Hệ thống pháp luật

Tự chủ nhân sự trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam

Ngày gửi: 29/10/2020 lúc 02:04:50

Tên đầy đủ: Oanh
Số điện thoại: 0355084xxx
Email: oanhht.bcmxxx@gmail.com

Mã số: HTPL2556

Câu hỏi:

Em muốn hỏi một chút về thông tin tự chủ nhân sự trong hệ thông giáo dục Đại học ở VN ạ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 106/2020/NĐ-CP Về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ về nhân sự được quy định như sau:

1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc trên cơ sở định biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn số định biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định (đối với các đơn vị sự nghiệp công mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ 05 năm thì tính bình quân cả quá trình hoạt động).

2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc được xác định trên cơ sở định biên bình quân các năm trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Tuy nhiên, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP Về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực ngày 15/11/2020 đã bãi bỏ các nội dung quy định về tự chủ nhân sự quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.

Trong đó, có nội dung đáng chú ý về tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong Đơn vị sự nghiệp công lập. Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại theo 02 tiêu chí sau đây:

1. Phân loại theo khối lượng công việc

a) Vị trí việc làm do một người đảm nhận.

b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận.

c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

2. Phân loại theo tính chất, nội dung công việc

a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

b) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

c) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập).

d) Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo thêm Nghị định 106/2020/NĐ-CP Về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2020.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn