Hệ thống pháp luật

Thương binh 31% thì được mức hỗ trợ như thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32923

Câu hỏi:

xin chào Luật sư. Bố em là thương binh 31%. Đã được nhận tiền hỗ trợ gần 20 năm. Em thấy mỗi nơi trả một mức khác nhau. Cho em hỏi trường hợp của bố em bây giờ hàng tháng sẽ được bao nhiêu ạ.Em xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định về người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

Bảo hiểm y tế;

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;

Tại khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 quy định về thương binh như sau:

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

Làm nghĩa vụ quốc tế;

Đấu tranh chống tội phạm;

Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

Tại khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 quy định về các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:

Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh về người có công với cách mạng; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

Chế độ của thân nhân khi thương binh chết

Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh về người có công với cách mạng.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Căn cứ vào phục lục II ban hành kèm theo Nghị định 20/2015/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng thì mức hưởng đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 31% là 1.310.000 đồng.

Như vậy, đối với trường hợp là thương binh tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 31% thì mức hưởng trợ cấp hàng tháng là 1.310.000 đồng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM