Ưu, nhược điểm của phương pháp tiếp cận chi phí
Ngày gửi: 04/08/2018 lúc 23:02:24
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Nhiều chuyên gia cho rằng tài sản trí tuệ đóng vai trò như thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Bằng việc xây dựng, phát triển và sở hữu các tài sản trí tuệ uy tín và vị thế của các doanh nghiệp luôn được củng cố và mở rộng; khả năng cạnh tranh, thị phần và doanh thu của doanh nghiệp được nâng cao.
– Biết được giá trị hình thành của tài sản sở hữu trí tuệ.
– Hướng tới đầu tư các tài sản sở hữu như thế nào cho hợp lý với số vốn kinh phí ban đầu.
2. Hạn chế của phương pháp tiếp cận theo chi phí.
Đến nay tài sản trí tuệ vẫn chưa được phát huy hết tiềm năng của mình, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là việc định giá loại tài sản này vẫn còn gặp một số bất cập. Đối với Việt Nam, hiện nay việc định giá về tài sản SHTT còn đang thiếu các quy định của pháp luật và thực tiễn. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp thường rất lúng túng khi định giá các tài sản, đôi khi việc định giá sai, thấp hơn so với giá trị thực tế đã đem lại những hậu quả đáng tiếc cho các doanh nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới, việc định giá sẽ được các doanh nghiệp quan tâm hơn.
Tài sản trí tuệ là dạng tài sản vô hình nên theo nhiều chuyên gia thì việc định giá là rất khó khăn, chưa có một công thức chuẩn để tính toán cho phù hợp và khó có thể tìm ra giá trị thật của một tài sản trí tuệ.
Thực tế, việc định giá tài sản trí tuệ lâu nay vẫn mang tính chất dân sự và kinh tế. Việc định giá mua bán một doanh nghiệp hay chuyển giao một công trình nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào sự thoả thuân của hai bên, tức là giá trị của tài sản trí tuệ được xác định bằng mức độ quan tâm của người mua và mức độ chấp nhận của người bán tại thời điểm chuyển nhượng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Nếu chỉ dựa vào phương pháp chi phí để xác định giá tài sản, xác định nguyên giá tài sản trí tuệ để đưa vào sổ sách kế toán cho mục đích khấu hao cũng như các mục đích góp vốn, mua, bán, giao khoán, cho thuê, Cổ phần hóa doanh nghiệp thì trong nhiều trường hợp không phản ánh hết giá trị của loại hình tài sản này.
Ngoài ra, nếu không có căn cứ về phát sinh chi phí đều không được phép ghi nhận vào sổ sách kế toán. Như vậy, còn rất nhiều tài sản trí tuệ khác thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận. Từ nguyên tắc về việc ghi chép kế toán cho thấy chỉ có những tài sản trí tuệ thực tế có chi phí phát sinh thì mới được xem xét để ghi nhận, nếu không có căn cứ về phát sinh chi phí đều không được phép ghi nhận vào sổ sách kế toán. Như vậy sẽ còn rất nhiều tài sản trí tuệ khác thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của DN nhưng chưa được ghi nhận.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691