Hệ thống pháp luật

Thay đổi người giám hộ

Ngày gửi: 01/08/2018 lúc 22:04:48

Mã số: HTPL15182

Câu hỏi:

Trường hợp được thay đổi người giám hộ, thủ tục thay đổi người giám hộ, hồ sơ người giám hộ

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Việc đăng ký, chấm dứt, thay đổi giám hộ được pháp luật quy định khá rõ ràng và chi tiết trong Bộ luật Dân sự 2005 và những văn bản có liên quan. Để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng về những vấn cơ bản liên quan đến việc thay đổi người giám hộ Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam cung cấp một số thông tin cơ bản như sau: 

  1.  Cơ sở pháp lý.

– Bộ luật Dân sự 2005.

– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

– Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.

Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 06 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

2. Những vấn đề cơ bản về thay đổi người giám hộ.

a. Các trường hợp được thay đổi người giám hộ.

Theo quy định tại Điều 70, Bộ luật Dân sự 2005 thì người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:

“a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Ðiều 60 của Bộ luật này;

b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;

c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ”.

Các điều kiện của người giám hộ theo quy định tại Điều 60, Bộ luật Dân sự bao gồm:

“1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ”.

b. Trình tự thủ tục thay đổi người giám hộ.

Thay đổi người giám hộ tức là chuyển giao giám hộ từ người này sang người khác. Nói cách khác, đó là việc một người chấm dứt giám hộ và người khác đăng ký giám hộ. Do đó các bên cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm hồ so chấm dứt giám hộ và hồ sơ đăng ký giám hộ. Cụ thề:

– Hồ sơ chấm dứt giám hộ:

Tờ khai đăng ký chấm dứt việc giám hộ theo mẫu số TP/HT-2012/TKCDGH tại Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch;

Quyết định công nhận việc giám hộ;

Danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ (nếu có);

– Hồ sơ đăng ký giám hộ:

Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ thì tất cả phải ký vào giấy cử giám hộ;

Danh mục tài sản riêng của người được giám hộ do người cử giám hộ lập thành 3 bản trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng.

Đồng thời, người đăng ký giám hộ phải xuất trình các giấy tờ sau:

Bản chính giấy CMND, hộ khẩu của người giám hộ, người cử giám hộ và người được giám hộ;

Bản chính giấy tờ chứng minh điều kiện của người giám hộ (chỗ ở, thu nhập…);

Bản chính giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người giám hộ với người được giám hộ.

4. Cơ quan có thẩm quyền.

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký giám hộ là cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục chấm dứt việc giám hộ.

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú là cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký việc giám hộ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM