Hệ thống pháp luật

Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014

Ngày gửi: 07/11/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42364

Câu hỏi:

Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014. Hồ sơ xin chấm dứt đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2021.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Dự án đầu tư là một trong nhưng hình thức đầu tư được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm, Bởi lẽ đây là một trong những hình thức đầu tư siêu lợi nhuận. Tuy nhiên những thủ tục liên quan đến dự án đầu tư lại không hề dễ dàng thực hiện. Một trong số đó phải kể đến thủ tục chấm dứt dự án đầu tư theo quy định Luật Đầu tư năm 2014. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc về vấn đề này.

1. Quy định pháp luật về việc chấm dứt dự án đầu tư 

Luật đầu tư 2014 quy định về việc chấm dứt dự án đầu tư, các trường hợp mà dự án đầu tư bị chấm dứt sau đây:

Nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư

Dự án đầu tư chấm dứt do các điều kiện chấm dứt hoạt động đã được quy định trong hợp đồng, Điều lệ doanh nghiệp

Dự án đầu tư chấm dứt do hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Theo Điều 43 Luật Đầu tư 2014, thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm; ngoài khu kinh tế không quá 50 năm, tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi chậm thì thơi hạn dài hơn không quá 70 năm. Trường hợp dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao thì gian thời gian chậm bàn giao do Nhà nước thì không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

Điều 43 Luật đầu tư năm 2014

1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.

3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Dự án đầu tư bị ngừng dự án đầu tư theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc thủ tướng chính phủ theo quy định của khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư 2014 mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoat động

Điều 47 Luật Đầu tư năm 2014 quy định về tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư

1. Nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;

b) Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;

c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;

d) Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài;

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;

 Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư 2014;

a) Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ;

b) Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án;

c) Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động;

d) Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.

3. Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.

Dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

2. Quy định pháp luật về thủ tục chấm dứt dự án đầu tư 

 Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư theo quy định pháp luật

– Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thì nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt dự án đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày từ ngày quyết định kèm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)

– Trường hợp chấm dứt do hết hạn hoạt động hoặc theo điều kiện trong hợp đồng hay điều kệ doanh nghiệp thì nhà đầu tư thông báo và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời gian 15 ngày kể từ ngày chấm dứt cùng với bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư

– Trường hợp chấm dứt hoạt động tự án đầu tư trong các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đồng thời thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có). Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.

Điều 48 Luật đầu tư năm 2014

Xử lý các dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ

1. Dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

d) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

đ) Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;

g) Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;

h) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

2. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.

– Dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư ( đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ) hoặc Giấy phép đầu tư thì khi chấm dứt hoạt động của dự án ,không bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và nội dung đăng ký kinh doanh vẫn tiếp tục có hiệu lực

– Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đồng thời là chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế thì dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo các trường hợp nêu trên và thực hiện chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế theo pháp luật liên quan

3. Thanh lý dự án đầu tư theo quy định pháp luật

– Việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản

– Dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai

– Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.

Tại Điều 48 Luật Đầu tư năm 2014 việc thanh lý dự án đầu tư được quy định tại khoản 3,4 như sau:

3. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.

4. Trừ trường hợp được gia hạn, dự án đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất và nhà đầu tư không tự thanh lý tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đất, cơ quan ra quyết định thu hồi đất tổ chức thanh lý tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, ta có thể thấy rằng việc thanh lý dự án đầu tư đã được quy định rất rõ ràng và chi tiết về hình thức cũng như về trình tự. Trong một số trường hợp nhất định phải dẫn đến việc thanh lý như bị Nhà nước thu hồi đất việc xử lý thủ tục thanh lý cũng được nêu rõ và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng quy định pháp luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM