Hệ thống pháp luật

Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Ngày gửi: 08/09/2018 lúc 10:33:36

Mã số: HTPL15136

Câu hỏi:

Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Đơn đăng ký bảo hộ bao gồm những nội dung gì?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Việc đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng đang được đặt ra, khi mà vấn đề xác lập quyền sở hữu trí tuệ được đặt ra ngày càng phổ biến. Để tiến hành đăng ký quyền đối với giống cây trồng phải được tiến hành theo trình tự nhất định. Theo quy định tại
Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định cụ thể như sau:

1. Đơn đăng ký

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng k‎ý, nếu người đăng k‎ý là người được chuyển giao quyền đăng ký;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Cách thức nộp đơn

Đối với chủ thể tiến hành đăng ký bảo hộ giống cây trồng khác nhau thì cách thức nộp đơn được pháp luật quy định cũng khác nhau:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

3. Thời hạn đăng ký

– Thời gian thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;

– Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng: 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;

– Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật: 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

– Cơ quan bảo hộ (Cục Trồng trọt) tiếp nhận.          

5. Hiệu lực của bằng bảo hộ

Trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.

Trên đây là những quy định cơ bản nhất về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền đối với giống cây trồng. Thủ tục đã được thu gọn đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM