Hệ thống pháp luật

Thế nào là đình công hợp pháp?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37113

Câu hỏi:

Mong luật sư có thể tư vấn cho em tình huống như này này với. Ngày 20/06 tập thể lao động đến công ty làm việc và nhận được thông báo về việc cắt tiền ăn giữa ca và tiền lương. Không đồng ý một số lao động không vào làm việc một số tập trung trước cồng công ty phản đổi, số lao động khác bỏ về, số lao động khác lên gặp ban lãnh đạo yêu cầu rút lại thông báo. Luật sư có thể giải đáp cho em biết sự ngừng việc của lao động như thế có được gọi là đình công không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012

2. Nội dung tư vấn

Điều 209 Bộ luật lao động 2012 quy định về đình công như sau:

"Điều 209. Đình công

1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này."

Như vậy, người lao động ngừng việc được coi là đình công hợp pháp phải bảo đảm được các điều kiện sau:

– Tập thể lao động chỉ được tổ chức đình công sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

>>> Luật sư tư vấn thế nào là đình công hợp pháp: 024.6294.9155

Việc đình công hợp pháp thực hiện như sau:

– Tổ chức và lãnh đạo đình công:

Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.

Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.

Lấy ý kiến tập thể lao động.

Ra quyết định đình công.

Tiến hành đình công.

Như vậy, dựa theo các quy định trên và căn cứ tình hình thực tế của công ty bạn, việc lao động không vào làm việc, tập trung trước cổng công ty phản đối, số lao động khác bỏ về, một số khác lên gặp ban lãnh đạo yêu cầu rút lại thông báo thì đây không phải là đình công.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM