Hệ thống pháp luật

Tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có có bị xử lý hình sự không?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41151

Câu hỏi:

Anh này là hàng xóm của nhà tôi, nhà tôi làm cầm đồ. Hôm trước anh này mang đến cầm cố tài sản ở nhà tôi một chiếc xe máy Honda, tôi có hỏi giấy tờ nhưng người ta nói đánh mất. Do tin tưởng là hàng xóm nên tôi cũng chấp nhận cầm cố cho anh này. Nhưng mấy hôm sau công an yêu cầu tôi lên lấy lời khai về tội mất trộm tài sản mà tài sản bị trộm là tài sản trộm cắp. Họ nói tôi tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có. Liệu tôi có sao không ạ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 250, Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã quy định như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d) Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

tại Khoản 2 và Khoản 10 Điểm 2 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT- BCA- BQP- BTP-NHNNVN-VKSNDTC- TANDTC, Thông tư hướng dẫn áp dụng quy định của bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền đã có quy định như sau:

"Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó".

Như vậy, theo quy định của pháp luật này có thể thấy người chứa chấp tài sản do phạm tội mà có phải xác định trường hợp người này phải biết rõ tài sản này là tài sản trộm cắp nhưng bản thân bạn hoàn toàn không hề biết. Do đó bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi quy định của Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, do bạn là bên thứ 3 không ngay tình bởi đây là tài sản bắt buộc phải có giấy tờ theo quy định của Bộ luật dân sự cho nên bên bị thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn trả trả lại tài sản trộm cắp đó.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM