So sánh giữa di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản di tặng
Ngày gửi: 27/07/2018 lúc 20:09:36
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Đều phát sinh từ di chúc của người chết để lại, do ý chí của người lập di chúc. Những phần di sản để dùng vào việc thờ cúng hay di tặng theo quy định của pháp luật thì phải được ghi rõ trong di chúc. Ngoài ra, thì di sản dùng vào việc thờ cúng có thể được hình thành do những người thừa kế tự thỏa thuận khi không có đề cập trong di chúc, hoặc không có di chúc.
Là một phần di sản nhất định của người chết để lại, không thể là toàn bộ di sản của người chết, di sản có thể là tiền, vật có giá trị về vật chất hoặc có giá trị về tinh thần.
Di sản đều phải thực hiện xong các nghĩa vụ dân sự như: trả nợ, nộp phạt… rồi mới xét đến việc dùng vào thờ cúng và di tặng. Nếu di sản để lại không đủ để thực hiện các nghĩa vụ dân sự của người chết thì sẽ không có phần di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng.
Vấn đề đặt ra trong trường hợp có cả di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phải dùng phần di sản nào để thanh toán nghĩa vụ tài sản trước? Di tặng hay phần di sản dùng vào việc thờ cúng?
Có ý kiến cho rằng, do tính chất đặc biệt của phần di sản dùng vào việc thờ cúng – là sự biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, nếu xếp di sản dùng vào việc thờ cúng ngang với di sản chia thừa kế hay di tặng đồng nghĩa với việc “hy sinh truyền thống cổ xưa vì lợi ích của quyền tự do cá nhân”. Chính vì vậy, trong trường hợp này, ta phải dùng phần di sản dành cho di tặng để thanh toán nghĩa vụ trước, nếu không đủ thì mới dùng đến di sản dùng vào việc thờ cúng.
Ý kiến khác lại cho rằng, phải dùng di sản dùng vào việc thờ cúng để thanh toán nghĩa vụ trước, nếu không đủ mới dùng đến di tặng, bởi tài sản dành cho di tặng thường có ý nghĩa đặc biệt với người di tặng cũng như người được di tặng. Việc để lại di tặng thường nhằm mục đích làm kỷ niệm, lưu dấu một mối quan hệ tốt đẹp thân thiết giữa người di tặng với người được di tặng.
Dung hòa cả hai ý kiến trên, ý kiến thứ ba cho rằng, trong trường hợp này chúng ta phải dùng cả di tặng cũng như di sản dùng vào việc thờ cúng để thanh toán. Việc cắt giảm hai phần di sản này sẽ được thực hiện theo tỷ lệ. Theo chúng tôi, ý kiến này là hợp lý hơn cả. Bởi theo quy định tại Điều 670 và 671 thì hai loại di sản này có địa vị pháp lý tương đối “cân bằng” nhau, bởi cơ sở để dùng hai loại di sản này để thanh toán nghĩa vụ đều là “toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó”. Hơn nữa, trong thực tế đời sống, rất khó lý giải nên dùng loại di sản nào để thanh toán trước trong trường hợp nói trên, vì điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính đa dạng của quan hệ pháp luật về thừa kế, mức chênh lệch về giá trị di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng, yếu tố tâm lý, sự khác nhau về phong tục tập quán giữa các vùng, miền trên cả nước.
Di sản dùng để thờ cúng và di tặng không được chia thừa kế, nên do đó trước khi tiến hành phân chia di sản thừa kế phải loại trừ di sản thờ cúng và di tặng ra khỏi số di sản được chia.
2. Những điểm khác nhau
Di sản di tặng với ý nghĩa tinh thần rất cao đẹp, bởi thường phần di sản di tặng rất nhỏ, hoặc nếu có lớn thì đều chứa đựng trong đó là sự cảm ơn, sự trả ơn, quà tặng đối với những người có ý nghĩa với bản thân người để lại di chúc.
- Về quyền và nghĩa vụ phát sinh:
Di sản dùng vào việc thờ cúng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người quản lí di sản, những đồng thừa kế. Thứ nhất, người quản lí di sản có nghĩa vụ thực hiện việc thờ cúng theo di chúc, theo sự thỏa thuận của những người thừa kế sao cho phù hợp với ý nguyện của người để lại di sản, phù hợp với những phong tục, tập quán của vùng. Về quyền lợi, trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Thứ hai, với những người đồng thừa kế, có quyền và nghĩa vụ chỉ định người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng, có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác và có quyền thống nhất chia di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di chúc khi người quản lí di sản chết hoặc người quản lí di sản không thuộc diện thừa kế của người để lại di chúc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Di sản di tặng được thực hiện theo di chúc của người chết, theo đó thì một phần di sản của người chết sẽ được tặng cho bất kì ai, tổ chức, cá nhân còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, đối tượng được hưởng di tặng không phải là người thừa kế theo di chúc của người để lại di tặng. Và các tổ chức, cá nhân được nhân được nhận di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần tài sản được di tặng.
- Về quyền sở hữu:
Di sản dùng vào việc thờ cúng: Người quản lí di sản thờ cúng không có quyền sở hữu đối với di sản này, mặc dù họ có thể thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Di sản di tặng thuộc quyền sở hữu của người được di tặng sau khi được trao cho người được di tặng mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì khác.
Di sản di tặng: giữa người để lại di sản di tặng với người hưởng di sản di tặng có thể có các quan hệ về huyết thống, vợ chồng, nuôi dưỡng. Hoặc quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương… Hoặc cũng có thể không có quan hệ gì, nhưng di tặng là ý nguyện của người để lại di tặng với mục đích là sự cảm ơn, trả ơn, hay quà kỉ niệm. Và dù giữa người để lại di tặng với người hưởng di tặng có quan hệ hay không thì người để lại di tặng đều phải ghi rõ trong di chúc là “di tặng”.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691