Hệ thống pháp luật

Thay đổi quốc tịch và lựa chọn quốc tịch cho con

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32916

Câu hỏi:

Xin chào, tôi tên Minh Trang. Mang quốc tịch Việt Nam. Nhờ luật sư giải đáp một thắc mắc sau khi tôi và chồng (mang quốc tịch New Zealand) đăng ký kết hôn tại Việt Nam: – Tôi muốn chuyển đổi họ tên theo chồng có được không? Có yêu cầu về thời gian không? – Tôi muốn chuyển đổi sang quốc tịch New Zealand theo chồng có được không? Có yêu cầu về thời gian hay không?  – Tôi muốn chuyển đổi từ pasport Việt Nam sang New Zealand có được không?  – Chồng tôi hiện tại đang làm việc ở Singapore. Sau khi kết hôn tôi và chồng làm việc và sinh con ở Singapore. Vậy – tôi có thể chuyển sang quốc tịch New Zealand được hay không ? – con tôi có mang quốc tịch New Zealand hay không hay quốc tịch Việt Nam?( vì tôi vẫn mang quốc tịch Việt Nam, và con tôi sinh ở Singapore – con tôi muốn chuyển sang quốc tịch New Zealand cần những gì? Xin cám ơn luật sư ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

– Căn cứ Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền thay đổi họ, tên như sau:

"Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ."

– Căn cứ Điều 26 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

"Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

Thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi."

Như vậy, khi muốn thay đổi họ tên trong giấy khai sinh thì bạn phải có một trong các căn cứ theo quy định của Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 nêu trên. Mà theo đó không có căn cứ thay đổi họ tên vì lý do kết hôn với người mang quốc tịch nước ngoài. Do đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì bạn không có căn cứ hợp pháp để yêu cầu thay đổi họ tên.

Thứ hai, về vấn đề thay đổi quốc tịch sau khi kết hôn với người mang quốc tịch nước ngoài như sau:

– Căn cứ Điều 27 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

"Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam

1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

Các trường hợp được mang 02 quốc tịch

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam"

Như vậy, nếu bạn không thuộc một trong các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch năm 2008 nêu trên thì được xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Điều kiện, thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất năm 2020

Về vấn đề bạn có được nhập quốc tịch New Zealand hay không, pháp luật Việt Nam không điều chỉnh mà phụ thuộc vào các quy định của pháp luật tại New Zealand.

Thứ ba, về vấn đề nhập quốc tịch nước ngoài khi không cư trú tại Việt Nam như sau:

– Căn cứ Điều 28 và 29 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về hồ sơ, thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

"Điều 28. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:

a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

Ý nghĩa và các nguyên tắc xác định quốc tịch, thưởng quốc tịch

b) Bản khai lý lịch;

c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam."

"Điều 29. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

1. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

2. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.

Thông báo trên Trang thông tin điện tử phải được lưu giữ trên đó trong thời gian ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo. 

3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

6. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định."

Như vậy, trong trường hợp bạn không cư trú tại Việt Nam thì bạn vẫn có thể làm hồ sơ, thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 28 và 29 Luật hộ tịch năm 2014 nêu trên. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, về vấn đề nhập quốc tịch New Zealand trong trường hợp bạn đang sinh sống và làm việc tại Singapore có được hay không phụ thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia mà bạn muốn nhập quốc tịch.

Thứ tư, về vấn đề chuyển đổi từ hộ chiếu Việt Nam sang hộ chiếu New Zealand:

Pháp luật Việt Nam không quy định về vấn đề chuyển đổi hộ chiếu Việt Nam sang hộ chiếu các quốc gia khác. Khi bạn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của quốc gia khác thì các thông tin trên hộ chiếu quốc gia của bạn không còn chính xác, lúc này bạn không còn là công dân Việt nam thì hộ chiếu này không còn giá trị pháp lý. Sau khi đã nhập quốc tịch nước ngoài, bạn là công dân của nước đó thì làm thủ tục xin cấp hộ chiếu theo quy định của quốc gia đó.

Thứ năm, về vấn đề quốc tịch của con sinh ra có bố mẹ không cùng quốc tịch như sau:

– Căn cứ Điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau:

"Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam."

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008 nêu trên, trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Như vậy, trong trường hợp bạn mang quốc tịch Việt Nam, chồng bạn mang quốc tịch New Zealand và con được sinh ra tại Singapore thì quốc tịch của con bạn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bạn và chồng căn cứ theo quy định của pháp luật hai quốc gia là Việt Nam và New Zealand. Nếu hai vợ chồng bạn thoả thuận cho con mang quốc tịch Việt Nam thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008 nêu trên. Còn nếu muốn cho con mang quốc tịch New Zealand thì phải căn cứ vào pháp luật của quốc gia đó.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM