Hệ thống pháp luật

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án

Ngày gửi: 12/08/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15281

Câu hỏi:

Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước để thực thi pháp luật

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án.

Thẩm quyền xét xử là một trong những quy định quan trọng làm tiền đề cho việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân. Thẩm quyền xét xử trong tố tụng dân sự được chia làm ba loại: thẩm quyền chung, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ. Ngoài ra còn có thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.

* Thẩm quyền chung( theo đối tượng, loại việc):

Thẩm quyền chung là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định để tòa án nhân dânthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự.

Nội dung thẩm quyền chung:

Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp dân sự( điều 25 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004)

Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp hôn nhân và gia đình( điều 27 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004)

Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp về kinh doanh, thương mại( điều 29 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004). Bao gồm: tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty, giữa thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; các tranh chấp khác mà pháp luật có quy định.

Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp về lao động( điều 31 BLTTDS 2004).

* Thẩm quyền theo cấp Tòa án:

Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004, thẩm quyền theo cấp của Tòa án được phân chia căn cứ vào tính chất của vụ việc. thẩm quyền theo cấp tòa án quy định đối với tòa án nhân dân cấp huyện và tỉnh.

Thẩm quyền theo cấp tòa án là cơ sở pháp lý xác định nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án mỗi cấp trong việc thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc dân sự. Đồng thời tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò của các cấp Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.

Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện được quy định tại điều 33 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 và thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại khoản 3 điều 33 và điều 34 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004.

* Thẩm quyền theo lãnh thổ

Là giới hạn do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án teo đơn vị hành chính cụ thể. Thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định dựa vào các yếu tố: nơi cư trú của đương sự, người yêu cầu; nơi có tài sản tranh chấp; theo thỏa thuận của các chủ thể hoặc nơi xảy ra sự kiện pháp lý.

Thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 theo đó được xác định như sau:

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân); nơi bị đơn có trụ sở( nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức).

– Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn(nếu nguyên đơn là cá nhân), nơi nguyên đơn có trụ sở( nếu nguyên đơn là cơ quan tổ chức) khi các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về vấn đề trên.

– Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM