Hệ thống pháp luật

Thủ tục tách khẩu

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: HTHK27

Câu hỏi:

Tôi đã lập gia đình và có cháu hơn 2 tuổi, hiện tại tôi đang sống cùng bố mẹ tôi ở Hậu Giang. Bố mẹ tôi đã có hộ khẩu nhưng đất hiện tại nhà tôi đang sinh sống không phải do bố hay mẹ tôi đứng chủ. Vậy tôi muốn tách khẩu ra khỏi bố mẹ tôi có được không? (vợ chồng tôi chưa có đất và nhà riêng).

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thủ tục tách sổ hộ khẩu được quy định rõ tại điều 27 luật cư trú, cụ thể như sau:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Theo đó, thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục này chỉ yêu cầu có ý kiến đồng ý là chủ hộ – ở đây là bố bạn hoặc mẹ bạn là người đứng tên trên sổ hộ khẩu chứ không buộc phải có sự đồng ý của chủ sở hữu nhà đó. Bên cạnh đó mặc dù nhà không thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn, nhưng để được đăng ký thường trú hợp pháp và được cấp sổ hộ khẩu thì ngôi nhà đó phải là nơi ở hợp pháp của bố mẹ bạn (có thể do thuê, mượn, ở nhờ,…) do đó vợ chồng bạn hoàn toàn đủ điều kiện được tách hộ khẩu theo điểm a khoản 1 điều 27 luật này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM