Hệ thống pháp luật

vùng đặc biệt khó khăn về đời sống

"vùng đặc biệt khó khăn về đời sống" được hiểu như sau:

2. Vùng đặc biệt khó khăn về đời sống: là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, tác động phóng xạ; làng chài trên sông nước, đầm phá không có điều kiện hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống, phải bố trí tái định cư nơi khác. Tiêu chí xác định vùng đặc biệt khó khăn: a) Tỷ lệ hộ nghèo từ 55% và cận nghèo từ 25% trở lên; b) Thiếu đất sản xuất: - Vùng đồng bằng: có trên 50% số hộ nông nghiệp có bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (theo Quyết định hạn mức giao đất của tỉnh); - Vùng trung du, miền núi và Tây Nguyên: có bình quân đất sản xuất nông nghiệp của một hộ thấp hơn 0,5 ha (đối với đất nương, rẫy) hoặc 0,25 ha (đối với đất ruộng lúa nước một vụ) hoặc 0,15 ha (đối với đất ruộng lúa nước 2 vụ). c) Thiếu nước sản xuất: năng lực công trình tưới nước chỉ đáp ứng được 50% diện tích đất canh tác cần tưới nước của các hộ gia đình trong vùng hoặc chưa có hệ thống thủy lợi; d) Thiếu nước sinh hoạt: có trên 30% số hộ gia đình chưa có hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh mà không thể khắc phục được hoặc chưa được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế với số lượng 60 lít nước/người/ngày; đ) Thiếu cơ sở hạ tầng: chưa có hoặc thiếu 6/10 loại công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu (đường giao thông loại B đến trung tâm xã, hệ thống điện, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, chợ, trạm truyền thanh, trụ sở xã ) trở lên; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và quyết định lựa chọn việc bố trí dân cư ở vùng đặc biệt khó khăn theo các tiêu chí trên (không ít hơn 3 trong 5 tiêu chí), phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn và nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ hàng năm. e) Ô nhiễm môi trường (theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11): là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật theo Quy chuẩn chất lượng quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN08:2008/BTNMT ban hành kèm theoQuyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm (QCVN09:2008/BTNMT ban hành kèm theoQuyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN03:2008/BTNMT ban hành kèm theoQuyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN05:2009/BTNMT ban hành kèm theoThông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); g) Tác động phóng xạ: là vùng có chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí vượt quá mức cho phép quy định tại QCVN6:2010/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ, ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ).

Nguồn: Khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 1776/QĐ-TTg về Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành