Hệ thống pháp luật

Thẩm quyền xét xử của tòa án trong tranh chấp kinh doanh quốc tế

Ngày gửi: 26/08/2018 lúc 21:07:12

Mã số: HTPL15103

Câu hỏi:

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế là quyền hạn và nghĩa vụ của tòa án trong giải quyết các vụ việc.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế là quyền hạn và nghĩa vụ của tòa án trong giải quyết các vụ việc. Khi một vụ tranh chấp xảy ra cần phải xác định rõ nó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào.

Theo nguyên tắc chung thì tòa án thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có tính chất thương mại. Hầu hết luật pháp các nước đều dựa vào các hành vi thương mại để xác định đó có phải là tranh chấp thương mại hay không. Vì vậy, tranh chấp thương mại được hiểu là các tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hành vi thương mại giữa các thương nhân với nhau.

Về cơ bản, tòa án thương mại các nước có thẩm quyền xét xử các vụ việc sau:

– Tranh chấp về hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân với nhau;

– Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau và giữa họ với công ty;

– Tranh chấp liên quan đến hành vi thươg mại của tất cả mọi chủ thể;

– Tuyên bố phá sản, giải thể hay đình chỉ hoạt động của một doanh nghiệp.

Ngoài ra, thẩm quyền của tòa án thương mại còn có thể xác định theo nguyên tắc “thẩm quyền theo lãnh thổ”. Theo đó, tòa án thương mại có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp thương mại là tòa án nơi bị đơn có trụ sở kinh doanh hoặc nơi bị đơn có tài sản liên quan đến vụ tranh chấp.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM