Hệ thống pháp luật

Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm dân sự

Ngày gửi: 13/09/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15295

Câu hỏi:

Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm làm những gì? Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định từ Điều 213 đến Điều 216 Bộ luật tố tụng dân sự.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định từ Điều 213 đến Điều 216 Bộ luật tố tụng dân sự 2011, bao gồm:

Khai mạc phiên tòa là thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện trước khi hội đồng xét xử tiến hành xét xử. Theo quy định tại Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự, việc khai mạc phiên tòa được thực hiện như sau:

 “ 1. Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

   2. Thư ký Toà án báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt.

3. Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và kiểm tra căn cước của đương sự.

4. Chủ toạ phiên toà phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.

5. Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

6. Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tham gia tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.”

Việc chủ tọa phiên tòa giới thiệu về họ tên của những người tiến hành tố tụng nhằm để đương sự, người tham gia tố tụng thực hiện việc yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự nhằm bảo đảm việc xét xử phải được thực hiện bởi một hội đồng xét xử hợp pháp và kết quả xét xử phải khách quan, vô tư. Theo quy định tại Điều 214, 216 Bộ luật tố tụng dân sự 2011, trong trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tham gia tố tụng khác, người giám định, người phiên dịch thì hội đồng xét xử phải xem xét, nghe ý kiến của người bị thay đổi tại phiên tòa trước khi quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trường hợp không chấp nhận thì hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Trong trường hợp phải thay đổi người tham gia tố tụng khác, người giám định, người phiên dịch mà không có người thay thế ngay thì hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

Theo quy định tại Điều 215 Bộ luật tố tụng dân sự, khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà thuộc trường hợp tòa án buộc phải hoãn phiên tòa thì hội đồng xét xử phải xem xét quyết định hoãn phiên tòa. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp tòa án phải hoãn phiên tòa (như vắng mặt người làm chứng, người giám định, người phiên dịch) thì chủ tọa phiên tòa hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì hội đồng xét xử xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do. Quyết định hoãn phiên tòa phải được hội đồng xét xử thảo luận, thông qua theo đa số tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.

Như vậy, các quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa của Bộ luật tố tụng dân sự rất chi tiết và cụ thể. Với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục bắt đầu phiên tòa thì vai trò của Thẩm phán- chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Tất cả các hoạt động của Thẩm phán tại thủ tục này nhằm đảm bảo cho việc quản lý vụ án của Tòa án được chặt chẽ, đảm bảo cho việc xét xử được đúng đối tượng, đúng thủ tục tố tụng và những người tham gia tố tụng được biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM