Hệ thống pháp luật

Thắc mắc về nhượng quyền thương mại

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: SHTT76

Câu hỏi:

Chúng tôi là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về nhà hàng. Chúng tôi có bí quyết và có một mặt hàng khá uy tín (xin được không nói ra). Hiện nay, công ty chúng tôi đang muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Có người khuyên chúng tôi nên “nhượng quyền thương mại” như cà phê Trung Nguyên hay Phở 24. Xin hỏi : Nhượng quyền thương mại là gì ? Văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc này? Muốn nhượng quyền cần phải có điều kiện gì không và Hợp đồng nhượng quyền thương mại có nội dung ra sao?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Nhượng quyền thương mại là một hoạt động kinh doanh đã có từ lâu ở nước ngoài. Tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn còn khá mới mẻ. Trường hợp như công ty bạn có thể tiến hành việc nhượng quyền thương mại. Theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện do Bên nhượng quyền qui định. Và tất nhiên, công ty bạn sẽ “bán” quyền thương mại của mình cho đối tác với một giá cả nào đó mà hai bên có thể chấp nhận được. Thông thường, trong nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp ( nhượng và nhận nhượng quyền) thường thỏa thuận về các nội dung sau :

• Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
• Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Luật áp dụng và điều chỉnh trong lĩnh vực này tại Việt Nam (cho tới nay) là Luật Thương mại 2006, Nghị định 35-2006-ND-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và Thông tư số 9-2006-TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Để được phép cấp quyền thương mại (để nhượng quyền), thương nhân phải có đủ các điều kiện sau:

- Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.

-Hệ thống mà thương nhân dự định nhượng quyền phải hoạt động ít nhất là một năm.

Nội dung cơ bản của Hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm :

- Nội dung của quyền thương mại.

- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.

- Vấn đề sở hữu trí tuệ: Phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền tuân theo các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

- Các thỏa thuận khác.

Trên đây chỉ là một số vấn đề cơ bản nhất trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Để nắm rõ hơn, bạn nên tìm và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật mà tôi đã nêu ở phần trên.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM