Hệ thống pháp luật

Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS năm 2015

Ngày gửi: 20/05/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42138

Câu hỏi:

Xem thêm: Luật sư tư vấn nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã Ngày 14/05/2014, chồng em có tham gia vụ biểu tình ở khu chế xuất Linh Trung và bị bắt vì tội chống người thi hành công vụ (ném đá và xăng vào công an, khi đó chồng em đang trong tình trạng say xỉn). Luật sư cho em hỏi, chồng em có phạm tội gì không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy dấu hiệu nhận biết hành vi chống người thi hành công vụ đó là: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Với trường hợp của chồng bạn khi công an đang thi hành công vụ để đảm bảo trật tự an ninh khi xảy ra biểu tình ở khu chế xuất Linh Trung mà chồng bạn có hành vi ném đá và xăng vào công an có thể bị coi đó là hành vi dùng vũ lưc.

Bạn có nêu hành vi đó của chồng bạn được thực hiện khi bị say rượu. Bộ luật hình sự quy định tại Điều 14 về trách nhiệm hình sự trong trường hợp dùng rượu như sau:

Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Kết luận: Đối chiếu với các quy định trên nếu chồng bạn có dấu hiệu đầy đủ để cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Cấu thành tội chống người thi hành công vụ

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung. Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ.

1.Khách thể

-Sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

2.Hành vi

-Người phạm tội có hành vi chống người thi hành công vụ như dùng vũ lực, dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể người thi hành công vụ cản trở hoạt động bình thường của họ biểu hiện như: đánh, chém, trói..người thi hành công vụ vì lợi ích chung.

-Đe dọa dùng vũ lực, đe dọa dùng sức mạnh vật chất tác động vào tinh thần, tâm lý người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động bình thường của họ biểu hiện: dọa giết, dạo chém..

-Thủ đoạn khác: khống chế về mặt tinh thần

3.Lưu ý

-Trong thực tế, người thi hành công vụ có hành vi bắt giữ, ngăn cản người vi phạm mà người đó có một số biểu hiện nhưng không được coi là chống người thi hành công vụ như: bắt giữ người vi phạm, người vi phạm vùng vằng chạy. Đó chỉ là phản xạ tâm lý không được coi là chống người thi hành công vụ.

-Tội phạm được coi là hoàn thành khi có một trong các hành vi sau:

Dùng vũ lực nhưng chưa gây chết người

Thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người thi hành công vụ

-Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường

4.Lỗi

– Lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích

Cản trở người thi hành công vụ

Ép buộc người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật

Ví dụ: A là tội phạm, bị công an bắt giữ. Vì không muốn bị bắt nên A đã dùng dao nhọn đâm vào ngực của người công an bắt giữ hòng chạy trốn. Như vậy A phạm vào tội chống người thi hành công vụ.

5. Hình phạt của tội

Căn cứ theo Bộ luật hình sự thì:

“Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

4. Bất cập khi áp dụng pháp luật đối với hành vi chống người thi hành công vụ

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên phạm vi toàn quốc có nhiều diễn biến phức tạp. Chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật hình sự và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong các văn bản này chưa quy định thật rõ ranh giới xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, nên trong thực tiễn nhận thức và áp dụng nhiều khi chưa thống nhất và thiếu chính xác.

Theo Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Bên cạnh đó tại Nghị định 167/2013 NĐ – CP Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Hình thức xử phạt bổsung:

Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.”

Như vậy, ranh giới để xác định người có hành vi vi phạm khi nào sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, khi nào thì bị xử phạt hành chính. Các quy định không rõ ràng về mức độ cũng như yếu tố xác định cụ thể. Chính việc không phân định được khiến cho các cơ quan điều tra khi áp dụng thực hiện cũng không rõ ràng, xét xử oan cho những trường hợp vi phạm tội chống người thi hành công vụ. Nếu xem xét dưới góc độ hình sự thì phải chứng minh được hành vi đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng khi giải quyết rất ít cơ quan có thẩm quyền áp dụng để phân định một các rõ ràng.

5. Thực tiễn hành vi chống người thi hành công vụ

Người thi hành công vụ là những người được giao trách nhiệm để tiến hành một công vụ nhất định nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của nhà nước, duy trì trật tự, sự ổn định của xã hội. Thực tiễn hiện nay diễn ra hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra hết sức phổ biến. Trong các văn bản pháp luật nước ta về trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ nên trong thực tiễn thực hiện còn hạn chế và chưa đảm bảo quyền lợi ích cho người bị hại.

      Theo Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

          Với quy định trong BLHS, nhưng trong các văn bản chưa thấy có hướng dẫn như :thế nào là  “ gây hậu quả nghiệm trọng”, “ lôi kéo người khác”?.Vì vậy khi áp dụng vào luật sẽ gây khó khăn. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 257 trên  thực sự chưa phân biệt được rõ ràng với các tội có dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong luật. Vấn đề thứ hai được đề cập đến trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu “chống người thi hành công vụ” đó là sẽ có những trường hợp bị nhầm lẫn trong việc định tội danh cho các hành vi phạm tội. Sự gia tăng của các vụ chống người thi hành công vụ có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là các quy định về xử lý hành chính đối với các hành vi chống người thi hành công vụ còn thiếu, khung hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

     Ví dụ như thông tin mới nhất: vào lúc 11 giờ ngày 21-4-2015 nhận được tin báo của quần chúng nhân dân tại khu vực phố Thành Mai, phường Quảng Thành xảy ra vụ đánh nhau giữa 2 nhóm thanh niên, Công an phường Quảng Thành đã phân công 2 cán bộ, chiến sĩ là thiếu úy Lương Xuân Thắng và thượng sĩ Nguyễn Đức Thành đến để giải quyết vụ việc.Trong khi đang lập biên bản vụ việc, bất ngờ 2 chiến sĩ công an bị một số đối tượng côn đồ dùng dao, búa tấn công khiến thiếu úy Thắng bị thương nặng vùng đầu, tay và chân bị chém; còn thượng sĩ Thành bị chém một nhát vào tay.

Với thực tế như vậy, pháp luật cần có các biện pháp nghiêm khắc hơn nữa để xử lí hành vi chống người thi hành công vụ như trên. Để đảm bảo, an toàn cũng như người đang thi hành công vụ thực hiện tốt công việc được giao.

        Tuy nhiên, trong thực tiễn, các vụ chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, chỉ những vụ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người thi hành công vụ mới bị xử lý bằng hình sự, còn các vụ gây hậu quả ít nghiêm trọng thường chỉ xử lý bằng biện pháp hành chính.

         Bên cạnh đó, quy định về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và các quy định về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong phòng vệ, tự vệ và trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, trong phòng, chống các hành vi chống người thi hành công vụ nói riêng chưa đầy đủ, còn chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn đã hạn chế đến khả năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật của các lực lượng chức năng. Thực tế cho thấy, khi thực hiện hành vi tự vệ, ngăn chặn trốn chạy hay ngăn chặn hành động chống người thi hành công vụ, có một số trường hợp lực lượng thi hành công vụ đã gây thương tích ở những mức độ khác nhau cho người vi phạm; sau những sự việc như vậy, có trường hợp người bị thương tích ăn vạ, không hợp tác, thậm chí vu khống hoặc tiếp tục có lời lẽ xúc phạm nặng nề hơn, còn người thi hành công vụ thường bị khiển trách hoặc bị kỷ luật; trong khi đó, có cơ quan báo chí tuyên truyền lại đưa tin thiếu khách quan hoặc không đầy đủ gây bức xúc dư luận; mặt khác, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực này chưa được tốt, nhận thức pháp luật của một bộ phận quần chúng còn hạn chế…; từ đó, đã dẫn đến tâm lý chán nản, né tránh trong một số cán bộ thi hành công vụ và sự lấn lướt tỏ thái độ coi thường pháp luật từ phía những người chống đối. 

   Vì vậy, pháp luật cần có chế tài nghiêm khắc và các quy định pháp luật rõ ràng hơn để xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM