Hệ thống pháp luật

Thành lập công ty xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối có vốn nước ngoài: Điều kiện, trình tự, thủ tục

Ngày gửi: 13/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42342

Câu hỏi:

Thành lập công ty xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối có vốn nước ngoài: Điều kiện, trình tự, thủ tục. Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu có tác động như thế nào đến nền kinh tế.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam về thành lập công ty xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ: 024.6294.9155 để được tư vấn – hỗ trợ!

Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực, trong đó Việt Nam cũng là một trong những thị trường tiềm năng được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Kể từ khi Việt Nam gia nhập các hiệp hội thương mại quốc tế thì thị trường Việt Nam luôn là điểm thu hút các thương nhân nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên mới bước đầu hội nhập nên pháp luật Việt Nam rất cẩn trọng trong quá trình mở cửa cho các nhà đầu tư xâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh. Do đó, khi các nhà đầu tư xác định hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cần phải tìm hiểu những điều kiện đầu tư kinh doanh được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam để thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt là các thương nhân có ý định  thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ bị điều chỉnh bởi Luật đầu tư 2014 và Luật doanh nghiệp 2014.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam nhưng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.Với quy định chung này, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần có 1 cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .Đây là một loại hình doanh nghiệp bắt đầu phát triển tại nước ta  nên để được hoạt động hợp pháp cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lâp tại Việt Nam, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nên trước hết  bắt buộc phải tuân thủ theo hệ thống pháp luật của Việt Nam. Để doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được thành lập hợp pháp thì  doanh nghiệp đấy phải thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó quy định tại điều 22 Luật đầu tư 2014 quy định: Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Và trước khi thành lập hay tham gia vào các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài  thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài thì đối với công ty có hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối thì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 phải xin thêm Giấy phép kinh doanh cho hoạt động thực hiện mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài.

Ngoài những điều kiện trên thì khi thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài vì có yếu tố đầu tư vốn nước ngoài nên các lĩnh vực được thành lập công ty cũng cần phải chú ý những trường hợp cấm đầu tư như các dự án làm ảnh hưởng tiêu cực đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng, ảnh hưởng đến các di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Ngoài ra các dự án gây tổn hại đến sức khỏe của người dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường, hay các sự án xử lý phế thải độc hại từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại cũng sẽ bị cấm đầu tư ở Việt Nam

Riêng đối với các công ty có vốn đầu tư ngay từ đầu thành lập hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối thì nhà đầu tư cần phải đảm bảo được những điều kiện trong lĩnh vực này như: chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối các loại hàng hóa được phép lưu thông tại Việt Nam, việc xuất, nhập khẩu và phân khối các mặt hàng phải có mã HS và không thuộc trường hợp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu, phân phối. Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm, có năng lực tài chính và năng lực kinh nghiệm thực hiện các dự án. Ngoài ra phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký kinh doanh, về chứng chỉ hành nghề, về điều kiện vốn đầu tư trong từng lĩnh vực cụ thể.

Thứ hai, về trình tự thủ tục để thành lập công ty có vốn nước ngoài:

Để doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lập hợp pháp tại Việt Nam thì bước đầu tiên nhà đầu tư phải làm thủ tục xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam. Trong vấn đề xin giấy phép đầu tư để thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài thì chúng tôi chia ra hai trường hợp các các thủ tục như sau:

Trường hợp thứ nhất nhà đầu tư là cá nhân góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau để được cấp giấy những nhận hồ sơ:

-Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính để thực hiện dự án. Ví dụ: Sổ tiết kiệm mang tên thông tin của nhà đầu tư đủ điều kiện về số vốn đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam; giấy tờ xác nhận số dư tài sản trong tài khoản Ngân hàng có xác nhận cung cấp bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại điện ngoại Việt Nam tại nước ngoài

-Giấy tờ chứng minh địa điểm thực hiện dự án và trụ sở của công ty.: Hợp đồng thuê nhà hoặc thuê văn phòng tại Việt Nam để đăng ký trụ sở công ty, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao công chứng. Trường hợp thuê của Công ty thì cần cung cấp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có chức năng kinh doanh bất động sản), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà cho thuê, Giấy phép xây dựng toà nhà.

Trường hợp thứ hai nhà đầu tư là tổ chức góp vốn, đầu tư vốn thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam:

-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty tại nước ngoài có công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.

-Bản sao hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của của công ty tại nước ngoài có công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.

-Bản sao hộ chiếu của giám đốc – người đại diện theo pháp luật công ty tại Việt Nam; nếu là người nước ngoài bản sao phải có công chứng, hợp thức hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài;

-Bản sao các giấy tờ về báo cáo tài chính, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư có công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.

-Bản sao Điều lệ công ty nước ngoài có công chứng, hợp thức hóa lãnh dự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài

-Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: Nhà đầu tư chuẩn bị một trong các giấy tờ sau: Báo cáo tài chính của công ty nước ngoài có kiểm toán, có lãi và được hợp pháp hoá lãnh sự, dịch công chứng sang Tiếng Việt. Trường hợp báo cáo tài chính chưa có lãi cần chuẩn bị thêm: Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tài khoản công ty tại nước ngoài;

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan. Nếu trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư để sửa đổi và bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Sở kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, nếu nội dung dự án đầu tư là thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Hồ sơ cần phải chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp bao gồm những giấy từ như sau:

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu

-Điều lệ công ty

-Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng

-Bản sao các giấy tờ: thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu có công chứng chứng thực của các thành viên là cá nhân

-Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu có công chứng chứng thực của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

-Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được công chứng, hợp thức hóa lãnh sự nếu thành viên là tổ chức

-Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh.Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Đối với các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu nhập khẩu phân phối thì cần phải trải qua một bước nữa đó là xin giấy phép kinh doanh. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh căn cứ vào Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:

-Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh theo mẫu quy định Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP

-Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty

-Văn bản giải trình đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối hàng hóa bao gồm: Kế hoạch kinh doanh, Kế hoạch tài chính, tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Invoice là gì? Cách ghi ngày tháng của Invoice hàng hóa xuất khẩu

-Các văn bản, tài liệu của cơ quan thuế cung cấp để chứng minh  công ty không còn nợ thuế quá hạn.

-Giấy tờ xác nhận về trụ sở chính của công ty

Sau khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ và đầy đủ tiến hành nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền, trong thời gian theo quy định của Nghị định 09/2018/NĐ-CP cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối với hàng hóa tương ứng.

Dịch vụ pháp lý của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật  về thành lập công ty có vốn nước ngoài trực tuyến miễn phí qua tổng đài 024.6294.9155

– Tư vấn điều kiện thành lập công ty có yếu tố nước ngoài

– Tư vấn cấp giấy phép kinh doanh 

– Tư vấn trình tự thành lập công ty có vốn nước ngoài

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM