Hệ thống pháp luật

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bảo mẫu đánh đập trẻ em

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41365

Câu hỏi:

Luật sư cho cháu hỏi, con cháu hiện nay mới được 3 tuổi. Cháu cho con đi nhà trẻ, về nhà thấy con hay quấy khóc lại có một số vết bầm, tím trên người. Hôm trước cháu gặp mấy bà mẹ cũng có con ở đó con của họ cũng có tình trạng tương tự. Chúng cháu đã lên nhà trẻ yêu cầu cho xem camera thấy cô giáo của các con thường xuyên có hành vi đánh, tát, đe dọa, chửi bới các cháu. Cháu đã yêu cầu cơ quan công an bảo vệ quyền lợi của chúng cháu. Vậy thưa, hành vi như vậy có bị sao không ạ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 110, Bộ luật hình sự về tội hành hạ người khác đã có những quy định cụ thể như sau:

“1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

b) Đối với nhiều người”.

Tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc.

Trước tiên ta sẽ xem xét cấu thành của tội phạm này:

_ Khách thể của tội phạm: hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Khách thể bị tội này xam phạm là quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc.

_ Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc vào người phạm tội. hành vi đối xử tàn ác là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nán, áp bức về tinh thần như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm,…

_ Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải là người mà nạn nhân bị lệ thuộc như thầy giáo đối với học sinh, thủ trưởng đối với nhân viên…

_ Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Xem xét đối với trường hợp những bảo mẫu của con bạn hành vi của họ đã đáp ứng được những cấu thành của tội phạm tại Điều 110, Bộ luật hình sự. Ngoài ra, đối tượng mà họ thực hiện hành vi là trẻ em. Với hành vi này họ sẽ bị khởi tố hình sự theo quy định tại khoản 2, Điều 110.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM