Hệ thống pháp luật

Tai nạn trên đường đi làm về được hưởng BHXH như thế nào?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37428

Câu hỏi:

Nhà máy em có gười lao động trên đường đi làm về bị tai nạn giao thông khá nặng. Vậy làm thế nào để cho bạn ấy được hưởng đầy đủ quyền lợi từ phía công ty và BHXH?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khoản 1 Điều 142 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Ngoài ra, khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định bị tai nạn lao động gồm các trường hợp:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc quy định rõ các trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động bao gồm:

1. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.

2. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

3. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.

Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, tai nạn trong vụ việc của anh (chị) được xác định là tai nạn lao động.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Do anh (chị) không nói rõ về thời hạn hợp đồng giữa công ty và người bị tai nạn nên cần chia 2 trường hợp:

a. Nếu hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

Khi công ty và người lao động kí kết thực hiện hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì sẽ không áp dụng việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Lúc này dù người lao động bị tan nạn lao động cũng sẽ không được hưởng các quyền lợi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Mà các quyền lợi của người lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả ( Điều 144 Bộ luật Lao động 2012).

b. Nếu hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Nếu giữa công ty và người lao động kí kết thực hiện hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì họ sẽ là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nếu đủ điều kiện. Để được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, người lao động phải đáp ứng các điều kiện hưởng và phải thực hiện thủ tục nhất định.

Khi gặp tai nạn cần phải báo ngay cho chủ sử dụng lao động và Công an khu vực biết để lập biên bản điều tra tai nạn lao động (Đoàn điều tra tai nạn lao động do chủ sử dụng lao động lập) và Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội) (theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động).

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB).

3. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.

4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực).

6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực).

Đối với việc khai báo vụ tai bạn lao động đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, trường hợp người lao động gặp tai nạn chết người hoặc phải có từ 2 người lao động bị tai nạn lao động nặng trở lên mới cần khai báo đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Như vậy, trong vụ việc của anh (chị) thì không cần khai báo đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM