộ được sửa đổi, bổ sung tới ba lần: Lần thứ nhất vào ngày 12-8-1991, lần thức hai vào ngày 22-12-1992 và lần thứa ba vào ngày 10-5-1997 và đến nay vẫn được quy định tại điều 279, Bộ luật hình sự 1999. Mặc dù đã sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. Nhiều trường hợp nhận hối lộ rất nghiêm trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng, nhưng do có quan điểm khác nhau về đánh giá chứng cứ hoặc, về xác định các tình tiết của vụ án, về các dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự, để lọt tội phạm.

Điều 354, Bộ luật hình sự 2015 quy định tội nhận hối lộ như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

 

Luật sư tư vấn cấu thành tội nhận hối lộ:024.6294.9155

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM