Hệ thống pháp luật

Sự hình thành của tổ chức thương mại quốc tế WTO

Ngày gửi: 10/09/2018 lúc 22:04:48

Mã số: HTPL15142

Câu hỏi:

Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang lan tỏa khắp thế giới, sự hình thành của tổ chức thương mại quốc tế WTO như sau:

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang lan tỏa khắp thế giới, kinh tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, thương mại quốc tế là tâm điểm trong các buổi hội nghị của các tổ chức quốc tế. Sự đi lên của thương mại quốc tế kéo theo sự phát triển của các yếu tố khác, và một trong các yếu tố đó là luật pháp, sự tranh chấp thương mại cũng như hướng giải quyết. Tranh chấp thương mại quốc tế là một vấn đề nhức nhối luôn gia tăng kèm theo sự phát triển của kinh tế. Sự giao thoa kinh tế có thể xảy ra bất đồng khi một nước cho rằng nước kia có hành vi vi phạm thỏa thuận, hiệp ước hay cũng có thể là do pháp luật có sự mâu thuẫn. Tuy nhiên, có thể hiểu tranh chấp thương mại quốc tế là sự trái chiều về quyền, lợi ích mà trong đó yêu cầu hay đòi hỏi của một bên bị bên kia từ chối hay khiếu kiện lại, tuy nhiên điểm khác biệt với tranh chấp thông thường là đối tượng tranh chấp là các vấn đề phát sinh từ hoạt động thương mại quốc tế, từ các chính sách thương mại của quốc gia đi ngược lại với những cam kết quốc tế. Như vây, để giải quyết tranh chấp có rất nhiều hiệp ước, hiệp định ra đời, và hơn thế nữa còn có cả Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời để điều chỉnh quan hệ thương mại giữa cá nước.Tổ chức thương mại quốc tế(WTO) là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Chức năng chính của WTO là nỗ lực đảm bảo hoạt động thương mại giữa các quốc gia được tiến hành tự do, trôi chảy, và cho phép dự báo được xu thế thương mại. Tâm điểm của WTO là các hiệp ước được đông đảo các quốc gia thành viên đàm phán và ký kết. Để thực hiện mục tiêu bao trùm đó, WTO quản lý các hiệp định thương mại; làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại; giải quyết tranh chấp thương mại; kiểm điểm chính sách thương mại của các quốc gia; trợ giúp các nước đang phát triển về chính sách thương mại; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Trong bài viết này, chúng em xin trình bày về vai trò của Tổ chức thương mại thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995.

WTO ra đời trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( The General Agreement on Tariffs and Trade – GATT). Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.

Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể.

– Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ

– Thành viên: 149 nước ( tính đến ngày 11 tháng 12 năm 2005). Gia nhập vào ngày 7-11-2006, Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO.

Nam là thành viên thứ 150 của WTO.

– Ngân sách: 175 triệu francs Thụy Sỹ ( theo số liệu 2006 )

– Tổng giám đốc: Pascal Lamy

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM