Hệ thống pháp luật

Thỏa thuận thương mại là gì?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: HTPL20065

Câu hỏi:

Thỏa thuận trọng tài là gì? thỏa thuận trọng tài có đặc điểm gì? Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin giải đáp thắc mắc cho quý khách.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

* Khái niệm của thỏa thuận trọng tài:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LTTTM: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữ các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Thỏa thuận trọng tài là yếu tố tiên quyết để hình thành việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.Bản chất của sự thỏa thuận ở đây thể hiện sự thống nhất ý chí, tự nguyện và đồng thuận của các bên tham gia tranh chấp cùng nhau đưa tranh chấp ra giải quyết tại một tổ chức trọng tài nhất định. Thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu nếu chỉ là ý chí chủ quan của một bên hay là do sự áp đặt, không tự nguyện của một bên.

* Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài:

– Thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ý chí của các bên có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp. Theo đó các bên cam kết và đồng thuận với nhau về việc sử dụng phương thức trọng tài để giải quyết khi có tranh chấp  xảy ra, đồng thời thỏa thuận cụ thể về cách thức, trình tự giải quyết và các vấn đề khác có liên quan.

– Thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hình thức văn bản. Điều 16  LTTTM đã ghi nhận cụ thể hơn về hình thức của thỏa thuận trọng tài so với PLTTTM. Thỏa thuận trọng tài bằng văn bản chỉ cần thể hiện ý chí của hai bên là thỏa thuận đó được chấp nhận, kể cả thông qua những phương tiện điện tử.

– Nội dung của các bên liên quan khi cần giải quyết những tranh chấp, bất đồng phát sinh hay liên quan của thỏa thuận trọng tài chính là việc xác định cách thức, trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm đến hợp đồng chính. Pháp luật quy định một số điều khoản mang tính cơ bản trong một thỏa thuận trọng tài như: lựa chọn hình thức trọng tài; ; lựa chọn tổ chức trọng tài; lựa chọn ngôn ngữ, luật áp dụng…ngoài ra, tùy vào lợi ích của các bên có thể thỏa thuận một số điều khoản khác nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp diễn ra sau này. Một thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý khi đáp ứng được những yêu càu của pháp luật về mặt nội dung. Phải đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, xác dịnh thẩm quyền của một Hội đồng trọng tài cụ thể giải quyết tranh chấp và quy tắc tố tụng nhất định.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155    

– Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với hợp đồng, trong cả trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản hợp đồng. LTTTM cũng đã ghi nhận sự độc lập của thỏa thuận trọng tài, cụ thể “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng.Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”.Như vậy, dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM