Hệ thống pháp luật

Thực hiện quyền của chủ sở hữu

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: DS406

Câu hỏi:

Cha tôi chết không để lại di chúc. Mẹ tôi đã làm sổ hồng đứng tên chủ sở hữu nhà, sau đó mẹ tự ý làm thủ tục mua bán, thế chấp... Anh chị em tôi muốn ngăn chặn việc mẹ tôi mua bán nhà thì phải làm thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Điều 165 Bộ luật dân sự quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Ðiều 169 Bộ luật dân sự cũng có quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu như sau:
- Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
- Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
- Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà (được ghi tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà) nên mẹ bạn có toàn quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với ngôi nhà đó, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Các anh chị em bạn không có quyền ngăn chặn mẹ bạn thực hiện quyền của chủ sở hữu đã được Nhà nước công nhận.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM