Hệ thống pháp luật

Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự cho trẻ em

Ngày gửi: 30/08/2018 lúc 10:33:36

Mã số: HTPL15127

Câu hỏi:

Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm,danh dự được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm,danh dự là quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng được Hiến pháp 2013 ghi nhận tại điều 20 :

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Tại Điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể hoá quyền này như sau: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Điều 18 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan hữu quan và toàn xã hội đối với việc đảm bảo tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em đó là:

“- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông tin cho cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, công chức chuyên trách theo dõi về Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã khi phát hiện các nguy cơ, hành vi ngược đãi, xâm hại tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự trẻ em.

– Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp, công chức chuyên trách theo dõi về Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xác minh các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các nguy cơ, hành vi ngược đãi, xâm hại tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự trẻ em.

– Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan cùng cấp có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa ngược đãi, xâm hại, bạo lực, trừng phạt trẻ em cho cha, mẹ, người giám hộ, công chức chuyên trách theo dõi về Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã, giáo viên trong các cơ sở giáo dục và trẻ em”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Như vậy đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thiết phải hoàn thành trách nhiệm của mình để đảm bảo danh dự, nhân phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Bên cạnh đó, gia đình là yếu tố không thể thiếu để quyền trẻ em được thực thi, theo luật định Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM