Hệ thống pháp luật

Thay đổi di chúc thời Covid

Ngày đăng: 25/08/2021 lúc 16:12:30

BBT: Thưa Thạc sỹ, Luật sư Lê Huy Hải, trong thời gian qua có nhiều bạn đọc gửi thư về Ban Biên tập Hệ thống pháp luật Việt Nam đề nghị giải đáp thắc mắc câu hỏi “Tưởng sắp chết vì covid 19 lập vội di chúc nhưng sau khi khỏi bệnh lại hủy bỏ di chúc đã lập” về vấn đề này Luât pháp quy định như thế nào thưa luật sư?

Thay đổi di chúc thời Covid

Thạc sỹ, Luật sư Lê Huy Hải

Trước hết xin cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi về Hệ thống pháp luật Việt Nam, và tôi cũng xin chia vui với những bệnh nhân đã vượt qua đại dịch trở về với cuộc sống bình thường mới.

Như các bạn đã biết, dịch bệnh Covid 19 đã bùng phát và tồn tại dai dẳng đến nay đã 2 năm, về cơ bản mọi người đều hiểu về sự nguy hiểm của dịch bệnh vì vậy không phải là hiếm khi biết mình mắc bệnh, nhiều người đã viết di chúc để dặn dò và phân chia di sản cho người ở lại phòng khi mình không qua khỏi dịch bệnh, hành vi này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, theo đó mọi người có quyền lập di chúc để giặn dò và phân chia di sản cho những người thừa kế. Tuy nhiên để di chúc có hiệu lực pháp luật thì người lập di chúc phải tuân thủ các quy định của Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, các điều kiện bao gồm:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Tuy nhiên với khả năng và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và ngành Y nói riêng việc chữa trị và khả năng chữa khỏi bệnh Covid19 là rất cao, vì vậy việc hủy bỏ di chúc sau khi khỏi bệnh cũng là việc bình thường và được các nhà lập pháp dự liệu và được quy định tại khoản 1 Điều 640 Bộ luật dân sự 2015, theo đó người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập.

BBT: Thưa luật sư, vậy việc hủy bỏ di chúc có bắt buộc phải công bố cho những người liên quan được biết hay không thưa luật sư?

Theo quy định tại khoản 1 điều 640 Bộ luật dân sự 2012 người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào vào bất kỳ thời điểm nào, luật cũng không quy định người lập di chúc bắt buộc phải công bố việc hủy di chúc cho những người liên quan. Tuy nhiên hủy bỏ di chúc là một hành vi, do vậy người lập di chúc phải thực hiện hành vi nhất định thể hiện ý chí của mình về việc hủy bỏ di chúc mà không phải công bố cho những người liên quan, phù hợp với quy định của pháp luật và tránh việc tranh chấp sau này có thể phát sinh giữa những người thừa kế di sản.

Thay đổi di chúc thời Covid

Hình ảnh bệnh nhân Covid 19 đã khỏi bệnh – ( Ảnh minh họa)

BTV: Vậy thưa luật sư, nếu bản di chúc chưa có hiệu lực nhưng đã bị người thừa kế cầm giữ thì phải giải quyết như thế nào trong khi người viết di chúc còn sống?

Đây là câu hỏi hay và cũng đã sảy ra trong thực tiễn, trước hết phải khẳng định rằng bản di chúc “ đã lọt vào tay” người thừa kế có tên trong di chúc thì bản di chúc này cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Bản thân di chúc là một loại giấy tờ có giá, một loại tài sản vì vậy khi di chúc bị “ lọt vào tay người khác” trái với ý muốn của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền yêu cầu người cầm giữ di chúc trả lại di chúc cho người lập di chúc theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2015, nếu người cầm giữ di chúc không trả lại là vi phạm pháp luật dân sự và thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự về tôi chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác.

Xin cảm ơn buổi trao đổi hữu ích với luật sư.

Để tham khảo các bài viết khác bạn đọc có thể truy cập vào webssite www.hethongphapluat.com

Hoặc theo dõi trên fanpage Hệ thống pháp luật Việt Nam và Fanpage Pháp luật và đời sống.

BBT Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam