Hệ thống pháp luật

Tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động vay nợ có lãi suất của các tổ chức tín dụng. Quyền của khách hàng trong quan hệ vay nợ có lãi suất.

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: DN121

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi đang thực hiện việc vay vốn của một ngân hàng thương mại 12 triệu đồng với mức lãi suất 3,42%/tháng để đầu tư mở một quán café nhỏ. Tôi đã chậm trả lãi suất 33 ngày, nên ngân hàng đó đã liệt tôi vào danh sách khách hàng hạn chế cho vay. Vậy tôi có thể khởi kiện về mức lãi suất đó, cũng như việc đưa tôi vào danh sách hạn chế cho vay được hay không, bởi tôi thấy mức lãi suất đó khá là cao và việc liệt tôi vào danh sách hạn chế cho vay đã ảnh hưởng đến uy tín của tôi

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất, việc đầu tiên bạn phải xác định xem mức lãi suất đó có vượt quá giới hạn 150% mức lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước công bố hay chưa (Điều 476, Bộ luật Dân sự 2005). Như vậy, bạn phải chuyển đổi lãi suât vay hàng tháng sang lãi suất vay cả năm theo công thức

Lãi suất vay cả năm = (Số tiền vay hàng tháng Lãi suất vay theo tháng)^12 - 1

Theo đó, lãi suất vay cả năm của bạn là: 11,41% = [(1 3,42%)^12 -1]

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 1, Thông tư 76/2015/TT-BTC thì lãi suất cho vay để đầu tư là 8,55%/năm. Như vậy, lãi suất cho vay của ngân hàng đó không vượt qua 150% mức lãi suất cho vay cơ bản. Vì vậy, bạn không có căn cứ để khởi kiện tổ chức tín dụng đó ra Tòa án về mức lãi suất cho vay đối với bạn.

Thứ hai, bạn cho rằng, việc tổ chức tín dụng đó liệt tên bạn vào danh sách khách hàng hạn chế cho vay là một hành động xâm phạm đến uy tín của bạn. Như chúng ta đã biết, uy tín, danh dự của mỗi công dân đều được pháp luật bảo vệ theo nội dung được ghi nhận tại Điều 37, Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, hành động này của tổ chức tín dung được hiểu là một trong những hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của các tổ chức tín dụng để kiểm soát nợ xấu, cũng như quản lý hoạt động vay nợ của tổ chức, nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các tổ chức tín dụng nằm trong tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 130, Luật Các Tổ chức tín dụng 2010.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM