Hệ thống pháp luật

Vợ chồng ly hôn – mẹ làm hộ chiếu cho con có cần chồng đồng ý

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30939

Câu hỏi:

Kính thưa Luật sư, tôi xin trình bày cụ thể thế này ạ: Chồng tôi đứng đơn ly hôn với tôi năm 2014, trên quyết định ghi rõ giao con (sinh năm 2009) cho tôi nuôi và tự nguyện cấp dưỡng 3 triệu/ tháng. Nhưng từ thời điểm có quyết định ly hôn là 22/4/2014 đến nay anh ấy đã tách hộ khẩu, rời khỏi địa phương và đi đâu không rõ, suốt thời gian này anh chưa một lần thăm con và cấp dưỡng theo bản án. Ngày 20/8/2015, tôi đến phòng Quản lý xuất nhập cảnh (196 Nguyễn Thị Minh Khai, F6, Q3, Tp.HCM) làm hộ chiếu cho con gái tôi (6 tuổi) kèm chung hộ chiếu của tôi, Công an khu vực đã xác nhận theo quy định. Tuy nhiên, cán bộ phòng xuất nhập cảnh tiếp nhận yêu cầu tôi phải có chữ ký của ba cháu thì cháu mới được cấp hộ chiếu. Tôi đã trình bày là không thể bổ sung chữ ký cha cháu vì tôi không biết cha cháu ở đâu để mà yêu cầu và bộ phận tiếp nhận không hướng dẫn gì thêm chỉ một mực yêu cầu phải có chữ ký của cha nữa thì mới nhận. Kính thưa Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi, tôi cần phải làm gì để con tôi được cấp hộ chiếu mà không phải có chữ ký của ba cháu. Xin cảm ơn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 15 Nghị định 136/2007/NĐ-CP, Tiểu mục 1 Mục I Thông tư 27/2007/TT-BCA. Hồ sơ xin cấp hộ chiếu gồm:

*Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại các điểm a và c khoản 1 Điều này:

– 01 tờ khai theo mẫu quy định.

– 04 ảnh mới chụp, cỡ 4×6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.

* Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.

– Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4×6 cm.

– Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.

Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155    

*Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú.

Ngoài ra chị nên xuất trình cho phía cơ quan có thẩm quyền Quyết định ly hôn của Tòa án.

Nếu chị làm hộ chiếu cho con gái chị kèm theo hộ chiếu của chị với mục đích ra nước ngoài cư trú, sinh sống, định cư lâu dài trong trường hợp này chị vi phạm Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giao dục con sau khi ly hôn. Bởi vậy cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu phải có chữ ký của người chồng là hợp pháp. Do đó chị cần nói rõ mục đích chị xin hộ chiếu cho con để làm gì, nếu để ra nước ngoài định cư sinh sống thì bắt buộc phải có chữ ký người chồng thể hiện sự đồng ý trong trường hợp này.

Nếu chị chỉ ra nước ngoài với mục đích thăm gia đình, đi du lịch trong thời hạn nhất định không nhất thiết phải có chữ ký người chồng.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM