Hệ thống pháp luật

Thẩm quyền ra quyết định chỉ định thầu?

Ngày gửi: 24/09/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42508

Câu hỏi:

Bên tôi đang tổ chức thực hiện một gói thầu, khi lập hồ sơ bên tôi áp dụng hình thức chỉ định thầu vì hàng hóa bên tôi mua có tính đặc thù một chút. Đối với hàng hóa bên tôi khi lập hồ sơ tôi yêu cầu thêm về phần nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, như vậy có phù hợp theo quy định của pháp luật không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định của
Luật đấu thầu 2013, nếu trong hồ sơ mời thầu nêu rõ về xuất xứ, nhãn hàng hóa sẽ là hành vi cấm vì không đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh công bằng. Đây thuộc các hành vi cấm trong đấu thầu, nếu yêu cầu như vậy sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý là cấm khi nào, đối với hình thức đấu thầu nào thì mới có thể áp dụng được. Tại Thông tư số 11/2015/TT – BKHĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015 quy định:

“Điều 4. Yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa

1. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.

2. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, khi đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính, không đưa ra các đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn mang tính cá biệt hóa mà không phải là đặc tính cơ bản của sản phẩm để chỉ một hoặc một số ít nhà thầu đáp ứng yêu cầu làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá thì được phép nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô, đồng thời quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không quy định tương đương về xuất xứ. Nhà thầu tham gia chào hàng cạnh tranh có thể chào hàng hóa theo nhãn hiệu cụ thể được nêu trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá hoặc nhãn hiệu khác nhưng phải chứng minh sự tương đương hoặc tốt hơn hàng hóa có nhãn hiệu được nêu trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá.”

= > Theo Điều 89 Luật đấu thầu thì chỉ hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không được phép yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ và nội dung này có thể được nêu trong hồ sơ của gói thầu áp dụng chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh. Khi áp dụng phải đảm bảo được tính minh bạch công khai và đúng quy định của pháp luật.

5. Có được chia tách nhỏ dự án để chỉ định thầu?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM