Thực trạng pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
Ngày gửi: 19/08/2018 lúc 23:02:24
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, BLDS 2005 ra đời là nền tảng cơ bản nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo các quy tắc chung, mà quan hệ hợp đồng là một trong số đó, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc như: Về TNBTTH, BLDS quy định có bốn căn cứ để xác địn TNBTTH là có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Nhưng Luật thương mại 2005 lại không quy định yếu tố lỗi là một căn cứ phát sinh TNBTTH. Về căn cứ loại trừ TNDS do vi phạm hợp đồng cũng tồn tại một vài điểm chưa thống nhất.
Thứ hai, là vấn đề về hiệu lực của hợp đồng do Tòa án tuyên. Việc Tòa án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu hay có hiệu lực vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải thật chính xác, mới có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, song trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp Tòa án đưa ra những phát xét chưa chính xác về hiệu lực của hợp đồng.
Thứ ba, quy định về lãi suất và lãi suất nợ quá hạn: Cách tính lãi suất của BLDS năm 2005 so với năm 1995 chưa thực sự phù hợp với các quy định của Ngân hàng về lãi suất, đẫn đến việc nhiều Tòa án còn lung túng trong việc áp dụng cách tính lãi suất đối với các hợp đồng vay tài sản, tín dụng…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Thứ tư, trên thục tế, không chỉ xảy ra hiện tượng Tòa án áp dụng pháp luật chưa thực sự chính xác dẫn đến không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, mà trong nhiều trường hợp, do sự kém hiểu biết về pháp luật hay sự chủ quan của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng, chính họ đã tự đặt mình vào tình thế bất lợi trước đối phương. Đối với các loại hợp đồng pháp luật yeu càu công chứng, chứng thực chuyển quyền sở hữu, chẳng hạn như các hợp đồng mua bán chuyển nhượng bất động sản. Nhiều khi giá cả tăng cao, bên bán không muốn bán nên không tiếp tục hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu và yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng. Trường hợp này, Toà án sẽ hủy hợp đồng và giải quyết hạu quả của hợp đồng vô hiệu, chính vì vậy gây ra nhiều thiệt thòi cho bên mua khi họ không hề vi phạm hợp đồng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691