Hệ thống pháp luật

Uống rượu gây tai nạn chết người có bị đi tù không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41430

Câu hỏi:

Anh tôi 22 tuổi đang học ngành y, anh ấy có lái xe khi trong người có rượu rồi đụng vào 1 nam thanh niên 16 tuổi đang chạy xe đạp, mới đầu đưa vào bệnh viện thì bác sĩ lắc đầu rồi gia đình chúng tôi có đưa tiền cho gia đình nạn nhân rồi chuyển nạn nhân lên bệnh viện cấp trên, chuyển đến bệnh viện thứ 3 nằm được vài ngày thì nạn nhân mất do bị chấn thương vùng đầu sau đó gia đình tôi có đưa cho gia đình nạn nhân tiền để làm tang cho nạn nhân, anh tôi hiện còn đang nằm viện máu tụ trong não không nhớ gì về vụ tai nạn, luật sư cho hỏi như vậy anh tôi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Có bị ngồi tù không? Bao nhiêu năm?  Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Luật giao thông đường bộ 2008; – Bộ luật hình sự 1999; – Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP; – Bộ luật dân sự. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật giao thông đường bộ 2008;

– Bộ luật hình sự 1999;

– Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP;

– Bộ luật dân sự.

2. Luật sư tư vấn:

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP của hội đồng thầm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự quy định như sau:

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Do bạn không cung cấp rõ thông tin anh trai bạn điều khiển phương tiện gì nên chúng tôi tư vấn theo hai hướng như sau:

– Trường hợp anh trai bạn điều khiển xe ô tô: Do người điều khiển xe ô tô không được phép có nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở nên anh trai bạn bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự.

– Trường hợp anh trai bạn điều khiển xe máy: mức phạt của anh trai bạn trong trường hợp này còn tùy thuộc vào nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở của anh ấy. Cụ thể:

) Nếu anh trai bạn gây tai nạn trong tình trạng có uống rượu bia nhưng nồng độ cồn không vượt quá mức quy định thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm theo quy định tại Khoản 1 Bộ luật hình sự 1999 (vì làm chết một người được coi là hậu quả nghiêm trọng).

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM