Hệ thống pháp luật

Mục 3 Chương 2 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng

Mục III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ

Điều 16. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng trở thành người lái xe quân sự có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Điều 17. Yêu cầu đào tạo

1. Về chính trị đạo đức:

a) Phẩm chất chính trị tốt, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội;

b) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, có tinh thần đoàn kết tốt, yêu ngành, yêu nghề. Nắm vững và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người lái xe trong Quân đội.

2. Về quân sự, giáo dục thể chất:

a) Thực hiện tốt Điều lệnh quản lý bộ đội, Điều lệnh đội ngũ, có tác phong chính quy;

b) Có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

3. Về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật:

a) Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe mô tô, ô tô thông dụng và một số quy định, chế độ trong Điều lệ Công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam;

b) Nắm chắc nội dung, quy trình và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên, nắm được một số nội dung bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng xe mới, niêm cất xe quân sự;

c) Nắm vững và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;

d) Xử lý được một số tình huống trong hành quân, trú quân.

4. Về kỹ năng thực hành:

a) Điều khiển được các loại xe quy định trong Giấy phép lái xe quân sự trên mọi điều kiện giao thông khác nhau bảo đảm an toàn và hiệu quả; lái xe an toàn trên địa hình quân sự, kỹ năng thực hành cứu kéo trong các tình huống chiến đấu; thực hiện công việc ngụy trang bảo vệ xe - máy;

b) Thành thạo bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng thông thường của các loại xe thông dụng. Thực hiện được một số nội dung bảo dưỡng định kỳ và các loại bảo dưỡng khác theo quy định.

Điều 18. Tổ chức, hình thức đào tạo

1. Đào tạo lái xe hạng A1, A2: Do cơ quan xe - máy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tại các đơn vị hoặc tại các cơ sở đào tạo lái xe thuộc cấp mình quản lý.

2. Đào tạo lái xe các hạng A3, B2, C, D, E, F: Được tổ chức đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo lái xe quân sự.

3. Đào tạo lái xe hạng D, E, F: Tổ chức đào tạo theo hình thức nâng hạng.

Điều 19. Chương trình khung đào tạo lái xe mô tô các hạng

1. Thời gian đào tạo:

a) Hạng A1: 48 giờ;

b) Hạng A2: 78 giờ;

c) Hạng A3: 186 giờ.

2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Hạng GPLX

A1

A2

A3

1

Cấu tạo mô tô

Giờ

-

-

18

2

Bảo dưỡng, sửa chữa

Giờ

-

-

18

3

Sử dụng xe và nghiệp vụ

Giờ

-

-

06

4

Pháp luật về giao thông đường bộ

Giờ

24

24

42

5

Kỹ thuật lái xe

Giờ

12

42

90

- Số giờ học thực hành lái xe/học viên

Giờ

-

-

18

- Số km thực hành lái xe/ học viên

Km

-

-

270

6

Ôn và sát hạch lái xe quân sự

Giờ/khóa

12

12

12

Tổng cộng

Giờ

48

78

186

Điều 20. Chương trình khung đào tạo lái xe ô tô hạng B2, C

1. Thời gian đào tạo:

a) Hạng B2: 370 giờ;

b) Hạng C: 615 giờ.

2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:

TT

Nội dung

ĐVT

Hạng B2

Hạng C

LT

TH

LT

TH

1

Khoa học xã hội và nhân văn

Giờ

53

53

-

2

Quân sự, giáo dục thể chất

Giờ

24

04

20

3

Cấu tạo ô tô

Giờ

30

24

06

72

54

18

4

Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô

Giờ

36

06

30

78

18

60

5

Sử dụng xe và nghiệp vụ

Giờ

12

12

-

24

22

02

6

Pháp luật về giao thông đường bộ

Giờ

88

70

18

88

70

18

7

Kỹ thuật lái xe

Giờ

180

16

164

240

12

228

- Số giờ thực hành lái xe 01 học viên

Giờ

45

04

41

80

04

76

- Số học viên/01 xe tập lái

HV

08

06

- Số học viên/01 bán đội

HV

04

03

- Số km thực hành lái xe/01 học viên

Km

800

800

1200

1200

Tổng cộng

Giờ

346

128

218

579

233

346

8

Ôn và thi tốt nghiệp nghề

Giờ

12

18

9

Ôn và sát hạch lái xe

Giờ

12

18

Tổng cộng

Giờ

370

615

10

Số ngày thực học/khóa

Ngày

71

103

11

Thời gian cho các hoạt động khác

Ngày

30

50

12

Thời gian toàn khóa học

Ngày

101

153

Điều 21. Chương trình khung đào tạo nâng hạng

1. Thời gian đào tạo:

a) Nâng hạng B2 lên C, C lên D, D lên E: 167 giờ;

b) Nâng hạng B2 lên D, C lên E: 246 giờ;

c) Nâng từ hạng C lên hạng Fc: 202 giờ;

d) Nâng hạng C lên Fx: 251 giờ.

2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:

TT

Nội dung

ĐVT

Nâng hạng

B2 lên C; C lên D; D lên E

B2 lên D; C lên E

Nâng hạng Fc

Nâng hạng Fx

1

Khoa học xã hội và nhân văn

Giờ

12

12

12

12

2

Pháp luật về giao thông đường bộ

Giờ

36

36

36

36

3

Cấu tạo xe

Giờ

09

12

18

30

4

Sử dụng xe và nghiệp vụ vận tải

Giờ

09

12

6

12

5

Bảo dưỡng sửa chữa

Giờ

12

18

24

30

6

Kỹ thuật lái xe

Giờ

65

120

70

95

- Số giờ thực hành lái xe/01 học viên

Giờ

13

24

14

19

- Số km thực hành lái xe/01 học viên

Km

260

480

280

-

- Số học viên/01 xe tập lái

HV

10

10

10

10

- Số học viên/01 bán đội

HV

05

05

05

05

7

Ôn và thi tốt nghiệp nghề

Giờ

12

18

18

18

8

Ôn và sát hạch lái xe

Giờ

12

18

18

18

9

Số ngày thực học/01 khóa học

Ngày

28

41

34

42

10

Các hoạt động khác

Ngày

14

18

16

20

11

Thời gian toàn khóa học

Ngày

42

59

50

62

Tổng cộng

Giờ

167

246

202

251

Điều 22. Chương trình huấn luyện chuyển loại Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự

TT

Nội dung

ĐVT

Thời gian

Hạng B2

Hạng C, D, E, F

Cộng

LT

TH

Cộng

LT

TH

1

Khoa học xã hội và nhân văn

Giờ

06

06

12

12

2

Cấu tạo ô tô

Giờ

06

06

12

12

3

Bảo dưỡng - sửa chữa

Giờ

12

02

10

18

02

16

4

Sử dụng xe và nghiệp vụ

Giờ

06

05

01

06

05

1

5

Pháp luật về giao thông đường bộ

Giờ

06

04

02

12

06

06

6

Kỹ thuật lái xe trên địa hình quân sự

Giờ

12

02

10

30

02

28

7

Ôn, kiểm tra

Giờ

06

02

04

06

02

04

8

Số ngày thực học/khóa học

Ngày

10

16

9

Các hoạt động khác

Ngày

5

08

10

Thời gian toàn khóa học

Ngày

15

24

Điều 23. Kiểm tra công tác đào tạo lái xe

1. Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất công tác đào tạo lái xe.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo

b) Kiểm tra chất lượng, điều kiện an toàn phương tiện xe - máy dạy lái xe; sân bãi tập lái xe; hệ thống tài liệu, giáo trình, giáo án, bài giảng; công tác bảo đảm cho đào tạo lái xe;

c) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định theo Điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam; hướng dẫn của các cơ quan nghiệp vụ cấp trên;

d) Kiểm tra hồ sơ, lưu trữ hồ sơ đào tạo lái xe;

đ) Kiểm tra chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên dạy lái xe, công tác quản lý, rèn luyện học viên.

3. Thành phần đoàn kiểm tra:

Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác đào tạo lái xe quân sự, thành phần gồm:

a) Trưởng đoàn: Thủ trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật hoặc Thủ trưởng cơ quan Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật được ủy quyền;

b) Các thành viên là Thủ trưởng, trợ lý cơ quan Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Thủ trưởng, trợ lý huấn luyện cơ quan xe - máy các đơn vị có cơ sở đào tạo.

3. Đoàn kiểm tra thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho cơ sở đào tạo và cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe.

Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng

  • Số hiệu: 170/2021/TT-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 23/12/2021
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Lê Huy Vịnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/02/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH